Thực trạng quan hệ kinh tế hai nước từ năm 1991-2011

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc- Campuchia từ năm 1991 đến năm 2011 (Trang 73)

1. 3 Vị trí của Campuchia trong chiến lược phát triển củaTrung Quốc

2.3.2. Thực trạng quan hệ kinh tế hai nước từ năm 1991-2011

Sau hai thập kỷ chìm đắm trong nội chiến và chiến tranh liên miên, Campuchia bước vào giai đoạn hồi sinh từ những năm đầu thập niên 90. Tuy nhiên, Campuchia vẫn là nước nghèo nhất Đông Nam Á luôn cần thiết các khoản viện trợ và đầu tư nước ngoài để kích thích tăng trưởng. Trong khi đó, công cuộc cải cách và mở cửa đem lại cho Trung Quốc một bộ mặt mới. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng đang tạo đà cho Trung Quốc “trỗi dậy”, đồng thời gia tăng ảnh hưởng đối với các nước khác trong khu vực. Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất, là đối tác thương mại quan trọng của Campuchia trong thời gian gần đây.

* Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại:

Như đã nói ở trên, quan hệ kinh tế- thương mại hai nước phải đến sau Hội nghị Paris (tháng 10/1991) mới thực sự khởi sắc. Từ năm 1992, kim ngạch mậu dịch song phương tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, với tốc độ tăng nhanh hơn cào tộc độ tăng trưởng của kinh tế đối ngoại của Trung Quốc nói chung.27 Và, sau đó hàng loạt các kiệp định hợp tác song phương được ký kết tạo khuôn khổ gia tăng quan hệ kinh tế song phương. Tháng 9/1992, hai nước đã ký kết Thoả thuận hợp tác kinh tế - kỹ thuật. Tháng 1/1992, hai bên cũng đã ký kết Thoả thuận hợp tác kinh tế kỹ thuật Trung Quốc – Campuchia. Đến tháng 11/1995, hai bên tiếp tục ký kết Thoả thuận hợp tác kinh tế - kỹ thuật Trung Quốc – Campuchia.

Từ đầu những năm 1990 trở đi, quan hệ thương mại song phương phát triển mạnh mẽ, và luôn được duy trì ở trạng thái tăng trưởng nhanh và liên tục. Cán cân thương mại song phương gia tăng mạnh mẽ,thể hiện: từ 12,46 triệu USD năm 1992 lên 120,70 triệu USD năm 1997; 223,57 triệu USD năm 2000; 735,90 triệu USD năm 2006; 1,1 tỉ USD năm 2008 và 1,442 tỷ USD năm 2010; đặc biệt là con số 2,5 tỷ USD năm 2011 (tăng 73,5% so với cùng kỳ năm trước).28 Tuy nhiên, Campuchia là nước có thâm hụt thương mại lớn đối với Trung Quốc, mức thâm hụt là 19,11

27http://www.ccpit-sichuan.org/ccpitsc/Show.aspx?articleId=528

28 Phòng Tham tán kinh tế thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Vương quốc Campuchia, ngày 6/3/2013,

66

triệu USD năm 1993; tăng lên 65,51 triệu USD năm 1998; 104,59 triệu USD năm 2000; 662,71 triệu USD năm 2006; 1,055 tỷ USD năm 2008; 1,254 tỷ USD năm 2010 và tăng lên 2,131 tỷ USD năm 2011.29 Đồng thời, có tới 60% hàng hóa trên thị trường Campuchia có nguồn gốc từ Trung Quốc.[33, tr.34] Năm 2003, 11,3% tổng nhập khẩu của Campuchia là từ Trung Quốc, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm 1,1% tổng xuất khẩu. Sang năm 2004, nhập khẩu của Campuchia từ Trung Quốc chiếm 16,5% tổng nhập khẩu.30 Sản phẩm hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Campuchia chủ yếu là nguyên liệu may mặc, máy móc thiết bị, xe máy, ô tô, thực phẩm, sản phẩm điện tử, đồ gia dụng, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, v.v. Trong khi đó, Trung Quốc nhập từ Campuchia chủ yếu là khoáng sản, các mặt hàng nông – lâm – ngư nghiệp. Đồng thời, nhằm “giúp đỡ” Campuchia, năm 2008, Trung Quốc đã dành ưu đãi thuế quan nhập khẩu cho 633 loại sản phẩm của Campuchia, trong đó chủ yếu là các loại hàng nông – lâm sản và khoáng sản mà Trung Quốc có lượng nhập khẩu rất lớn.[50, tr.8]

