Tài nguyên du lịch cụm huyện Phú Quốc

Một phần của tài liệu Định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 (Trang 36)

7. Kết cấu luận văn

2.1.3.Tài nguyên du lịch cụm huyện Phú Quốc

Bãi Sao: Cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 25 km đường bộ. Tuy được mệnh danh là “Con đường đau khổ”, nhưng khi Bãi Sao hiện ra trước mắt, bảo

ngây ngất bởi vẻ đẹp đậm chất hoang sơ của biển với bãi cát trắng trải dài, biển xanh trong vắt quanh năm yên ả, là nơi thư giãn tuyệt vời trong những ngày hè đến.

VQG Phú Quốc: Nằm về phía đông bắc đảo Phú Quốc, thuộc địa phận các xã: Bãi Thơm, Cửa Dương và Hàm Ninh, với tổng diện tích trên 31.422ha. Đây là một trong những VQG của Nam Bộ vẫn còn giữ được nguyên vẹn khu rừng già nguyên sinh. Nơi đây còn hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với rừng, biển, suối, thác, núi đồi và sự đa dạng của hệ động thực vật vô cùng phong phú đặc trưng cho hệ sinh thái biển đảo.

2.1.4. Tài nguyên du lịch cụm U Minh Thượng và phụ cận:

VQG U Minh Thượng: U Minh được chia ra U Minh Thượng và U Minh Hạ, ranh giới là con sông Trẹm. U Minh Thượng nằm trong tỉnh Kiên Giang với diện tích tự nhiên 1.722 km2, là một trong ba Vùng bảo tồn của Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Kiên Giang, còn U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau. U Minh là rừng ngập mặm lớn thứ hai trên thế giới, là xứ sở của rừng tràm. Trong rừng, tràm còn mọc um tùm, chằng chịt cây mốp, dây choại. U Minh Thượng còn được biết đến như một “biển cá”, trước đây người dân U Minh Thượng chỉ cần khua tay dưới nước là tóm được cá. Và một trong những “vườn chim” lớn ở dải đất tận cùng Tổ quốc, đó là những loài như: chàng bè, giang sen, le le, cò, cồng cộc, điềng điễng, diệc, vạc... Ngoài ra còn rất nhiều động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như Tê Tê, Java Gà Đẩy.

VQG còn có Di tích lịch sử cách mạng U Minh Thượng nằm trải dài trên địa phận các huyện U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên. Đây là trong những căn cứ địa lớn nhất của Trung ương Cục miền Nam, có giá trị truyền thống cách mạng, nơi có các đồng chí Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Tấn Dũng đã từng chiến đấu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hiện tại VQG U Minh Thượng đã khai thác các loại hình du lịch như du lịch về nguồn, nghiên cứu khoa học, tham quan rừng nguyên sinh tái sinh, tham quan máng dơi, sân chim, câu cá, bơi xuồng ba lá, đạp vịt.

2.2. Hiện trạng phát triển du lịch Kiên Giang giai đoạn 2006 – 2012

2.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên + Vị trí địa lý và địa hình.

- Vị trí địa lý: Kiên Giang nằm trong Vùng ĐBSCL, tổng diện tích tự nhiên là 6.346 km2, bằng 1,90% diện tích cả nước và 15,78% diện tích Vùng ĐBSCL. Chiều rộng lớn nhất theo hướng Đông - Đông Tây khoảng 60 km, chiều dài nhất theo hướng Đông Nam - Tây Bắc khoảng 120 km. Kiên Giang nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 101030' đến 105032' kinh độ đông và từ 9023' đến 100 32' vĩ độ bắc. Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu ; phía Đông Bắc giáp các tỉnh An Giang , Cần Thơ và Hậu Giang; phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan nơi có hơn 200km bờ biển và các đảo ; phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 57 km.

Kiên Giang có chiều dài bờ biển hơn 200 km với hơn 100 cửa sông, kênh rạch thoát nước ra biển. Phần phía biển của Kiên Giang giáp với các nước Campuchia, Thái lan và Malayxia, kề với cửa ngõ Campuchia phía Tây Nam, cách vùng phát triển công nghiệp và du lịch nổi tiếng Đông Nam Thái Lan khoảng 500 km, cách vùng phát triển phía Đông Malaysia khoảng 700 km, cách Singapore 1.000 km.

