Giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 (Trang 101)

7. Kết cấu luận văn

3.2. Giải pháp thực hiện

3.2.1. Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch

Mục tiêu: Xây dựng lực lượng lao động ngành du lịch chuyên nghiệp, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn hội nhập, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh và hội nhập.

3.2.1.1. Giải pháp về chuẩn hóa nguồn nhân lực du lịch

Hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tự đào tạo, tái đào tạo đội ngũ nhân viên thông qua một số giải pháp như: hằng năm Tỉnh dành nguồn ngân sách cho việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch; tranh thủ các chương trình, dự án đào tạo nguồn nhân lực du lịch từ Tổng cục Du lịch, Chương trình hỗ chợ phát triển nguồn nhân lực của Châu Âu, các chương trình hỗ trợ phát triển du lịch của JICA (Nhật Bản), … Chú trọng việc đào tạo ngoại ngữ cho lao động, đặc biệt là ngoại ngữ hiếm.

Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng chuyên môn đối với năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các Phòng Văn hóa – Thông tin và các Trung tâm có chức năng hoạt động du lịch thuộc thành phố, thị xã và các huyện; chú trọng đào tạo nâng cao ngoại ngữ cho cán bộ. Tập trung chú trọng đưa đi đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ sau đại học để thúc đẩy phát triển du lịch Kiên Giang trong thời gian sắp tới, cụ thể: phấn đấu đến giai đoạn 2013 - 2015 toàn tỉnh có 8 -10 thạc sỹ có trình độ chuyên môn về du lịch; giai đoạn 2016 - 2020 phấn đấu toàn tỉnh có 12 - 15 thạc sỹ du lịch, 3 – 5 tiến sỹ du lịch.

Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ chính sách cán bộ từ việc tuyển dụng, sắp xếp, quản lý, sử dụng và cần ban hành chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với lao động du lịch có trình độ cao để thu hút và duy trì tính phục vụ lâu dài cho tỉnh, chú trọng tuyển dụng người trẻ, có năng lực, có kinh nghiệm cao để đảm bảo tính kế thừa.

Trước mắt thu hút lao động có trình độ cao trong các nghề kinh doanh du lịch. Lâu dài cần sớm xúc tiến xây dựng và thực hiện “Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020”. Trong đó cần chú trọng đào tạo phát triển đội ngũ Batender cho các nhà hàng – khách sạn chất lượng cao trong thời gian sắp tới tương lai.

Đào tạo nâng cao năng lực có thể phân chia thành nhiều thành phần với các trình độ khác nhau thậm chí tập trung đào tạo nghề và ngoại ngữ nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng căn bản về du lịch cho lao động gián tiếp và người dân trong vùng có tham gia hoạt động du lịch. Mở các lớp tập huấn cho cộng đồng về nâng cao văn hoá ứng xử, bảo vệ tài nguyên.

Tăng cường mối liên kết, phối hợp giữa doanh nghiệp với nhà trường trong việc hỗ trợ thực tập, huấn luyện và giải quyết việc làm cho sinh viên, học sinh sau khi tốt nghiệp.

3.2.1.2. Giải pháp về phát triển mạng lưới cơ sở và chương trình đào tạo du lịch

Tăng cường đào tạo trình độ chuyên môn sau đại học của đội ngũ giảng viên của 02 Trường Cao đẳng Nghề và Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật của tỉnh có đào tạo về du lịch. Hiệu chỉnh khung chương trình đào tạo gắn với thực hành nhiều hơn và hướng tới tiêu chuẩn hóa chương trình dạy ở các cấp bậc đào tạo về du lịch. Mặt khác, hệ thống các chương trình đào tạo của các trường đào tạo du lịch trên địa bàn khi xây dựng khung chương trình đào tạo cần lấy ý kiến đóng góp ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có uy tín đóng góp.

Là tỉnh có tài nguyên về du lịch sinh thái biển đảo, VQG, sinh thái vườn. Nhưng đội ngũ hướng dẫn viên – thuyết minh viên của tỉnh rất yếu về kiến thức sinh thái. Cần nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo và mở các lớp thuyết minh viên về du lịch sinh thái cho tỉnh.

Đẩy mạnh việc xây dựng, nâng cấp trường Nghiệp vụ Văn hoá – Thông tin thành Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn, tổ chức đào tạo nguồn

nhân lực thông quan các hình thức trực tiếp hay liên kết đào tạo cho cán bộ và nhân lực trong ngành.

