Giải pháp hợp tác phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 (Trang 108)

7. Kết cấu luận văn

3.2.4. Giải pháp hợp tác phát triển du lịch

Mục tiêu: Phát huy các cơ hội từ hợp tác, đặc biệt là hợp tác quốc tế trong công tác xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực, chia sẽ kinh nghiệm quốc tế, trong công tác quản lý du lịch ở tầm vĩ mô – vi mô, hỗ trợ tài chính và thực hiện việc hội nhập quốc tế về du lịch.

- Thị trường: Tăng cường hợp tác quốc tế với các tỉnh, thành của các nước trong khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và thị trường các nước Đông Âu như Nga và Ucraina; các tổ chức du lịch quốc tế để tăng cường ký kết hợp tác xúc tiến - quảng bá mở rộng thị trường khách du lịch. Tích cực triển khai hợp tác đã ký kết

như biên bản, bản ghi nhớ và thực hiện hiệu quả các văn bản đã ký từ song phương đến đa phương.

- Đào tạo nguồn nhân lực: Tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch đối với Dự án đào tạo nguồn nhân lực của EU giai đoạn II, Dự án của Ngân hàng ADB tại Kiên Giang. Tăng cường liên kết với các tỉnh khu vực 4 tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh về đào tạo, hỗ trợ đào tạo đối với các lĩnh vực mà ngành du lịch Kiên Giang còn thiếu và yếu.

- Về đầu tư: Tăng cường hợp tác đầu tư về du lịch với các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh thông qua việc chủ động mở các hội thảo; cung cấp thông tin ưu đãi về thuế; cơ chế chính sách về đầu tư, thu hút đầu tư vào du lịch Kiên Giang. Mặc khác, cần lồng ghép về hợp tác đầu tư du lịch trong các chương trình liên kết hợp tác đầu tư do UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức trong và ngoài nước với các nước đã ký kết hợp tác phát triển với Kiên Giang.

- Chủ động xây dựng và đề xuất các dự án tài trợ từ các nguồn vốn hợp tác nước ngoài, các tổ chức quốc tế để đầu tư cho cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch.

3.2.5. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch

Mục tiêu: Tăng cường quản lý Nhà nước toàn diện về du lịch, thực hiện kiểm soát và quản lý hoạt động du lịch, đẩy mạnh quản lý và huy động sử dụng các nguồn lực đảm bảo mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2020 đã được đề ra.

3.2.5.1. Giải pháp tăng cường công tác quản lý quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch.

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020, định hướng 2030 đã được phê duyệt, cần triển khai kịp thời quy hoạch bằng việc xúc tiến

“Chương trình hành động phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2013 - 2020”, lập quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các cụm du lịch. Xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư vào các dự án tại các khu, điểm du lịch đã được quy hoạch chi tiết.

Để thực hiện nhiệm vụ này phải có công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung quy hoạch đến các ban ngành, nhân dân để tạo được quan tâm, ủng hộ và đồng thuận, trọng tâm là các khu vực có dự án đầu tư du lịch. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và địa phương tổ chức tốt việc giám sát các dự án đầu tư trong khu vực đã quy hoạch để đảm các dự án đầu tư là phù hợp, đúng tiến độ, kiên quyết xử lý các dự án chậm tiến độ, các nhà đầu tư đầu cơ dự án để nhượng lại mà không thực hiện dự án.

3.2.5.2. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát giá, chất lượng dịch vụ du lịch.

Việc UBND tỉnh Kiên Giang phân cấp cho UBND huyện, thị, thành quản lý về giá cả dịch vụ cơ sở lưu trú là một giải pháp rất khả thi trong việc quản lý các cơ sở tăng giá cao vào những dịp lễ hội, ngày nghỉ, thậm chí là cuối tuần. Các địa phương cần tăng cường công tác thanh kiểm tra vào mùa cao điểm, kiên quyết xử lý các trường hợp bán cao hơn giá niêm yết hay tăng giá không đúng với nội dung đã đăng ký với cơ quan chức năng.

Phối hợp với Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm triễn khai Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định về kinh doanh đồ ăn thức uống đường phố. Xây dựng kế hoạch thanh tra định kỳ, đột xuất vào những ngày cao điểm đối với các nhà hàng, quán ăn phục vụ khách du lịch để đảm bảo chất lượng và sức khỏe cho khách du lịch.

Phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường tăng cường công tác tác thanh kiểm tra đối với các khách sạn, nhà hàng, quán ăn, các cơ sở nuôi trồng, sản xuất, chế biến các sản phẩm liên quan phục vụ khách du lịch, tuân thủ nghiêm các quy định vể bảo vệ môi trường tự nhiên về vấn đề rác thải. Chú trọng vấn đề nước thải trực tiếp từ các cơ sở kinh doanh du lịch ra môi trường và các bải biển.