- Ðịa hình: Kiên Giang là một tỉnh đặc thù của Vùng ĐBSCL có cả đồng bằng, rừng núi, bờ biển và hải đảo. Địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi từ 0,1 - 1,2 m. Xét trên lãnh thổ toàn tỉnh có thể chia làm 4 vùng:

Vùng Tây sông Hậu: Diện tích khoảng 1.334,3 km2

chiếm 21,0% diện tích toàn tỉnh. Bao gồm huyện Giồng Riềng, 2 phần của huyện Gò Quao và 1 phần huyện Tân Hiệp, Châu Thành. Địa hình dốc từ Đông Bắc sang Tây Nam, đây là vùng cửa mở tiếp giáp với vùng Tứ Giác Long Xuyên, thoát lũ sông Hậu ra sông Cái Lớn, cao độ biến đổi từ 0,2 - 0,8 m, nơi cao nhất là vùng Tân Hiệp 0,7 - 0,9m, thấp nhất là vùng ven sông Cái Bé từ 0,1 - 0,2m.

Vùng U Minh Thượng: Diện tích tự nhiên khoảng 181.829 ha, gồm các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng . Vùng này được giới hạn bởi sông Cái Lớn và tiếp giáp tỉnh Cà Mau . Địa hình nghiêng dần về phía Tây, độ cao biến đổi từ 0,1 - 1,1 m, nơi cao nhất gần Trung tâm VQG U Minh Thượng, nơi thấp nhất là vùng ven sông Cái Lớn có độ cao từ 0,1 - 0,4 m.

Vùng Tứ giác Long Xuyên: Với diện tích khoảng 2.365,8 km2 chiếm 37,3% diện tích toàn tỉnh. Bao gồm các huyện, thị như: Hòn Đất, Hà Tiên, Rạch Giá, Kiên Lương và 1 phần của huyện Tân Hiệp và Châu Thành. Địa hình hướng dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam với các vùng trũng cục bộ, cao độ biến đổi từ 0,2 - 1,2 m. Nơi cao nhất là dãi đất giáp Campuchia: 0,8m - 1,2 m, nơi thấp nhất là vùng Tây kênh Rạch Giá, Hà Tiên từ 0,2 - 0,7 m. Ven biển Rạch Giá - Hà Tiên có rải rác các đồi núi thấp chạy song song với quốc lộ 80 tạo nên một bờ viền ngăn nước.

Vùng đồi núi hải đảo: Diện tích tự nhiên khoảng 63.174 ha, các đảo tập trung nhiều ở 2 huyện Kiên Hải, Phú Quốc và một số đảo thuộc huyện Kiên Lương, Hà Tiên.

- Khí hậu: Kiên Giang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt cao và ổn định, chia ra làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ: Kiên Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung có nền nhiệt độ vào loại cao nhất ở nước ta, trên đất liền và cả ngoài hải đảo, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 27,5 - 27,7oC, cụ thể: nhiệt độ bình quân năm ở Hà Tiên là 27,1oC, ở Rạch Giá là 27,3oC, Phú Quốc là 27,2oC, biên độ vào khoảng 2 - 3oC. Kiên Giang có nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng 1 với nhiệt độ trung bình >20oC, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 4, 5 như: Hà Tiên là 28,5oC, Rạch Giá là 28,8oC, Phú Quốc là 28,7oC. Nền nhiệt này đáp ứng nhu cầu phát triển các loại hình du lịch.

- Nắng: Kiên Giang tổng số giờ nắng trong năm bình quân từ 2.500 - 2.720 giờ cả trên đất liền cũng như ngoài hải đảo. Phân bố theo thời gian về nắng cũng liên quan

mật thiết với sự phân bố của lượng mưa. Vào mùa mưa, nắng ít đi đáng kể so với mùa khô, trung bình thường có 6,4 giờ nắng/ngày. Vào mùa khô có 7 giờ nắng/ngày ở trên đất liền và 8 giờ nắng/ngày trên đảo Phú Quốc. Tháng nhiều nắng nhất là tháng 4, trung bình 230 giờ ở đất liền và 250 giờ ở trên đảo. Tháng 9 và tháng 11 là tháng ít nắng nhất: 160 - 180 giờ đất liền và 140 - 160 giờ ở đảo.

