Tình hình Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc- Campuchia từ năm 1991 đến năm 2011 (Trang 40)

Sau hơn 20 năm tiến hành cải cách và mở cửa, Trung Quốc không ngừng đi tìm con đường mới phát triển xã hội chủ nghĩa, dốc sức thúc đẩy xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh tổng hợp, dành lấy những thành tựu to lớn nhằm thay đổi diện mạo và đưa vị thế của nước này từ một nước lớn trở thành một cường quốc trên thế giới. Điều này được coi là cơ sở vật chất vững chắc, là lực đẩy tạo đà cho Trung Quốc trỗi dậy không ngừng trong những năm đầu của thế kỷ XXI.

33

Tại đại hội lần thứ 13 của Đảng cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên “hòa bình và phát triển” được xác định là chủ đề của thời đại. Trong báo cáo đại hội lần thứ 16 của Đảng cộng sản Trung Quốc có chỉ rõ: bao quát toàn cục, 20 năm đầu của thế kỷ XXI đối với chúng ta mà nói là một thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng phải nắm thật chắc và có thể làm được nhiều việc. Nhận định này của Chính phủ Trung Quốc được đưa ra trên cơ sở phân tích toàn diện tình hình trong nước, quốc tế cũng như thực tế xây dựng hiện đại hóa của Trung Quốc, đây là thời cơ chiến lược vô cùng quan trọng để Trung Quốc thực hiện chính sách trỗi dậy. Cụ thể:

Về kinh tế, sau hơn 20 năm cải cách và mở cửa, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ bền vững, tổng lượng kinh tế cũng như sức mạnh cạnh tranh trên thị trường đạt mức cao chưa từng có. Trung Quốc ưu tiên cho phát triển kinh tế, lấy phát triển kinh tế làm mục tiêu hàng đầu, là tâm điểm của chính sách đối nội và đối ngoại. Do vậy, xét từ góc độ kinh tế vĩ mô, từ năm 1991-1998, mức tăng trưởng GDP bình quân của Trung Quốc thường xuyên ở mức 2 con số, thậm chí tổng mức GDP tăng hơn 4 lần để lần lượt vượt Đức, Nhật để trở thành nền kinh tế đứng thứ 2 trên thể giới. Bình quân GDP/người của nước này đạt khoảng 3700 USD. Năm 2010, GDP vượt lên vị trí thứ hai sau Mỹ với hơn 5400 tỷ USD. Năm 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới và là nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới (đến tháng 3/2011, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt 2.860 tỷ USD).[3, tr.72] Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong những năm vừa qua tăng liên tục, Trung Quốc là nước xuất siêu và trở thành “công xưởng của thế giới”. Trung Quốc là nước tiếp nhận lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất thế giới. Sau khi gia nhập WTO, kinh tế Trung Quốc đã thêm một bước hòa nhập vào dòng chủ lưu phát triển kinh tế quốc tế, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc tham gia một cách toàn diện vào hợp tác cũng như cạnh tranh quốc tế. Trung Quốc có cơ hội tận dụng kinh nghiệm quản lý và khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Mặc dù, về tổng thể, Trung Quốc vẫn là nước đang phát triển, nhưng thực tế cho thấy, Trung Quốc có đủ nguồn lực tài chính, nhân lực và thị trường để phát triển một nền kinh tế trên quy mô lớn với các ngành kỹ thuật cao. Vì vậy, với chiến lược

34

Khoa giáo hưng quốc” (lấy giáo dục khoa học kỹ thuật để chấn hưng đất nước) mà Trung Quốc đang áp dụng sẽ giúp nước này phát huy tốt hơn trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật nhằm tạo cơ sở vật chất vững chắc cho sự trỗi dậy.

