Công tác truyền truyền quảng bá và xúc tiến du lịch

Một phần của tài liệu Định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 (Trang 57)

7. Kết cấu luận văn

2.2.6.Công tác truyền truyền quảng bá và xúc tiến du lịch

Trong mấy năm qua Sở VH,TT&DL, các đơn vị quản lý Nhà nước về du lịch và doanh nghiệp đã quan tâm đẩy mạnh công tác xúc tiến - quảng bá du lịch ra thị trường trong và ngoài nước để nhằm khai thác nguồn khách du lịch đến với Kiên Giang. Các đơn vị đã phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức cho các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia hội nghị, hội chợ, triển lãm du lịch trong và ngoài nước trên một số thị trường trọng điểm như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và thị trường các nước trong khu

vực đặc biệt là thị trường Campuchia, Thái Lan nhằm liên kết, giới thiệu quảng bá tiềm năng tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch.

Tuy nhiên, nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của bộ máy xúc tiến du lịch của tỉnh còn nhiều bất cập, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch còn hạn chế. Bên cạnh đó, kế hoạch và chương trình xúc tiến – quảng bá không được đầu tư xây dựng đúng mức nên chưa mang lại sự hấp dẫn, thu hút đối với du khách dẫn đến hiệu quả của công tác xúc tiến - quảng bá còn rất nhiều hạn chế. Mặt khác, trừ một số website, các DVD, tờ rơi của rất ít doanh nghiệp có sử dụng tiếng Anh, còn lại điều sử dụng tiếng Việt, các website của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch; website của du lịch Phú Quốc, Hà Tiên phần lớn đều chỉ có tiếng Việt, làm hạn chế đối với việc quảng bá đối với khách nước ngoài; công tác tổ chức xúc tiến du lịch không ổn định nên ảnh hưởng rất nhiều đến công tác truyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch.

2.2.7. Tình hình đầu tư du lịch

Tổng số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch đã được cấp phép và có chủ trương đầu tư đến năm 2012 là 219 dự án, với tổng số vốn là 1.644,910 tỷ đồng trên diện tích là 8.757 ha. Dự án đầu tư tại Hà Tiên có 10 dự án, Rạch Giá có 8 dự án, U Minh Thượng có 01 dự án và Phú Quốc có 164 dự án.

Dự án đầu tư cho cơ sở vật chất du lịch chủ yếu là hệ thống cơ sở lưu trú tập trung vào Phú Quốc, Rạch Giá, Hà Tiên. Dự án đầu tư cho các sản phẩm du lịch như nhà hàng ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và vận chuyển du lịch tuy đã có sự quan tâm chú trọng nhưng vốn đầu tư không nhiều. Nhìn chung các dự án đầu tư phục vụ phát triển du lịch còn chậm cả trong khâu lập dự án và thi công, nhiều dự án phải phải điều chỉnh nhiều lần, ảnh hưởng chất lượng cũng như phục vụ cho dân sinh và du lịch.

Đầu tư du lịch tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua đã tăng đáng kể là do chủ trương của nhà nước về xây dựng đảo Phú Quốc trở thành Trung tâm du lịch sinh thái.

Bảng 2.11: Các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2012

Nguồn: Sở VH,TT&DL Kiên Giang

chất lượng cao. Nhận được quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang tạo mọi điều kiện về chính sách với các nhà đầu tư, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch.

TT Diễn giải Dự án có chủ trƣơng đƣợc cấp Dự án có chủ trƣơng đầu tƣ Dự án có chủ trƣơng và đƣợc cấp phép 1 Huyện Phú Quốc - Số dự án 34 130 164

- Quy mô đầu tư (ha) 3.124 4.166 7.290 - Vốn đầu tư (tỷ đồng) 32.118 1.596.938 1.629.056