- Mưa: Lượng mưa trên địa bàn phân bố không đều theo thời gian và không gian, lượng mưa giảm dần từ Đông sang Tây. Lượng mưa trung bình tại Rạch Giá là 2.241 mm, ở Hà Tiên là 1.983 mm, vùng hải đảo có lượng mưa lớn hơn như tại Phú Quốc là 2.873 mm. Lượng mưa lớn thường phân bố theo từng mùa cụ thể: mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 có lượng mưa chiếm tới 90% tổng lượng mưa trong năm, có tháng lượng mưa trung bình từ 88,1mm đến 544,5 mm. Mùa khô có từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, có lượng mưa khoảng 10% tổng lượng mưa năm, các tháng 1, 2, 3 lượng mưa rất ít từ: 11 - 50 mm.

- Giông và bão: ở Kiên Giang giông, bão thường nhiều hơn ở các tỉnh khác ở miền Tây Nam bộ, trung bình thì hàng năm có tới 25 - 30 ngày, mùa giông, bão cũng như mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 11, tháng nhiều giông nhất là tháng 5.

- Thuỷ văn: Kiên Giang có một mạng lưới thủy văn đa dạng, bao gồm biển Tây và một mạng lưới sông ngòi kênh rạch phong phú; có thể nói hầu như toàn bộ lãnh thổ của Kiên Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp chế độ thủy văn của triều biển Tây. Chế độ thuỷ văn bị chi phối bởi chế độ thủy triều ở vịnh Thái Lan, chế độ thủy văn ở sông Hậu và chế độ mưa nội đồng tạo nên chế độ thủy văn của tỉnh Kiên Giang có 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt cạn.

Đánh giá chung: Qua phân tích ở trên cho thấy Kiên Giang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, có nền nhiệt và số giờ nắng cao quanh năm là những thuận lợi cơ bản để tổ chức các loại hình dịch vụ du lịch [21,Tr 18-19].

2.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang năm 2012 và Niên giám thống kê Giang năm 2006 – 2011, quá trình phát triển kinh tế - xã hội Kiên Giang trong thời kỳ nghiên cứu có những đặc điểm sau:

+ Điều kiện kinh tế

Quy mô tổng sản phẩm nền kinh tế của tỉnh năm 2006 là 10.830 tỷ đồng, năm 2012 đạt 23.590,2 tỷ đồng, gấp 2,18 lần năm 2006. GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 42,6 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: Năm 2006, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 25,37%, năm 2012 là 33,96%; dịch vụ năm 2006 chiếm 27,97%, năm 2012 chiếm 26,02%. Đi đôi với việc phát triển kinh tế, quan tâm giải quyết có hiệu quả các vấn đề văn hóa - xã hội quan trọng; công tác xã hội hóa đạt được kết quả trên một số lĩnh vực. Lĩnh vực nông lâm thuỷ sản có sự chuyển dịch tương đối rõ nét, hiệu quả sử dụng đất được tăng lên, đã chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Đất nông nghiệp sử dụng hiệu quả hơn, cơ cấu vật nuôi từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Sản lượng lúa năm 2010 là 3.497.053 tấn, năm 2012 là 4.287.175 tấn, tăng 266.026 tấn so với năm 2011, đây là năm sản lượng lúa đạt cao nhất từ trước đến nay. Năm 2012 tỉnh đã thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn theo hướng VietGAP và tổ chức tốt sản xuất vùng lúa chất lượng cao, góp phần nâng sản lượng lúa chất lượng cao chiếm 65%.

Nuôi trồng thuỷ sản phát triển khá nhanh năm 2010 diện tích tăng 2,9 lần và sản lượng tăng 6,5 lần so với năm 2008; năm 2012 sản lượng là 126.981 tấn. Sản lượng khai thác tăng từ 311.000 tấn năm 2006 lên 330.000 tấn năm 2010, năm 2012 là 421.201 tấn.

