Dẫn động bằng thủy lực có ƣu điểm độ nhạy cao nhƣng lực điều khiển trên bàn đạp cần lớn. Ngƣợc lại đối với dẫn động bằng khí nén có ƣu điểm là lực điều khiển trên bàn đạp nhỏ nhƣng độ nhạy kém (thời gian chậm tác dụng lớn do khí bị nén do chịu áp suất). Do đó để tận dụng ƣu điểm của hai loại dẫn động trên ngƣời ta sử dụng hệ thống dẫn động phối hợp giữa thủy lực và khí nén trên các ô tô tải, ô tô buýt trung bình và lớn.
Dẫn động khí nén đảm bảo tính năng điều khiển của hệ thống dẫn động, còn dẫn động thuỷ lực đảm nhận chức năng bộ phận chấp hành. Phần khí nén gồm có: tổng van phanh 1 kết hợp với những cơ cấu tuỳ động kiểu pittông và xilanh 4 và 6, nối với nhau bằng đƣờng ống 3 và với ngăn dƣới của tổng van 1. Ngăn trên của tổng van thông qua đƣờng ống dẫn 2 phanh khí nén của rơmooc. áp suất khí nén tác động lên các pittông ở trong hai xilanh tạo lực đẩy các pittông các xi lanh thuỷ lực khí 4 và 6. Phần thuỷ lực dẫn động gồm 2 đƣờng dẫn dầu độc lập, xi lanh chính 4 nối với bốn xi lanh công tác 8 bằng các đƣờng ống dẫn. Xi lanh công tác này tác động lên guốc phanh 8 và 10 ở cầu giữa và trƣớc, xilanh chính 6 tác động lên hai guốc phanh 12 nhờ xi lanh công tác 11.
26
*Ưu điểm:
Đảm bảo độ nhạy cao, phanh đồng thời đƣợc tất cả các bánh xe, điều khiển
nhẹ nhàng. Đồng thời đảm bảo đƣợc khả năng tuỳ động và khả năng điều khiển phanh rơmooc .
*Nhựơc điểm:
- Kích thƣớc của hệ thống phanh liên hợp rất cồng kềnh và phức tạp, rất khó khăn khi bảo dƣỡng và sửa chữa.
- Khi phần khí dẫn động khí nén bị hỏng thì dẫn đến cả hệ thống ngừng làm việc. Cho nên trong hệ thống phanh liên hợp ta cần chú ý đặc biệt tới phần dẫn động khí nén.
- Khi sử dụng hệ thống phanh liên hợp thì giá thành rất cao và có nhiều cụm chi tiết đắt tiền.
1- Tổng phanh liên hợp; 2- Đường ống dẫn tới phanh rơmooc; 3- Đường ống dẫn tới phanh ô tô kéo; 4,6 – Xy lanh; 5,7 – Bình chứa dầu; 8 – Xy lanh của cầu trước và cầu giữa; 9 – Guốc phanh của cầu trước; 10 – Guốc phanh cầu giữa; 11 – Xy lanh phanh cầu sau
Hình 1.20 Dẫn động liên hợp