2 Thành phố Rạch Giá

- Số dự án 5 8 13

- Quy mô đầu tư (ha) 14 458 472 - Vốn đầu tư (tỷ đồng) 274 14.281 14.555

3 Thị xã Hà Tiên

- Số dự án 16 10 26

- Quy mô đầu tư (ha) 142 360 502 - Vốn đầu tư (tỷ đồng) 515 83 598

4 Huyện Kiên Lƣơng

- Số dự án 7 5 12

- Quy mô đầu tư (ha) 295 170 465 - Vốn đầu tư (tỷ đồng) 520 154 674

5 Huyện Kiên Hải

- Số dự án 1 2 3

- Quy mô đầu tư (ha) 5 20 25

- Vốn đầu tư (tỷ đồng) 28 - 28

6 Huyện U Minh Thƣợng

- Số dự án - 1 1

- Quy mô đầu tư (ha) - 1,12 1

- Vốn đầu tư (tỷ đồng) - - -

TỔNG CỘNG

- Số dự án 63 156 219 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quy mô đầu tư (ha) 3.581 5.175 8.757 - Vốn đầu tư (tỷ đồng) 33.454 1.611.456 1.644.910

Trong quy hoạch 4 cụm phát triển du lịch trọng điểm vốn đầu tư cả về hạ tầng và cơ sở vật chất rất ít, còn dàn trải, dự án có vốn đầu tư lớn rất ít trên địa bàn, chưa có vốn đầu tư của nước ngoài cho các sản phẩm du lịch có chất lượng cao đủ tiêu chuẩn quốc tế. Vốn đầu tư cho các cơ sở lưu trú cao cấp có 01 cái, vốn đầu tư cho các dịch vụ phục vụ khách du lịch chưa nhiều nên chưa thu hút được khách du lịch lưu lại dài ngày.

2.2.8. Tình hình hợp tác phát triển du lịch

Đối với hợp tác trong nước: Trong những năm qua du lịch Kiên Giang đã ký kết hợp tác phát triển du lịch toàn diện với tỉnh Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh và 4 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm của khu vực ĐBSCL bao gồm Cần Thơ, An Giang, Cà Mau. Trong các đơn vị ký kết hợp tác, ngoài thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm kinh tế - xã hội lớn và là thị trường du lịch cung cấp khách quốc tế chủ yếu, Kiên Giang đã hợp tác nhiều với TP.HCM nhiều trong trong các lĩnh vực du lịch. Bốn tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm liên kết hợp tác điển hình là khảo sát và xây dựng « Chương trình du lịch 4 địa phương, một điển đến + ». Nhìn chung, quá trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Kiên Giang và các tỉnh thành hiệu quả mang lại còn rất hạn chế.

Hợp tác quốc tế: Kiên Giang có liên kết hợp tác phát triển du lịch với một số tỉnh, thành của Vương quốc Campuchia như TP Kép, tỉnh Kampot, tỉnh Shihanouk. Hai nước đã khảo sát để thiết lập tuyến du lịch đường biển từ Kiên Giang - Shihanouk (Campuchia) – Chanthaburi (Thái Lan) và đường hàng không từ Phú Quốc – Xiêm Riệp – Phonomphenh, nhưng đến nay vẫn còn bỏ ngõ. Trong thời gian qua chỉ có khách du lịch của Kiên Giang đưa sang Campuchia, còn phía bạn hầu như không có đoàn khách nào từ các công ty du lịch Campuchia đưa sang Kiên Giang. Nhận xét về hoạt hợp tác quốc tế về du lịch trong những năm qua là rất yếu và không mang lại hiệu quả. Trong những năm sắp tới cần xây dựng kế hoạch hợp tác hiệu quả, thu hút được khách quốc tế.

2.2.9. Công tác tổ chức, quản lý nhà nước du lịch.

- Về quản lý kinh doanh: Sở VH,TT &DL, các đơn vị cơ sở quản lý Nhà nước về du lịch cấp huyện, thị, thành đã làm tốt công tác tham mưu hướng dẫn, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch qua việc làm cầu nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Thời gian qua, số lượng doanh nghiệp du lịch không ngừng tăng lên, ngành nghề kinh doanh đa dạng, đã có nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tại các khu du lịch.

- Về môi trường du lịch:

Trong những năm qua, ngành du lịch Kiên Giang rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển du lịch nên môi trường du lịch tại các khu, điểm du lịch, vấn đề rác thải, chất thải, ô nhiễm cục bộ dần được khắc phục nên đã cải thiện một cách đáng kể so với những năm trước đây. Bên cạnh đó, các tệ nạn xã hội, ăn xin, đeo bám, chèo kéo khách đã được ngăn chặn và đẩy lùi đáng kể. Mặt khác, ý thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên du lịch cũng đã được nâng lên một cách đáng kể.

