Thực trạng quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước 1991-2011

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc- Campuchia từ năm 1991 đến năm 2011 (Trang 67)

1. 3 Vị trí của Campuchia trong chiến lược phát triển củaTrung Quốc

2.2.2. Thực trạng quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước 1991-2011

Sau hiệp định Paris năm 1991, hòa bình lập lại trên lãnh thổ Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của chính phủ mới, Campuchia bước vào thời kỳ phục hồi, xây dựng lại đất nước và đồng thời thiết lập lại quan hệ ngoại giao đã bị đình trệ thời Khmer Đỏ. Quan hệ với Trung Quốc vẫn được giới cầm quyền mới ở Campuchia hết sức coi trọng. Từ sau năm 1992, quan hệ hai nước bắt đầu có những tiến triển quan trọng. Tuy nhiên, cho đến trước năm 1997, quan hệ hai nước vẫn chưa có những đột phá. Bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ song phương giữa Campuchia và Trung Quốc chỉ thực sự bắt đầu với sự kiện Hun Sen lật đổ con trai quốc vương Sihanouk, hoàng tử Norodom Ranaridh khỏi chính phủ liên minh trong một cuộc đảo chính bằng bạo lực, nắm quyền lãnh đạo đất nước từ năm 1997. Cộng đồng quốc tế đã lên án kịch liệt hành động đó và cô lập

60

Campuchia, song chỉ có Trung Quốc không những hoan nghênh kết quả của cuộc đảo chính mà còn hết lòng ủng hộ cho chính phủ của Hun Sen. Từ đó, quan hệ hai nước ngày càng được cải thiện và phát triển trên nhiều lĩnh vực, sự gắn bó về lợi ích mang tính chiến lược giữa hai nước ngày càng gia tăng. Campuchia coi việc quan hệ với Trung Quốc là tâm điểm của chính sách đối ngoại nhằm tìm kiếm một đối tác hàng đầu có thể tranh thủ nguồn viện trợ, vốn đầu tư và phát triển quan hệ thương mại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Về phía Trung Quốc, Trung Quốc tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với Campuchia và coi đây là đối tác chiến lược– địa bàn quan trọng có thể đưa lại những lợi ích chính trị - an ninh và kinh tế thiết thực, đồng thời gia tăng ảnh hưởng của mình tại khu vực, nhất là việc hỗ trợ cho Trung Quốc trong những tuyên bố chủ quyền tại khu vực Đông Nam Á.

Để thực hiện những mục tiêu chiến lược, cả hai bên đã không ngừng gạt đi những cay đắng trong thời kỳ đen tối mà lịch sử để lại nhằm xây dựng một tình cảm tốt đẹp giữa hai bên. Những chuyến thăm viếng chính thức không ngừng được thúc đẩy.

Tháng 11/2000, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã có chuyến thăm chính thức tới Campuchia, hai bên đã ký kết “Tuyên bố chung Trung Quốc – Campuchia về hợp tác song phương”, xác định quan hệ hữu nghị truyền thống hai nước càng chặt chẽ và vững chắc hơn trong thế kỷ mới. Tháng 11/2002, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã có thuyến thăm chính thức Campuchia, Tháng 4/2004, thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thăm Trung Quốc.

Quốc vương Campuchia, Norodom Sihamoni cũng bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc vào tháng 8/2005. Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của Quốc vương kể từ khi lên ngôi năm 2004. Hoàng thân Norodom Ranaridh từng nêu rõ: Quốc vương Sihamoni chọn Trung Quốc vì đây là quốc gia có tình hữu hảo thực sự của Campuchia, đồng thời cũng là nước có ảnh hưởng lớn tại châu Á và thế giới. Ngày 13/12/2005, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tới thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm chính thức nước này. Trong thời gian ở Bắc Kinh, thủ tướng Hun Sen đã tiếp kiến chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào,

61

chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc, và thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Nhân dịp này ông Hun Sen còn đi thăm nhiều thành phố khác: Thiên Tân, Giang Tô. Tháp tùng Thủ tướng Hun Sen trong đoàn còn có Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Campuchia Cham Prasidh, Bộ trưởng bộ Thương mại và nhiều quan chức cao cấp khác.

Tháng 4 năm 2006, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã tiến hành chuyến thăm Campuchia, hai bên tuyên bố xây dựng “Quan hệ đối tác hợp tác toàn diện. Năm 2008, Trung Quốc và Campuchia đã kỷ niệm tròn 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và là “Năm hữu nghị Trung Quốc – Campuchia”, hai bên đã tiến hành hàng loạt các hoạt động chúc mừng. Tháng 8/2008, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, thái hoàng Norodom Sihanouk cùng thái hậu Monique đã có thăm Trung Quốc và tham dự Olympic Bắc Kinh 2008. Tháng 12/2008, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc ông Giả Khánh Lâm đã có chuyến thăm Campuchia.