Rõ ràng, sự bứt phá ngoạn mục của nền kinh tế Trung Quốc sau cải cách đã góp phần nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc được nhiều hãng truyền thông quốc tế miêu tả như một sự trỗi dậy mang màu sắc “thần thoại” đã giúp cho Trung Quốc không ngừng gia tăng sức ảnh hưởng trên thế giới. Trong lời đề tựa cho cuốn sách của mình, tác giả Phùng Khải đã viết: “Tăng trưởng cao của nền kinh tế Trung Quốc sau 30 năm cải cách là một kỳ tích trong lịch sử nhân loại”.[67] Một số chuyên gia kinh tế nước ngoài cho rằng: trong tương lai 20-30 năm tới, GDP Trung Quốc sẽ vượt Mỹ và đứng đầu thế giới, hoặc thế kỷ XXI là thế kỷ của Trung Quốc. Cho dù những phán đoán này có thể là quá sớm và mang màu sắc khuếch đại, tô vẽ thái quá nhưng một sự thật là kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới có lẽ sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng cao. Điều đó tạo đà cho Trung Quốc có ưu thế trong chính sách ngoại giao nước lớn, đặc biệt sử dụng kinh tế như công cụ hiệu quả trong việc “kiểm soát” các nước láng giềng, thực hiện chính sách hướng Nam, phát huy ảnh hưởng tại Đông Nam Á. Cho nên, khác với các nước Phương Tây, Trung Quốc nổi tiếng là nước có các khoản đầu tư, viện trợ “không điều kiện” ra bên ngoài, nhất là đối với các nước “đồng minh” gắn liền với lợi ích cốt lõi.

Từ năm 2008, kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái, kinh tế Trung Quốc cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng. Mặc dù cho tới năm 2011 Trung Quốc vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 9,2%, khống chế lạm phát ở mức 5,4%, nhưng trong thời gian tới, Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với nhiều áp lực của môi trường quốc tế: trách nhiệm quốc tế của Trung Quốc, áp lực về an ninh năng lượng và tài nguyên khoáng sản, sự xâm phạm của lợi ích cốt lõi trong khu vực hay vấp phải sự cạnh tranh từ các đối thủ khác như Mỹ, Nhật đều là các vấn đề mà Trung Quốc phải giải quyết.

35

Về quân sự – quốc phòng, hiện nay, Trung Quốc nổi lên trong vai trò của một nước có tiềm lực ngày càng mạnh về mọi mặt. Trước những thành tựu to lớn của nền kinh tế Trung Quốc, việc đầu tư phát triển hệ thống an ninh quốc phòng và quân sự trở nên thuận lợi hơn. Thế giới đang chứng kiến sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc ra sức tuyên truyền cho một Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, nhưng sự gia tăng của chi phí quốc phòng hàng năm, quá trình hiện đại hóa quân sự nhanh tới chóng mặt, đặc biệt là những tuyên bố đơn phương trong các tranh chấp về vấn đề biển đảo thì thế giới khó có thể tin như vậy. Các chuyên gia có những nhận định khác nhau về chi phí quốc phòng của Trung Quốc. Theo ông Sam Perlo Freeman thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Thế giới Stockholm: tổng chi phí quốc phòng của Trung Quốc năm 2009 là khoảng 99 tỷ USD mặc dù dự đoán là cao hơn và tổng số chính thức được Chính phủ Trung Quốc công bố chỉ là 70 tỷ USD.16 Tại cuộc họp báo ngày 4/3/2010, người phát ngôn của Kỳ họp thứ 3 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lý Triệu Tinh cho biết: theo báo cáo dự toán chính phủ đệ trình lên quốc hội xem xét, dự toán ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2010 là 532,1 tỷ NDT (tương đương khoảng 77,9 tỷ USD), tăng 7,5% so với năm 2009.17 Và theo phát ngôn của Phó tổng thư ký kiêm Người phát ngôn của Chính hiệp Triệu Khải Chính trước Hội nghị lần thứ 3 khóa XI: những năm gần đây, Trung Quốc chi cho quốc phòng khoản chiếm khoảng 1,4 -1,5 % GDP, thuộc mức trung bình trên thế giới. Trung Quốc đang tập trung phát triển vũ khí chiến lược và thực hiện chiến lược tiến ra biển Đông. Một bình luận ngày 5/5 trên tờ Global Times của Trung Quốc nói rằng Hải quân Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển đổi từ “hải quân nước nâu” (là hoạt động trên sông hoặc ven bờ) sang “hải quân nước xanh”, nhấn mạnh rằng lực lượng này phải chinh phục các nút cổ chai trong “chuỗi đảo thứ nhất’ ở Biển Đông, thực hiện chính sách tái tuyên bố chủ quyền đối với các đảo. Để làm được điều này, ngoài việc tăng cường chi phí quốc phòng và

16Đánh giá sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Tài liệu tham khảo đặc biệt- Thông tấn xã, ngày 27/12/2010, số 351, tr 6.