Tuy nhiên, một số khu điểm du lịch vấn còn tình trạng ô nhiễm do rác thải không có phương tiện hay ý thức của các cơ sở kinh doanh du lịch về vấn đề thu gom, xử lý rác. Các cơ sở kinh doanh du lịch chưa có thể thống xử lý chất thải chưa đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Mặt khác, hiện tượng sử dụng khai thác tài nguyên thiếu quy hoạch, bảo tồn làm ảnh hưởng đến sự đa dạng môi trường sinh học…

Môi trường nước: Theo báo cáo trong Dự án QHTTPRKTXH tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 theo báo cáo của Môi trường Chiến lược (ĐMC) cho thấy: “Một số khu vực sông,bến cảng, khu vực chế biến, khu vực chợ, khu vực đông dân cư bị ô nhiễm cục bộ, bị ô nhiễm nặng TSS, COD, BOD và Coliform… Bên cạnh đó, còn có một số noi bị ô nhiễm khu vực cảng hành khách Rạch Giá, ô nhiễm ven bờ tại các cảng, cầu cá, Dinh Cậu đảo Phú Quốc.

Thu gom và xử lý nước thải: Nước thải công nghiệp, cơ sở y tế đều chưa được xử lý triệt để, tại các khu vực chế biến, một số cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải

làm cho nhiều khu vực bị ô nhiễm, trong đó có không ít cơ sở lưu trú và nhà hàng trên địa bàn.

Môi trường không khí: Qua đánh giá tại ĐMC cho thấy, chất lượng môi trường không khí của Kiên Giang phụ thuộc vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội như: Khu vực Tứ giác Long Xuyên bị ô nhiễm bởi khói bụi của năm nhà máy sản xuất xi măng và chế biến thủy hải sản, khu vực Rạch Giá và khu vực dọc đường quốc lộ bị ô nhiễm bởi phương tiện giao thông, khu vực Tây sông Hậu bị ô nhễm cục bộ nhẹ và khu vực ven biển, hải đảo không khí trong lành đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép khai thác khách du lịch. Tại Kiên Giang, các khu điểm du lịch chủ yếu tập trung khu vực bờ biển, hải đảo và VQG nên chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn là đảm bảo tiêu chuẩn.

Môi trường đất: Trong những năm qua một số khu vực ven sông tại Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc, Rạch Giá đã đổ đất xây dựng các công trình hạ tầng, đô thị, các công trình, dự án đã gây ô nhiễm môi trường đất và nước biển ven bờ. Qua kết quả quan trắc môi trường hằng năm của Sở Tài nguyên & Môi trường Kiên Giang cho thấy một số cơ sở chế biến, nuôi trồng thủy hải sản, các cơ sở dịch vụ du lịch không có hệ thống xử lý nước hải mà chủ yếu xả thải trực tiếp làm ô nhiễm môi trường đất tại các khu vực ven biển, còn tại các khu vực hải đảo. Ô nhiểm cục bộ chỉ tập trung tại các khu vực cầu cảng, khu vực dân cư, còn lại chất lượng đất tại các khu du lịch là vẫn đảm bảo.

Vấn đề xử lý rác: Rác thải công nghiệp chưa được phân loại và xử lý riêng đối với các rác thải độc hại. Đối với rác thải y tế hiện nay chỉ có 6/13 lò đốt, số còn lại phải xử lý chung với rác thải sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt tại các huyện, thị xã, xã đều có hố chôn lắp nhưng còn mang tính chất thủ công làm ô nhiễm môi trường; các bãi chôn lấp không đảm bảo vệ sinh nên có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Hiện trạng rừng và đa dạng sinh học: Tổng diện tích rừng của Kiên Giang là 111.817 ha, chiếm 17,6% diện tích tự nhiên. Hệ thống rừng là tài nguyên cực kỳ quan

sinh thái, cộng đồng, nghiên cứu, về nguồn, trở lại chiến trường xưa… Một trong những tài nguyên nổi bật về sự đa dạng của hệ sinh thái là Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang và hệ sinh thái đặc trưng, được UNESCO công nhận 27/10/2006 với diện tích 1,1 triệu ha, tập trung tại các khu vực VQG Phú Quốc, VQG U Minh Thượng, KBT biển Phú Quốc, rừng phòng hộ ven biển khu vực Kiên Lương, An Minh với đa dạng sinh học cực kỳ quý hiếm.

