Cơ cấu phanh trên ôtô chủ yếu có hai dạng: phanh guốc và phanh đĩa. Phanh guốc chủ yếu sử dụng trên các ôtô có tải trọng lớn: ôtô tải, ôtô chở khách và một số loại ôtô con. Phanh đĩa đƣợc sử dụng chủ yếu trên xe con và trong đó chủ yếu là ở cơ cấu phanh trƣớc, và ngày nay phần lớn các xe con là sử dụng cho cả 2 cầu.
Ta chọn loại cơ cấu phanh đĩa cho cầu trƣớc và phanh tang trống cho cầu sau của xe để tận dụng tối đa các ƣu điểm của 2 loại phanh này:
Cầu trước:
+ Khi phanh trọng lƣợng xe phân bố lên cầu trƣớc tăng, do đó tăng lực bám cho cầu trƣớc, cơ cấu phanh đĩa cho phép mômen phanh ổn định khi hệ số ma sát thay đổi, điều này giúp cho bánh xe bị phanh làm việc ổn định, tận dụng đƣợc tối đa khả năng bám của xe.
+Luồng khí lƣu thông ở cầu trƣớc nhiều hơn, do đó giúp làm mát cơ cấu tốt hơn, còn với phanh tang trống thì có kết cấu kín lên không tân dụng đƣợc luồng khí làm mát này nên có thể đặt ở cầu sau.
Cầu sau:
+Trọng lƣợng xe phân bố xuống cầu sau giảm, do đó để tƣơng ứng với lực bám sao cho xe không bị trƣợt lết thì lực phanh phải giảm. Vì vậy lực phanh cầu sau không cần lớn lắm, ta có thể sử dụng kết cấu phanh tang trống để một phần tiết kiệm chi phí.
+ Vì bánh xe cầu sau luôn bị các chất bẩn từ cầu trƣớc hất vào khi xe chuyển động trên nhƣng địa hình xấu, cơ cấu phanh tang trống với kết cấu phanh kín có thể hạn chế tốt các chất bẩn có thể bắn vào kết cấu gây ảnh hƣởng đến chất
31 lƣợng phanh.