17Đánh giá sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Tài liệu tham khảo đặc biệt- Thông tấn xã, ngày 27/12/2010, số 351, tr 9.

36

hiện đại hóa quân đội thì một yếu tố cần thiết nữa là Trung Quốc cần phải có thêm đồng minh, có thêm sự ủng hộ trong các vấn đề quốc tế. Cho nên, việc tăng cường quan hệ với các nước láng giềng truyền thống ở Đông Nam Á như Campuchia cũng là một lẽ tất yếu.

Như vậy, với tiềm lực kinh tế, quân sự- quốc phòng không ngừng gia tăng, Trung Quốc càng chứng tỏ là một cường quốc có ảnh hưởng ở châu Á- Thái Bình Dương. Đây là cơ sở chủ yếu để Trung Quốc tiếp tục triển khai và điều chỉnh chính sách đối ngoại trong thời gian tới.

Về đối ngoại, Trung Quốc chủ trương theo đuổi chính sách giữ vững môi trường hòa bình ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương hay ít nhất là trong khu vực xung quanh Trung Quốc. Bởi vì, một môi trường hòa bình, ổn định ở các nước láng giềng là điều vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc. Mọi bất ổn của môi trường an ninh ở các nước xung quanh đều tác động trực tiếp và gây bất lợi cho sự hòa bình, ổn định và phát triển của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại, Trung Quốc chú trọng quan hệ với các nước lớn: Mỹ, Nga, Ấn Độ, EU và đặc biệt quan tâm tới quan hệ với Mỹ.

Trung Quốc không mặn mà với Mỹ và Tây Âu sau lệnh trừng phạt của các nước này đối với Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn (tháng 6/1989). Nhưng, Trung Quốc cũng hiểu rằng đây là những đối tác vô cùng quan trọng về thương mại và đầu tư mà nếu Trung Quốc muốn tăng trưởng thì không thể bỏ qua những đối tác này.

Ngoài việc cải thiện quan hệ với Mỹ, Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với các nước đang phát triển, trong đó ưu tiên phát triển quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực, đặc biệt là việc tập trung cải thiện và thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN và các thành viên của nó trên bán đảo Đông Dương. Việc Trung Quốc ưu tiên phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á sẽ đảm bảo cho Trung Quốc nhiều lợi ích to lớn, thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, về phương diện an ninh- quốc phòng, các nước Đông Nam Á đều nằm ở phía Nam và Tây Nam Trung Quốc. Việc duy trì, thúc đẩy quan hệ với các

37

nước này nhất là các nước có chung biên giới đất liền với Trung Quốc như Việt Nam, Lào, Mianmar thì an ninh của họ ở các tỉnh phía Nam và Tây Nam sẽ được giữ vững, đồng thời cũng cản trở sự quay trở lại Đông Nam Á của Hoa Kỳ. Và, như vậy, rõ ràng ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ ngày càng lớn hơn.

Thứ hai, về phương diện chính trị, Đông Nam Á có khả năng giúp Trung Quốc nâng cao vị thế trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương do hiện nay vai trò của ASEAN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong khu vực này. Trung Quốc đang nỗ lực vươn lên thành cường quốc thì sự ủng hộ của ASEAN là hết sức cần thiết. Hơn nữa, sự gần gũi về văn hóa, tư tưởng và các mối quan hệ trong lịch sử giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho Trung Quốc phát huy hiệu quả các “quyền lực mềm”. Các sản phẩm văn hóa nghệ thuật của Trung Quốc dễ dàng được tiếp nhận hơn các nền văn hóa khác ở Đông Nam Á.

Thứ ba, về phương diện kinh tế, sự giàu có về nguồn tai nguyên thiên nhiên của Đông Nam Á, nhất là dầu thô, than đá,… là những nguyên liệu chiến lược cho sự phát triển kinh tế mà Trung Quốc đang thèm khát. Nền nông nghiệp nhiệt đới với sự đa dạng sản phẩm lại là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp chế biến, hay đơn giản Trung Quốc muốn tận nhóm người Hoa đang sinh sống ở đây để thu hút nguồn vốn đầu tư đang chảy ngày càng nhiều vào Trung Quốc.