Tháng 10/2009, thái hoàng Norodom Sihanouk đã tham dự lễ kỷ niệm quốc khánh 60 năm của Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh. Đồng thời, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tham dự Hội chợ Triển lãm quốc tế miền Tây Trung Quốc. Đến tháng 12/2009, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm Campuchia.

Năm 2010 đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. Tháng 12/2010, thủ tướng Campuchia Hun Sen và đoàn lãnh đạo cấp cao của chính phủ Campuchia đã tiến hành chuyến công du tới Trung Quốc. Tại đây, hai bên đã nhất trí thiết lập Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Trong ngày đầu chuyến thăm, hai bên đã ký kết 13 bản hiệp định khác nhau về vấn đề hợp tác.

Tháng 8/2011, ông Chu Vĩnh Khang, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương Trung Quốc đã thăm Campuchia, tháng 10/2011, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tham dự Hội chợ Triển lãm Trung Quốc – ASEAN lần thứ 8. Tháng 12/2011, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin thăm Trung Quốc.

62

Nhìn chung, quan hệ Trung Quốc – Campuchia sau sự kiện tháng 7/1997 ở Campuchia ngày càng trở nên nồng ấm hơn, các cuộc tiếp xúc, thăm viếng diễn ra thường xuyên và liên tục giữa hai bên. Đi cùng những cuộc tiếp xúc, những chuyến thăm viếng là những thỏa thuận, những bản hiệp định đảm bảo mục đích phát triển của cả hai bên. Đồng thời, thông qua đó cũng tăng cường niềm tin đưa quan hệ Campuchia – Trung Quốc lên tầm cao mới, cho nên trong chuyến thăm Campuchia gần đây nhất của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hai bên đã đi đến nhất trí lấy năm 2013 là Năm hữu nghị Trung Quốc – Campuchia.

2.3. Trung Quốc gia tăng quan hệ kinh tế thƣơng mại, đầu tƣ và viện trợ đối với Campuchia (1991-2011)

2.3.1. Khái quát quan hệ kinh tế hai nước trước năm 1991

Quan hệ ngoại giao Trung Quốc – Campuchia tuy được thiết lập từ khá sớm nhưng xét trên phương diện quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư và viện trợ, quan hệ ấy chỉ đặc biệt được thúc đẩy sau sự kiện ký kết Hiệp định hòa bình về vấn đề Campuchia ký kết tại Paris tháng 10/1991.

Trên thực tế, mặc dù dưới thời phong kiến, quan hệ thương mại đã diễn ra giữa hai dân tộc Trung Hoa và Campuchia, song hình thức mới chỉ dừng lại ở việc trao đổi buôn bán. Sang thời hiện đại, do những chuyển biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước26 mà quan hệ ấy có những lúc bị gián đoạn.

Dưới thời vương quốc Campuchia độc lập (1953-1970), trong chuyến thăm đầu tiên của Hoàng tử Sihanouk sang Trung Quốc tháng 2/1956, Campuchia nhận được 80.000 Nhân dân tệ từ Hội chữ thập đỏ Trung Quốc. Tháng 6/1956, hai bên đã đi đến kí hiệp định song phương, theo đó, từ 1956-1957 Trung Quốc sẽ cung cấp cho Campuchia khoản viện trợ khoảng 8 triệu Bảng Anh cho việc xây dựng cơ sở

26 Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cả Trung Quốc và Campuchia đều trở thành thuộc địa của các nước đế quốc nên trong thời gian dài bản thân các nước này không thể kiểm soát được các hoạt động ngoại thương. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Campuchia lại trở thành thuộc địa của Pháp nên tất cả các hoạt động kinh tế của Campuchia do Pháp nắm giữ. Về phía Trung Quốc, sau Chiến tranh thế giới, Trung Quốc lâm vào tình trạng nội chiến (1946-1949). Cho đến khi nội chiến kết thúc, chính phủ mới ở Trung Quốc mới bắt đầu quan tâm và thiết lập lại quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng. do đó từ năm 1950, Trung Quốc bắt đầu có những viện trợ cho các nước Đông Dương (thời điểm ấy chủ yếu là Việt Nam).

63

vật chất hạ tầng. Từ đây, Campuchia trở thành quốc gia thuộc nhóm nước Á -Phi – Mỹ Latinh đầu tiên nhận viện trợ kinh tế của Trung Quốc. Năm 1963, Trung Quốc giúp Campuchia xây dựng một nhà máy dệt tại thành phố Kampong Cham, nâng giá trị sản lượng sản xuất công nghiệp của Campuchia lên 50%.