- Một số lĩnh vực khác:

Chỉ đạo thực hiện quy hoạch du lịch đúng hướng, đặc biệt là công tác đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hợp lý, tạo ra các khu du lịch có quy mô đủ điều kiện và khả năng thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Từng bước đưa du lịch Kiên Giang trở thành trung tâm du lịch ĐBSCL.

Những năm qua, ngành du lịch Kiên Giang đã tham mưu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh ban hành nhiều chủ trương như nghị quyết, chỉ thị, quyết định liên quan đến du lịch. Bên cạnh sự ra đời của Luật Du lịch và các quy định về công tác quản lý chuyên ngành du lịch đã trực tiếp tổ chức triển khai kịp thời các văn bản pháp luật có liên quan đến du lịch cho các cơ quan ban ngành và các đơn vị kinh doanh du lịch. Qua đó có tác động thúc đẩy du lịch phát triển và tạo ra môi trường hoạt động du lịch lành mạnh, tuân thủ pháp luật.

Ngành du lịch đã phối hợp với các ban ngành và UBND các huyện, thị, thành kiểm tra chấn chỉnh tình hình trật tự kinh doanh dịch vụ, giá cả, ăn xin, tệ bán hàng rong và đeo bám gây phiền hà cho khách tại điểm du lịch. Vì vậy tình trạng nâng giá ép giá, đầu cơ và đeo bám, quấy nhiễu khách du lịch trên địa bàn căn bản được hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở lưu trú, kinh doanh lữ hành được thường xuyên và đã xử phạt hành chính đối với rất nhiều cơ sở vi phạm kinh doanh và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Tiểu kết chƣơng 2

Nội dung của chương nghiên cứu đến các nội dung vấn đề như sau:

Đánh giá điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm năng tài nguyên du lịch theo khu vực Phú Quốc, Hà Tiên – Kiên Lương và phụ cận, Rạch Giá và phụ cận, U Minh Thượng và phụ cận.

Nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch giai đoạn 2006 – 2012 đề cập đến các chỉ tiêu: lượt khách, ngày lưu trú, ngày lưu trú trung bình, doanh thu, chi tiêu bình quân, kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển, kinh doanh ăn uống và kinh doanh giải trí. Trong đó, có đưa ra chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng của thời kỳ nghiên cứu, qua đó để có sự đánh giá khách quan về sự phát triển của các chỉ tiêu, để từ đó đưa ra cơ sở định hướng, giải pháp phát triển cho du lịch Kiên Giang đến năm 2020.

Hiện trạng phát triển hạ tầng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch như hệ thống giao thông đường bộ với các tuyến giao thông bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị, đường nông thôn và hệ thống giao thông đến các tuyến điểm du phần đất liền và trên đảo. Hệ thống giao thông đường thuỷ với các tuyến đường thuỷ nội địa, quốc tế đã khai thác và các tuyến sẽ khai thác trong thời gian tới. Hệ thống đường hàng không với khả năng phục vụ của 02 sân bay Rạch Giá và sân bay quốc tế Dương Tơ. Phương tiện vận chuyển công cộng bao gồm các tuyến xe bus liên tỉnh, nội tỉnh và các tàu cao tốc đi các đảo có khai thác hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, vấn đề hiện trạng hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước trên toàn tỉnh và cung cấp cho sự phát triển cũng đã được đề cập một cách khái quát; công tác hệ thống vệ sinh môi trường như ô nhiễm môi trường, rác thải, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình khai thác du lịch cũng rất quan tâm chú trọng. Mặt khác, thông tin liên lạc bao

Một phần của tài liệu Định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 (Trang 57)