Ngoài ra, với Trung Quốc, vị trí của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh lạnh còn trở nên quan trọng trong “chính sách hướng Nam”, đi qua Ấn Độ Dương. Bởi hiện nay, lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc chủ yếu được vận chuyển đi qua eo biển Malacca. Tuyến đường sắt xuyên Á và tuyến liên vận thủy – bộ Trung Quốc – Myanmar cũng là tuyến đường huyết mạch để Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương. Do vậy, lợi thế về sự gần gũi về địa lý, tương đồng về lịch sử văn hóa mà Trung Quốc đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng xuống khu vực này với nhiều “nhãn hiệu”, trong đó nhãn hiệu đơn giản nhất là “hai bên cùng có lợi”. Tất cả các quốc gia Đông Nam Á có quan hệ với Trung Quốc đều đã được “hưởng lợi” từ các mối quan hệ sâu rộng ấy, và một ASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực cũng đã được tăng cường với sự can dự của Trung Quốc.

38

Để tạo dựng mối quan hệ gắn bó với các nước Đông Nam Á, đồng thời tạo điều kiện cho chính sách phát triển,Trung Quốc chủ trương quan tâm đặc biệt tới khu vực sông Mê Công. Cựu thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ luôn dành sự ưu tiên đặc biệt tới các nước khu vực hạ nguồn sông Mê Công. Người kế nhiệm ông là thủ tướng Ôn Gia Bảo cùng người đồng nhiệm là chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào cũng ủng hộ và tiếp tục con đường đó. Ngay sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết năm 1991, các cuộc đàm phám giữa các quốc gia dọc sông Mê Công đã được triển khai bao gồm Trung Quốc, Lào, Mianmar, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam với mục tiêu xây dựng quan hệ hợp tác và sử dụng hiệu quả tiềm năng vốn có của khu vực. Năm 1992, Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) ra đời trong sự chào đón nhiệt tình của Trung Quốc. Sau đó Trung Quốc đổ dồn nguồn lực vào phát triển phía Tây để đến năm 1999, Trung Quốc phát triển thành “Chiến lược phát triển phía Tây Trung Quốc” hay còn gọi chiến lược “Đại khai phát miền Tây”. Đồng thời, Trung Quốc tiến hành tài trợ và giúp đỡ các nước ven hạ nguồn sông Mê Công phát triển, biến các nước này trở thành thị trường tiêu thụ, lôi kéo các nước này trở thành đồng minh chính trị của Trung Quốc trong nhiều vấn đề tại Liên hợp quốc và thông qua đó mà giúp Trung Quốc mở con đường bộ tiến xuống Ấn Độ Dương.

Trung Quốc ra sức tuyên truyền cho chính sách trỗi dậy hòa bình và chính sách “láng giềng thân thiện” đối với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công. Trung Quốc triển khai “sức mạnh mềm” ở khắp nơi tại Đông Nam Á, đặc biệt là các nước có quan hệ đồng minh truyền thống: Campuchia, Myanmar. Nếu như ở Lào, một trong những quốc gia nghèo nhất Đông Nam Á, ảnh hưởng của Trung Quốc dường như đâu đâu cũng thấy, Trung Quốc đã giúp Lào xây dựng nhiều đường sá, công trình. Các kênh truyền hình nói tiếng Hoa, phim ảnh Trung Quốc hiện hữu ở khắp các nước Đông Nam Á. Hàng hóa Trung Quốc tràn lan mọi ngõ ngách, di dân người Hoa có mặt ở hầu hết các nước Đông Nam Á, các học viện Khổng Tử cũng mọc lên khắp nơi tuyên truyền, phổ biến và quảng bá cho nền văn hóa Trung Quốc.

Đối với Campuchia, thế mạnh kinh tế biến Trung Quốc trở thành nước có nguồn đầu tư viện trợ lớn nhất đối với nước này. Sau năm 1991, Chính phủ Trung

39

Quốc đưa ra nhiều chính sách nhằm tăng cường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh- quốc phòng và văn hóa. Trong đó, ưu tiên các chính sách hợp tác kinh tế, đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật và tăng cường các hoạt động giao lưu tiếp xúc nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, giúp nhau cùng hướng tới sự

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc- Campuchia từ năm 1991 đến năm 2011 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)