Công nghiệp của tỉnh phát triển chủ yếu ở 2 lĩnh vực truyền thống là sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông hải sản. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 đạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16.055,3 tỷ đồng, tăng 10,01% so với cùng kỳ năm 2011. Các sản phẩm công nghiệp tăng khá như: Khai thác đá, xi măng địa phương, một số sản phẩm tăng trung bình như: chế biến thủy sản, xi măng trung ương và sản xuất clinker thương phẩm . Tích cực kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào 02 Khu công nghiệp Tha ̣nh Lô ̣c và Thuâ ̣n Yên , đến nay đã có 13 dự án đăng ký vào các Khu công nghiệp. Chế biến thuỷ sản thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào khu công nghiệp với công nghệ hiện đại.

Thị trường xuất khẩu được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh với các mặt hàng chủ lực là gạo, thuỷ sản, tiêu.., giá trị xuất khẩu 2010 đạt trên 500 triệu USD; năm 2012 đạt 620 triệu USD. Trong đó, hàng nông sản 438 triệu USD, giảm 1,95% và hàng hải sản đạt 157 triệu USD, tăng 1,52% so với cùng kỳ, đặc biệt sau nhiều năm xuất khẩu gạo đạt sản lượng trên 1 triệu tấn. Kim ngạch nhập khẩu 35 triệu USD.

Năng lực vận tải đường không, đường bộ, đường thuỷ tăng nhanh về số lượng, chất lượng phục vụ tăng cao. Hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện, đến năm 2012, đã có 98% số xã trong đất liền có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó 67% được nhựa hoá hoặc bê tông hoá.

Tình hình đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch được đẩy mạnh thực hiện, thu hút có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển của tỉnh. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển tăng nhanh, từ 2006 - 2012 đã huy động các nguồn cho đầu tư trên địa bàn với 42.000 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2012 là 24.406,9 tỷ đồng, đạt 99,22% kế hoạch, tăng 20,27% so với năm 2011, trong đó: Vốn ngân sách do địa phương quản lý giá trị khối lượng hoàn thành thực hiện 3.269 tỷ đồng, giải ngân 3.214 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Kinh tế tuy gặp nhiều khó khăn nhưng số doanh nghiệp thành lập mới tăng đáng kể so với số doanh nghiệp bị giải thể.

Năm 2012 dân số là 1.736.246 người, trong đó dân số thành thị là 473.948 người, nông thôn là 1.262.316 người. Cơ cấu dân số tỷ lệ nam chiếm 50,28%, nữ chiếm 49,72%; dân số ở thành thị là 27,30%, nông thông chiếm 72,70%. Tỷ lệ dân số tăng tự nhiên năm 2012 là 0,84%.

Về lao động việc từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đến năm 2012 là 1.001.452 người, trong đó: khu vực nhà nước là 65.195 người, ngoài nhà nước là 935.456 người, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 801 người. Thực trạng lao động có xu hướng chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng nhanh, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với trung bình cả nước, đến năm 2012 chỉ chiếm 9,98% tổng số lao động. Tỷ lệ thất ngiệp toàn tỉnh là 2,6%.

Giáo dục và đào tạo có bước phát triển, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư mạnh, chất lượng dạy và học tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011 – 2012 là 9.199 học sinh, chiếm tỷ lệ 99,56%; học sinh theo học lớp xóa mù chữ, bổ túc văn hóa là 366 học sinh. Số học sinh, sinh viên theo học tại các trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng là 7544 sinh viên; giáo viên của các trường trung cấp và cao đằng là 569 giáo viên. Tỷ lệ học sinh đủ điểm vào các trường cao đẳng, đại học đạt 60% và tăng gần 10% so với năm 2011. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được đến trường, góp phần giảm học sinh bỏ học ở các cấp và tăng tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường và học sinh mầm non. Cơ sở vật chất trường, lớp tiếp tục được đầu tư. Hoàn thành qui hoạch mạng lưới trường lớp đến năm 2020 và Đề án thành lập Trường Đại học Kiên Giang trình Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ quần chúng, hội chợ triển lãm được phát triển sâu rộng, xã hội hóa về văn hóa thông tin ngày càng mở rộng. Việc quản lý và khai thác các di tích và danh thắng, các hoạt động của nhiều lễ hội được tổ chức chu

Một phần của tài liệu Định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 (Trang 36)