Theo nghiên cứu của một học giả người Đức – Wolfgang Barkte về vấn đề viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia trong giai đoạn 1956-1970 ta thấy: năm 1956 là 21,4 triệu USD, năm 1958 là 6,6 triệu USD, năm 1960 là 11,2 triệu USD, nâng tổng số viện trợ lên 39,2 triệu USD.[72]

Trong thời gian này, ngoài viện trợ về kinh tế, Trung Quốc còn viện trợ cho Campuchia cả về quân sự. Tuy không có những dữ liệu cụ thể nhưng có thể thấy rằng khi cuộc chiến tranh Đông Dương bước vào giai đoạn cuối, Trung Quốc đã có những viện trợ nhất định cho nhân dân Đông Dương về vũ khí, đạn dược và các nhu yếu phẩm khác. Ngoài ra, Trung Quốc còn đóng một vai trò không nhỏ cho những quyết định của hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954.

Sau hội nghị Giơ-ne-vơ, quan hệ hai bên chưa có nhiều tiến triển cho đến khi Mĩ giúp Non Lon lật đổ Sihanouk. Khi Sihanouk liên minh với các lực lượng Khmer Đỏ chống lại Non Lon, Trung Quốc lại đóng vai trò là người luôn ủng hộ lực lượng này khi đưa ra các gói viện trợ cả về kinh tế và quân sự. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai từng phát biểu sẽ hỗ trợ cho Khmer Đỏ và Sihanouk để chống lại Mỹ. Năm 1970, Trung Quốc viện trợ cho Campuchia lên tới 400 tấn thiết bị quân sự và khoảng 50 xe tải.

Dưới thời Campuchia dân chủ (1975-1978), Trung Quốc dưới vai trò người ủng hộ những người lãnh đạo của lực lượng này đã từng ủng hộ Sihanouk, nhưng lúc này, Sihanouk đang bị giam lỏng nên viện trợ cho ông không đáng kể, chủ yếu là viện trợ cho Khmer Đỏ. Đặc biệt, khi quan hệ Trung Quốc và Việt Nam ngày càng xấu đi thì viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia lại tăng lên mạnh mẽ. Theo ước tính khoảng 10% tổng số tiền viện trợ nước ngoài mỗi năm. Trong đó, ngoài viện trợ về kinh tế và quân sự, Trung Quốc còn gửi hàng ngàn nhân viên kỹ thuật sang giúp Campuchia.

64

Trong tác phẩm Tam giác Trung Quốc Campuchia Việt Nam, tác giả U.Bớc- sét đưa ra dẫn chứng về việc Khmer Đỏ đề ra kế hoạch xuất khẩu gạo từ 1977 đến 1980 là khoảng 3 triệu đến 3,5 triệu tấn gạo. Theo tác giả: mặc dù bản báo cáo đề ngày 22 tháng 12 năm 1976 không nêu rõ gạo được xuất khẩu cho nước nào, nhưng rõ ràng nước đó phải là Trung Quốc, bạn hàng thương mại có ảnh hưởng duy nhất khi đó của Campuchia.[51, tr.206]

Cũng trong tác phẩm này, tác giả còn nhắc tới những tài liệu của Pôn Pốt và Iêng Xa-ry để lại có bài phát biểu của Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc – Tướng Vương Thượng Vinh sau khi thảo luận với Xon Xen – tư lệnh danh nghĩa của các lực lượng vũ trang Khmer Đỏ ngày 2/2/1976, trong đó có nhắc tới vấn đề chuyển giao vũ khí năm 1976. Hai bên thỏa thuận sẽ chuyển sang 13.300 tấn vũ khí, nhưng mới chuyển được 3.200 tấn do đó còn lại 10.000 tấn (trong đó có 4.000 tấn súng ống và đạn dược, 1.302 xe cộ các loại). Ngoài ra, trong thời gian này, Trung Quốc viện trợ không hoàn lại cho Campuchia nhiều trang thiết bị viễn thông, xây dựng các căn cứ hải quân, không quân, các kho vũ khí và nhiều công trình khác. Trung Quốc còn hỗ trợ cho Campuchia trong việc đào tạo về hàng không và hàng hải, nhất là việc huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu và máy bay ném bom.