* Trên lĩnh vực đầu tư và viện trợ:

Vốn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Campuchia đang ngày càng gia tăng: từ 28,4 triệu USD năm 2000 tăng lên 451,9 triệu USD năm 2005 và 717 triệu USD năm 2006. Năm 2008, Trung Quốc vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở Campuchia với tổng số vốn lên đến 4,3 tỷ USD, chiếm hơn 40% tổng số vốn đầu tư vào Campuchia. Trong tổng vốn FDI tích lũy được đến năm 2008 là 25,75 tỷ USD của Campuchia thì vốn FDI của Trung Quốc chiếm tỷ lệ lên đến 23,97%. Tính riêng từ 2006 đến đầu năm 2010, FDI của Trung Quốc khoảng 6 tỷ USD.[33; tr34]

Việc ký kết Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa hai Chính phủ Trung Quốc và Campuchia tháng 7/1996 đã tạo điều kiện bước đầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc triển khai việc gia tăng đầu tư tại Campuchia. Đồng thời, từ sau khi Thủ tướng Hun Sen đắc cử năm 1997 cùng với sự ủng hộ của Trung Quốc, cho tới cuối năm 1999, quan hệ hữu nghị Campuchia – Trung Quốc lại càng được thắt chặt. Đặc

29 Số liệu thống kê được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.

30Chiến lược của Trung Quốc tại lưu vực sông Mêcông, Tài liệu tham khảo đặc biệt- Thông tấn xã, số 149, ngày 1/7/2009, tr 9.

67

biệt, sau chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Hun Sen tháng 2/1999, Trung Quốc đã lập tức cho Campuchia vay không tính lãi 200 triệu USD và viện trợ 18,3 triệu USD theo khoản bảo lãnh trợ giúp nước ngoài. Do đó, ông Hun Sen được đánh giá là người có vai trò đặc biệt quan trọng khi ông đã một tay tạo dựng mối quan hệ Campuchia – Trung Quốc và đưa Trung Quốc trở thành “người bạn số một” của Campuchia.

Trước hết, có thể nhận thấy, đó là sự hỗ trợ to lớn và dài hạn của Trung Quốc, gồm cả dòng đầu tư mới đối với Campuchia. Đồng thời, để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, năm 2004, Ủy ban Đầu tư Campuchia (Cambodian Investment Board, CIB) ban hành hàng loạt chính sách giảm thuế và ưu đãi khác cho các dự án đầu tư nước ngoài, lần đầu tiên đã phê chuẩn và cấp giấy phép đầu tư cho Trung Quốc nhiều hơn bất cứ quốc gia nào.31 Hơn nữa, theo thống kê của CIB cho biết, từ tháng 8/1994 đến tháng 6/2006, có 9,18% (khoảng 925 triệu USD) trong tổng số dự án đầu tư nước ngoài được chấp thuận ở Campuchia có nguồn gốc từ Trung Quốc, tập trung vào các ngành: nông nghiệp, hầm mỏ, lọc dầu, sản xuất thép, khách sạn, v.v. với 243 dự án khác nhau.32

Trong vòng 4 năm (từ 1999 đến 2002), các công ty Trung Quốc đã đem đến Campuchia đầu tư 188 triệu USD, với con số khoảng hơn 100 doanh nghiệp. Tính