Áp dụng chặt chẽ các hệ thống Bộ tiêu chuẩn chấm điểm chất lượng cơ sơ lưu trú của Bộ Khoa học và Công nghệ khi tiến hành thẩm định phân loại xếp hạng cho các cơ sở lưu trú. Tăng cường thanh tra đột xuất đối với các cơ sở lưu trú du lịch về việc

xác nhận việc các cơ sở thuê bằng cấp để đối phó với cơ quan quản lý Nhà nước khi thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú.

Cấp đủ kinh phí cho công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo an ninh trật tự, nếp văn minh tại các bến tàu, bến xe, tàu về việc ngăn chặn tình trạng cò mồi, đầu gấu, bắt khách du lịch.

Xúc tiến việc thành lập Hội du lịch tại các khu vực thành phố Rạch Giá, Hà Tiên – Kiên Lương, tiến tới sớm thành lập Hiệp hội Du lịch Kiên Giang.

Mặt khác, tỉnh cần sớm thành lập Phòng Cảnh sát Du lịch, xây dựng một đường dây nóng, bố trí phân công cán bộ trực ban để giải quyết kịp thời những trường hợp khách du lịch khiếu kiện về vấn đề tăng giá bất thường trong du lịch và những vấn đề khác có liên quan để tạo uy tín cho hình ảnh du lịch Kiên Giang.

3.2.5.3. Giải pháp về bảo vệ môi trường du lịch

Đánh giá toàn diện tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tại 04 cụm du lịch và phụ cận của tỉnh, đặc biệt là các khu vực trọng điểm, khu vực vùng sâu vùng xa nơi có tài nguyên du lịch.

Thường xuyên theo dõi những biến động để có những giải pháp kịp thời, phối hợp với các ban ngành địa phương liên quan khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp, ô nhiễm về môi trường và tài nguyên du lịch, nhất là khu vực phát triển nóng như đảo Phú Quốc. Khắc phục ô nhiễm cục bộ, phục hồi các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái đặc biệt là các bãi biển, khu bảo tồn biển, VQG và rừng phòng hộ để từng bước nâng cao chất lượng môi trường. Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và các sự cố môi trường do hoạt động của con người trong quá trình thực hiện các dự án quy hoạch phát triển du lịch. Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường.

Nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn thông qua việc lồng ghép và giáo dục tài nguyên môi trường du lịch với các khóa tập huấn, tuyên truyền, chương trình giảng dạy du lịch, cũng như nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường cho khách du lịch, cộng đồng dân cư.

Thể chế hóa, xã hội hóa trong việc bảo tồn khai thác tài nguyên tài nguyên du lịch.

3.2.5.4. Giải pháp phát triển các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nhằm thu hút khách du lịch và cạnh tranh với thị trường khu vực.

Sản phẩm du lịch các doanh nghiệp cung cấp cho du khách còn đơn điệu, chưa có sự định hình sản phẩm đặc trưng rỏ riệt nên dể gây cảm giác nhàm chán và không thực sự thỏa mãn nhu cầu của du khách. Do các doanh nghiệp chưa có định hướng rõ ràng để nghiên cứu thị trường để cung cấp những sản phẩm phù hợp cũng như xây dựng những sản phẩm mới. Vì thế, đẩy mạnh hoạt động các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với Kiên Giang là vô cùng cần thiết, cấp bách. Trước tiên, thành lập các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có đủ năng lực dưới hình thức nhà nước tạo cơ chế, doanh nghiệp xây dựng, các doanh nghiệp có thể liên kết, cổ phần, chấp nhận các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên địa bàn với các chính sách ưu đãi đặc biệt, đảm bảo nguồn khách cho hoạt động du lịch và tạo hoạt động du lịch sôi nổi.

3.2.5.5. Giải pháp về tổ chức quản lý báo cáo, thống kê du lịch

Cần tăng cường công tác thanh kiểm tra để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thực hiện đầy đủ báo cáo đúng theo quy định. Đặc biệt các doanh nghiệp lữ hành có phục vụ khách quốc tế.

Hoàn thiện và thống nhất hệ thống thống kê du lịch với Chi cục Thống kê tỉnh Kiên Giang và các đơn vị có liên quan; thống kê được doanh thu du lịch từ các lĩnh vực khác chứ không chỉ từ ba lĩnh vực là lữ hành, lưu trú và vé bán vào cổng từ các khu du lịch để tính GDP của tỉnh một cách chính xác. Mặt khác, cần xây dựng kế hoạch thống kê, điều tra liên quan đến du khách chính xác, khách quan từ các hoạt động du lịch, mục đích chuyến đi, loại hình du lịch được ưa thích, giới tính, độ tuổi, chi tiêu... theo từng thị trường để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quy hoạch, các kế hoạch, đề án hay chiến lược phát triển du lịch lâu dài của tỉnh.

3.2.5.6. Giải pháp về huy động sử dụng nguồn lực và khoa học công nghệ

Nhà nước hỗ trợ đầu tư ngân sách, huy động, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cho lĩnh vực du lịch, tạo tiền đề cho phát triển cơ sở hạ tầng – kỹ thuật du lịch, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến - quảng bá, phát triển thương hiệu.

Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, các đề tài nghiên cứu khoa học vào vào lĩnh vực du lịch. Nhà nước hỗ trợ hoạt động nghiên cứu thị trường, ứng dụng công nghệ trong xúc tiến – quảng bá, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng, quan tâm đến công nghệ mới, công nghệ sạch, thực hiện cơ chế góp vốn trong hoạt động nghiên cứu và phát triển.

3.2.5.7. Giải pháp về nâng cao nhận thức về du lịch

Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về du lịch đến các ban ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư. Nhất là cộng đồng dân cư sống trong và lân cận khu vực có tài nguyên du lịch. Quá trình nâng cao nhận thức du lịch cần đạt tới sự chuyển biến căn bản nhận thức vai trò, vị trí của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như lợi ích kinh tế du lịch như mang lại thu nhập cho địa phương, người dân, tạo công ăn việc làm, góp phần bảo vệ môi trường, trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch và các dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch, môi trường du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Chính phủ

Nghiên cứu về ưu tiên vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và giữ gìn tôn tạo, nâng cấp các danh thắng thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa quan trọng đã được Trung ương xếp hạng nhằm thúc đẩy việc xây dựng các dự án đầu tư và khai thác phục vụ phát triển du lịch tại Kiên Giang.

3.3.2. Đối với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Tạo điều kiện, giúp đỡ Kiên Giang tiếp cận với các thị trường xúc tiến - quảng bá phát triển du lịch, nhất là thị trường du lịch nước ngoài.

Nghiên cứu, hỗ trợ Kiên Giang về việc đào tạo cán bộ quản lý và dạy nghề du lịch, nhất là chương trình hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của EU giai đoạn 2. Bộ cần quan tâm giữ vai trò là đầu mối để Kiên Giang tiếp cận hỗ trợ phát triển du lịch từ các tổ chức nước ngoài như: Ngân hàng ADB, tổ chức JICA Nhật Bản, Chính phủ Tây Ban Nha…

3.3.3. Đối với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang

Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành khác có liên quan để xây dựng các chương trình liên ngành tổ chức thực hiện các nội dung trong Quy hoạch mà cụ thể là “Đề án phát triển du lịch Kiên Giang giai đoạn 2013 - 2020 ”. Xây dựng các văn bản hướng dẫn, triển khai Quy hoạch tổng thể và đề xuất các quy hoạch cụ thể phát triển du lịch tại một số khu du lịch trình các cấp thẩm quyền phê duyệt để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tham gia.

Sớm xây dựng, triển khai thực hiện “Đề án Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Kiên Giang đến năm 2020”, “Đề án phát triển nguồn nhân lực Kiên Giang đến năm 2020”, “Kế hoạch xúc tiến - quảng bá du lịch đến năm 2020”.

3.3.4. Đối với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Kiên Giang

Lập kế hoạch các dự án đầu tư trình UBND Tỉnh xét duyệt về cấp vốn, tiến hành phê duyệt các quy hoạch chi tiết hoặc lập các dự án khả thi làm cơ sở kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh.

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các đề án, kế hoạch, chương trình thông qua các hình thức tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh xét duyệt cấp vốn tạo điều kiện để thực hiện.

Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh để nâng cấp chất lượng các dịch vụ du lịch bằng nguồn vốn vay ưu đãi.

3.3.5. Đối với các ngành khác.

Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của các nguồn tài nguyên du lịch, đặc biệt là các di tích văn hóa có ý nghĩa quốc gia, các danh lam thắng cảnh, các VQG và KBT thiên nhiên. Lồng ghép mục tiêu các ngành với việc phát triển du lịch tạo nên sự phát triển đồng bộ và bền vững phát triển kinh tế xã hội và môi trường.

Phối hợp với Sở VH,TT & Du lịch triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển các lễ hội, các làng nghề truyền thống gắn với quy hoạch phát triển du lịch của Tỉnh.

Tổ chức quản lý và giám sát việc thực hiện quy hoạch, đề án, kế hoạch, chương trình trên phạm vi toàn tỉnh. Thẩm định các dự án quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch, các dự án đầu tư phát triển du lịch, các đề tài, đề án trình UBND Tỉnh phê duyệt.

3.3.6. Đối với UBND các huyện, thành thị trực thuộc Tỉnh

Căn cứ vào nội dung của định hướng và giải pháp, Chính quyền nhân dân các cấp cần xác định nguồn tài nguyên du lịch để xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo tồn và phối hợp với các doanh nghiệp du lịch khai thác, phát huy giá trị tài nguyên và giải quyết công ăn việc làm cho cộng đồng.

Đề xuất các phương án, các biện pháp bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên du lịch, các cảnh quan, môi trường tự nhiên và xã hội trên địa bàn, tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức của toàn dân trong việc tăng cường giữ gìn và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)