Tóm lại, quan hệ thương mại đầu tư và viện trợ giữa Trung Quốc và Campuchia trong giai đoạn này tuy đã được thúc đẩy, song nó chưa tạo nên bước ngoặt đưa quan hệ hai nước sang một giai đoạn mới, ở đó sự hợp tác đã đạt đến toàn diện. Sự viện trợ của Trung Quốc cho lực lượng Khmer Đỏ dường như là sự bồi đắp thêm cho sự thí điểm của một mô hình xã hội mới mà Trung Quốc đã vẽ ra. Đồng thời đó cũng là cơ sở để Trung Quốc từng bước thiết lập địa bàn chiến lược giúp Trung Quốc tạo dựng bàn đạp vững chắc cho chính sách hướng nam sau này. Về phía Campuchia, thúc đẩy quan hệ thường xuyên với Trung Quốc, Campuchia đảm bảo luôn có một lực lượng hậu thuẫn và hỗ trợ kinh tế cần thiết, “ít điều kiện” giúp Campuchia phát triển. Vì vậy, sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, quan hệ hai nước đã chuyển sang một giai đoạn mới.

65

2.3.2. Thực trạng quan hệ kinh tế hai nước từ năm 1991-2011

Sau hai thập kỷ chìm đắm trong nội chiến và chiến tranh liên miên, Campuchia bước vào giai đoạn hồi sinh từ những năm đầu thập niên 90. Tuy nhiên, Campuchia vẫn là nước nghèo nhất Đông Nam Á luôn cần thiết các khoản viện trợ và đầu tư nước ngoài để kích thích tăng trưởng. Trong khi đó, công cuộc cải cách và mở cửa đem lại cho Trung Quốc một bộ mặt mới. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng đang tạo đà cho Trung Quốc “trỗi dậy”, đồng thời gia tăng ảnh hưởng đối với các nước khác trong khu vực. Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất, là đối tác thương mại quan trọng của Campuchia trong thời gian gần đây.

* Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại:

Như đã nói ở trên, quan hệ kinh tế- thương mại hai nước phải đến sau Hội nghị Paris (tháng 10/1991) mới thực sự khởi sắc. Từ năm 1992, kim ngạch mậu dịch song phương tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, với tốc độ tăng nhanh hơn cào tộc độ tăng trưởng của kinh tế đối ngoại của Trung Quốc nói chung.27 Và, sau đó hàng loạt các kiệp định hợp tác song phương được ký kết tạo khuôn khổ gia tăng quan hệ kinh tế song phương. Tháng 9/1992, hai nước đã ký kết Thoả thuận hợp tác kinh tế - kỹ thuật. Tháng 1/1992, hai bên cũng đã ký kết Thoả thuận hợp tác kinh tế kỹ thuật Trung Quốc – Campuchia. Đến tháng 11/1995, hai bên tiếp tục ký kết Thoả thuận hợp tác kinh tế - kỹ thuật Trung Quốc – Campuchia.

Từ đầu những năm 1990 trở đi, quan hệ thương mại song phương phát triển mạnh mẽ, và luôn được duy trì ở trạng thái tăng trưởng nhanh và liên tục. Cán cân thương mại song phương gia tăng mạnh mẽ,thể hiện: từ 12,46 triệu USD năm 1992 lên 120,70 triệu USD năm 1997; 223,57 triệu USD năm 2000; 735,90 triệu USD năm 2006; 1,1 tỉ USD năm 2008 và 1,442 tỷ USD năm 2010; đặc biệt là con số 2,5 tỷ USD năm 2011 (tăng 73,5% so với cùng kỳ năm trước).28 Tuy nhiên, Campuchia là nước có thâm hụt thương mại lớn đối với Trung Quốc, mức thâm hụt là 19,11

27http://www.ccpit-sichuan.org/ccpitsc/Show.aspx?articleId=528

28 Phòng Tham tán kinh tế thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Vương quốc Campuchia, ngày 6/3/2013,

66

triệu USD năm 1993; tăng lên 65,51 triệu USD năm 1998; 104,59 triệu USD năm 2000; 662,71 triệu USD năm 2006; 1,055 tỷ USD năm 2008; 1,254 tỷ USD năm 2010 và tăng lên 2,131 tỷ USD năm 2011.29 Đồng thời, có tới 60% hàng hóa trên thị trường Campuchia có nguồn gốc từ Trung Quốc.[33, tr.34] Năm 2003, 11,3% tổng nhập khẩu của Campuchia là từ Trung Quốc, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm 1,1% tổng xuất khẩu. Sang năm 2004, nhập khẩu của Campuchia từ Trung Quốc chiếm 16,5% tổng nhập khẩu.30 Sản phẩm hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Campuchia chủ yếu là nguyên liệu may mặc, máy móc thiết bị, xe máy, ô tô, thực phẩm, sản phẩm điện tử, đồ gia dụng, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, v.v. Trong khi đó, Trung Quốc nhập từ Campuchia chủ yếu là khoáng sản, các mặt hàng nông – lâm – ngư nghiệp. Đồng thời, nhằm “giúp đỡ” Campuchia, năm 2008, Trung

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc- Campuchia từ năm 1991 đến năm 2011 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)