31 Theo TS. Dương Văn Huy, Viện nghiên cứu Đông Nam Á: Tính số giấy phép được cấp vào thời điểm đó, các nhà đầu tư Trung Quốc chiếm 89 triệu USD trong tổng số 217 triệu USD FDI. Người Malaysia tụt hẳn ở vị trí thứ hai với mức 23 triệu USD. Đó là cả một bước “Đại nhảy vọt” nếu biết rằng một năm trước đó, số dự án mà Trung Quốc đầu tư vào Campuchia chỉ ở con số 45 triệu USD. Theo, Dương Văn Huy, Những tiến triển trong quan hệ của Trung Quốc-Campuchia từ năm 1991 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 3, tháng 9/2013, tr. 187

32 Dẫn theo, Phnôm Pênh trở thành một “Casablanca” của Trung Quốc, Thông tấn xã – Kinh tế quốc tế số 042/2008, tr12: song, đây là những khoàn đầu tư được tính trên bảng biểu chính thức, còn bao nhiêu dự án trên thực tế của Trung Quốc đã được thực hiện trong giai đoạn này thì vẫn chưa thể thống kê hết được. Nhiều nhà quan sát Campuchia quả quyết rằng có nhiều khoản đầu tư không ai biết tới vẫn lọt vào quốc gia luôn trong tình trạng “khát” vốn, hệ thống chính quyền quan liêu trải rộng. Một số dự án chưa được xét vào diện ảnh hưởng nhiều ưu đãi đã không được đăng ký với CIB, ủy ban vốn có rất ít ảnh hưởng tại những tỉnh nông thôn kém phát triển của Campuchia. Thực tế các tỉnh trưởng ở Campuchia có quyền lực như một “lãnh chúa” địa phương lại được thoải mái cấp phép đầu tư cho những dự án có vốn dưới 2 triệu USD. Dù vậy, thì người ta tin rằng họ chẳng bao giờ báo cáo lên chính quyền trung ương về giá trị đầu tư thực ở “lãnh địa” của mình cốt để bớt xén vài phần trăm trong giá trị vụ đầu tư. Không hề có một hệ thống kiểm soát tài chính nào, và tỷ lệ thất thu thuế tới mức ¼ chính là điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư hạng vừa của Trung Quốc, những người đã “đánh hơi” được cơ hội kinh doanh béo bở ở vùng nông thôn nghèo khó của Campuchia, những khu vực mà phần lớn người phương Tây và những nhà đầu tư các nước châu Á phát triển thường bỏ qua. Theo Dương

68

đến cuối tháng 10/2009, số doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký hoạt động ở Campuchia tính theo luỹ tích đạt 3.366, đứng vị trí hàng đầu về số lượng doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động tại đây. Trong đó, các doanh nghiệp hoạt động ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau (khách sạn, nhà hàng, phòng khám, nhà nghỉ, …), song tập trung chủ yếu ở các khu kinh tế đặc biệt, nhất là cảng Sihanoukville để sản xuất và xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Trong thời gian từ 1994 đến 2011, Trung Quốc đã đầu tư gần 400 dự án với tổng cộng 8,8 tỷ USD, chiếm 30% GDP của Campuchia, và trở thành nhà đầu tư lớn nhất của nước này. Ban đầu chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và may mặc, nhưng sau đó là khai thác tài nguyên thiên nhiên và năng lượng.33 Đầu tư của Trung Quốc vào nước này tăng rất nhanh trong những năm gần đây.34 Năm 2011, các doanh nghiệp Trung Quốc đã ký kết với Campuchia 81 hợp đồng đấu thầu mới, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, với số vốn kinh doanh đạt 825 triệu USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến cuối năm này, số vốn luỹ tích theo giá trị của các hợp đồng các công trình đấu thầu của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Campuchia là 5,213 tỷ USD và số vốn luỹ tích đã giải ngân là 2,881 tỷ USD.35

