THIẾT KẾ NỀN ĐƯỜNG

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ CẦU ĐƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT TP.HCM THIẾT KẾ TUYẾN ĐƯỜNG AB TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 39)

IV. Thiết Kế Bình Đồ.

THIẾT KẾ NỀN ĐƯỜNG

Nền đường ôtô là một công trình bằng đất có tác dụng:

- Khắc phục địa hình thiên nhiên nhằm tạo nên một dãi đủ rộng dọc theo tuyến đường có các tiêu chuẩn về bình đồ, trắc dọc (độ dốc…), trắc ngang đáp ứng được điều kiện chạy xe an toàn, êm thuận, kinh tế.

- Làm cơ sở cho áo đường: Lớp phía trên của nền đường cùng với áo đường chịu đựng tác dụng của xe do đó có ảnh hưởng rất lớn đến cường độ và tình trạng khai thác của cả kết cấu áo đường.

- Để bảo đảm làm tốt các yếu tố nói trên, thiết kế và xây dựng nền đường cần phải đạt các yêu cầu sau:

*. Nền đường phải bảo đảm luôn luôn ổn định toàn khối: Nghĩa là kích thước hình học và hình dạng của nền đường trong mỗi hoàn cảnh không bị phá hoại hoặc biến dạng gây bất lợi cho việc thông xe. Các hiện tượng mất ổn định toàn khối chủ yếu là trượt lở mái taluy nền đào hoặc nền đắp, trượt trồi, lún sụp nền đắp trên đất yếu, trượt phần đắp trên sườn dốc…

*. Nền đường phải đảm bảo có đủ cường độ nhất định: Tức là đủ độ bền khi chịu cắt trượt và không bị biến dạng quá nhiều dưới tác dụng của áp lực bánh xe chạy qua, nếu không đảm bảo yêu cầu này thì kết cấu áo đường sẽ bị phá hoại.

*. Nền đường phải đảm bảo ổn định về cường độ: Nghĩa là cường độ nền đường không được thay đổi theo thời gian, theo khí hậu, thời tiết một cách bất lợi. Ta biết rằng khi trạng thái về độ ẩm và độ chặt của đất thay đổi thì cường độ của nó cũng thay đổi theo, nếu để nước thấm vào đất nền đường càng nhiều, độ ẩm của đất càng cao thì cường độ của nó càng giảm đi.

*. Thiết kế nền đường

Nền đường đào có ta luy 1:1, rãnh dọc có kích thước hình thang, mái ta luy 1:1 rộng 0.4m, cao 0.4m. Nền đào có thể đào hoàn toàn hoặc đào chữ L.

Nền đường đắp lấy độ dốc ta luy 1:1.5. Nếu chiều cao không lớn hơn 0.5m thì phải bố trí rãnh dọc như ở nền đào.

Nền nữa đào nữa đắp là loại nền đường kết hợp hai loại trên. Loại này thường áp dụng cho tuyến ở khu vực sườn dốc lớn. Dốc ta luy loại đường này là 1:1.5.

Khi sườn dốc có độ dốc lớn hơn 20% đối với đường đắp phải đánh cấp. Các dạng hình cắt ngang nền đường của tuyến đường

*. Tính khối lượng đào đắp.

Khối lượng đào đắp nền đường được xác định theo từng cọc chi tiết trên tuyến. Dựa vào cao độ đường đỏ và thiết kế trắc ngang tính được khối lượng đào đắp theo công thức sau: V = F +F ×L 2 2 1 (m3) F1; F2 : diện tích mặt cắt tại mặt cắt 1 và 2. L: Khoảng cách giữa hai mặt cắt.

Khối lượng đào nền + đào rãnh: Vđào =43423 m3 Khối lượng đắp nền: Vđắp =111281 m3

Thiết kế tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN THỊ THU TRÀ

SVTH: TRẦN VÕ VĂN HÙNG MSSV : C05T161 Trang 43 CHƯƠNG 07:

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ CẦU ĐƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT TP.HCM THIẾT KẾ TUYẾN ĐƯỜNG AB TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 39)