Như vậy, có thể thấy rằng: chính sách khuyến khích đầu tư của chính phủ Campuchia đã thu hút được sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp Trung Quốc. Với các dự án đầu tư trên các lĩnh vực như nông – lâm nghiệp, khai khoáng, xây dựng, công nghiệp nhẹ, nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, v.v. đã giúp nền kinh tế Campuchia không những có điều kiện phát triển những ngành chủ chốt với một hệ thống cơ sở vật chất – hạ tầng hiện đại mà nó còn tạo nên hàng triệu cơ hội việc làm cho người dân Campuchia. Cụ thể như, đối với những đầu tư trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp, cố vấn kinh tế của Thủ tướng Campuchia, Chủ tịch hiệp hội ngân hàng

Văn Huy, Những tiến triển trong quan hệ của Trung Quốc-Campuchia từ năm 1991 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 3, tháng 9/2013, tr187

33 Theo, Quan hệ Trung Quốc – Campuchia thành công và trở ngại trong tương lai, Tài liệu tham khảo đặc biệt – Thông tấn xã, số 025, ngày 26/1/2013, tr 6.

34 Hiện nay, đầu tư của Trung Quốc cao gấp hai lần so với đầu tư vào Bắc Triều Tiên hay vào Liên minh châu Âu (nơi Trung Quốc là nhà đầu tư thứ ba với 3,6 tỷ USD), cao hơn hẳn đầu tư của Mỹ và Nhật Bản (ít hơn khoảng 30 và 60 lần so với Trung Quốc).Campuchia quay tròn trong quỹ đạo của Trung Quốc, Tài liệu tham khảo đặc biệt – Thông tấn xã, số 109, ngày 24/4/2012, tr 5

69

Campuchia, ông Pung Kheav Se, trong Hội chợ Trung Quốc – ASEAN năm 2007 cho biết, “hiện có nhiều doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc thuê đất của Campuchia để trồng cây cao su, sắn và lúa nước, hoạt động kinh doanh của họ đều giành được tiến triển tốt đẹp”.36 Hay trong lĩnh vực sản xuất may mặc, lĩnh vực này lâu nay vẫn được đánh giá là ngành chủ chốt của khu vực xuất khẩu ở Campuchia, song đa phần đều do các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư. Do ở Campuchia, cơ cấu công nghiệp là tương đối đơn giản, chủ yếu là trong các ngành dệt may, ngành dệt may. Năm 2009, ngành này chiếm 11,2% GDP (sản lượng công nghiệp đạt 22,37 tỷ USD), chiếm 70% tổng xuất khẩu của Campuchia, 556 doanh nghiệp dệt may trong đại đa số các dự án đầu tư nước ngoài, cung cấp 400.000 việc làm. trong những năm qua, tổng vốn đầu tư của ngành dệt may là 1.365 tỷ USD, đồng thời chiếm 33,3% tổng vốn đầu tư Trung Quốc sang Campuchia, kim ngạch bình quân là 1.280 ngàn USD.37

Hiện nay, khi cơn “khát” nguyên - nhiên liệu đang buộc các nhà đầu tư phải cân nhắc cần phải sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả thì việc đổ vốn vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được phát triển ở Campuchia lại trở thành lựa chọn tối ưu cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc. Từ khoản vay ưu đãi tại Ngân hàng Xuất – Nhập khẩu Trung Quốc năm 2001, Tập đoàn nông nghiệp nhà nước

36 Dẫn theo, Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Campuchia, Thông tấn xã Việt Nam – Kinh tế Quốc tế số 24/2008, tr.8

Về triển vọng trong việc đầu tư trồng ba loại cây như cây sắn, cây cao su và lúa nước tại Campuchia. Ông Pung Kheav Se – người được coi là có vai trò tích cực nhất trong việc giới thiệu khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc sang Campuchia thuê mướn đất đầu tư phát triển nông nghiệp, cho biết: về cây sắn, do nhu cầu về sắn của tỉnh Quảng Tây rất lớn, nông dân Campuchia thấy được cơ hội này, nên đã tích cực trồng sắn. Những năm gần đây, Campuchia xuất khẩu mấy chục vạn tấn sắn lát qua Việt Nam và Thái Lan tới ác nước Đông Nam Á, trong đó cũng có một phần tới Quảng Tây. Hiện nay (2007), Campuchia còn có mấy chục vạn ha đất bỏ thích hợp cho việc trồng cây sắn, nên theo ông thì nước này rất muốn Trung Quốc đầu tư vào. Về cây cao su, Trung Quốc là nước hàng đầu thế giới về nhập khẩu và sử dụng cao su trên toàn cầu, nhu cầu hàng năm tăng trên 10%, chỉ riêng năm 2006 đã nhập khẩu 1,61 triệu tấn cao su. Mặc dù 7 vạn ha trồng cao su của Campuchia sản xuất ra được 10 vạn tấn cao su xuất sang Trung Quốc cũng chưa đủ cho Trung Quốc dùng trong 1 tháng. Theo chương trình quy hoạch nông lâm của Chính phủ Campuchia, Campuchia sẽ bảo lưu 40 vạn ha đất trồng cây cao su, mong muốn các doanh nghiệp Trung Quốc nắm bắt các cơ hội này để sang Campuchia trồng cao su. Về lúa nước, Campuchia có 2,5 triệu ha đồng ruộng màu mỡ thích hợp phát triển lúa nước, sản lượng lúa của Campuchia chỉ tương đương ¼ sản lượng của Trung Quốc. Kết hợp với kỹ thuật nông nghiệp và nguồn vốn của Trung Quốc với đất đai màu mỡ của Campuchia, đây sẽ là cơ hội tốt cho nhà đầu tư Trung Quốc sang Campuchia phát triển nông nghiệp.

37 Số liệu khai thác từ Tiết Lực, Tiêu Hoan Dung, Viện trợ đối ngoại của Trung Quốc ở Campuchia, Vòng quanh Đông Nam Á, số 12/2011 (tiếng Trung)

70

của Trung Quốc (CCSFG) đã đầu tư tới 70 triệu USD để liên doanh với hãng sản xuất giấy Pheapimex (Campuchia) để lập các đồn điền trồng cây nguyên liệu giấy tại hai tỉnh Kompong Chhnang và Pursat.

Ngoài ra, Trung Quốc còn là một nhà đầu tư thủy điện lớn cho Campuchia. Năm 2006, chỉ riêng tập đoàn Sinohydro đã đầu tư 280 triệu USD vào nhà máy thủy điện công suất 193 triệu MW tại Kamchay thuộc tỉnh Campot 38. Đây là dự án thủy điện có số vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lịch sử Campuchia tính đến thời điểm đó. Công trình thủy điện này đã được đưa vào hoạt động sơ bộ trong năm 2010 và cùng với hơn 20 dự án khác, tuy nhiên hầu hết các công trình này đều nằm trong tay các tập đoàn hoặc tổng công ty Trung Quốc. Thời gian vừa qua, Quốc hội Campuchia đã thẩm tra và biểu quyết thông qua (dự thảo) Luật bảo đảm chi trả của Chính phủ Vương quốc Campuchia đối với công ty đầu tư dự án thủy điện Sesan II, đây là dự án thủy điện nằm trong nhánh sông Mê Kông thuộc khu vực phía Bắc Campuchia với số vốn khoảng 887 triệu USD, với công suất lắp máy là 400MW. Đây là dự án liên doanh giữa Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam, được đầu tư xây dựng theo phương thức BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao), phía Trung

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc- Campuchia từ năm 1991 đến năm 2011 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)