3.2.2. Giải pháp về xúc tiến - quảng bá du lịch và xây dựng thương hiệu du lịch.

Mục tiêu: Thực hiện hoạt động xúc tiến quảng bá theo hướng chuyên nghiệp, với các tiếp cận lấy sản phẩm, điểm đến và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm hướng đến thị trường mục tiêu nhằm xây dựng thương hiệu du lịch Kiên Giang, thương hiệu vùng, thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm du lịch.

3.2.3.1. Giải pháp xúc tiến - quảng bá du lịch

Các doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng du khách để cung cấp sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng du khách, đồng thời kết hợp với hình thức tuyền truyền, quảng bá phù hợp.

Những năm trước mắt vẫn xác định thị trường khách du lịch quốc tế cần quan tâm xúc tiến - quảng bá để thu hút khách du lịch. Các thị trường trọng điểm là thị trường du lịch các trung tâm du lịch lớn trong nước như TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, TP Hà Nội. Chú trọng số khách du lịch là chuyên gia đi tham dự hội nghị - hội thảo, các công ty đi giao dịch kinh doanh, các đoàn caravan quốc tế đến với Kiên Giang. Các năm sau, khi cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch trên địa bàn được đảm bảo chất lượng thì cần đẩy mạnh thị trường khách du lịch tại các nước khu vực ASEAN như Thái Lan, Singapore, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan...

Tham gia các hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm, famtrip, presstrip một cách có chọn lọc trên tinh thần tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao nhất, đặc biệt là sự kiện được tổ chức tại nước ngoài. Tổ chức các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo gắn với tài nguyên du lịch và văn hóa của địa phương. Thông qua các công ty lữ hành chuyên nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để giới thiệu, bán và kết nối các chương trình du lịch đến với các khu điểm tài nguyên du lịch trên địa bàn Kiên Giang. Mặt

khác, cần đề xuất UBND tỉnh đầu tư kinh phí tham gia các chương trình xúc tiến - quảng bá du lịch như: Hội chợ ITE thành phố Hồ Chí Minh hằng năm, các sự kiện lớn được tổ chức trong khu vực ĐBSCL; xúc tiến - quảng bá tại các khu vực miền Trung và miền Bắc; chú trọng tham gia xúc tiến quảng bá nước ngoài trong điều kiện cho phép.

Tăng cường đầu tư tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong và ngoài nước ở các thị trường có nguồn khách lớn với các loại hình khác nhau. Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu, các ấn phẩm về lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh, lễ hội, làng nghề. Mặt khác, cộng tác với các báo, tạp chí có danh tiếng để giới thiệu về du lịch Kiên Giang.

Trong thời gian tới tỉnh cần nghiên cứu xây dựng kế hoạch xúc tiến du lịch theo giai đoạn 2013 – 2015. Giai đoạn 2016 - 2020 và xây dựng kế hoạch xúc tiến - quảng bá du lịch cụ thể chi tiết cho từng năm sau cho hiệu quả.

Tăng cường đầu tư nâng cấp hai Trung tâm Thông tin Du lịch tại Rạch Giá và Phú Quốc, để thể hiện tối đa vai trò, chức năng trong việc cung cấp thông tin đến du khách.

Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về xúc tiến – quảng bá du lịch: Kiến nghị UBND tỉnh cho phép thành lập thêm Trung tâm Xúc tiến Du lịch trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bên cạnh Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch. Vì hiện tại đội ngũ nhân lực của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, không thể thực hiện tốt vai trò xúc tiến du lịch cho Tỉnh.

Chú trọng nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, doanh nghiệp làm trực tiếp công tác xúc tiến – quảng bá thông qua các khóa đào tạo về xúc tiến quảng bá do Tổng cục Du lịch tổ chức, liên kết với các trung tâm đào tạo có uy tính chất lượng trong và ngoài nước để đào tạo. Hiện tại công tác xúc tiến quảng bá du lịch ở Việt Nam các doanh nghiệp và đơn vị quản lý nhà nước thực hiện chủ yếu là làm

tự phát, theo kinh nghiệm, chưa có cơ sở đào tạo nào có đào tạo chuyên ngành về xúc tiến – quảng bá du lịch chuyên nghiệp.

3.2.3.2. Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch

Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Kiên Giang, thương hiệu khu vực, thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp, thương hiệu các địa danh nổi tiếng, thương hiệu sản phẩm du lịch, các thương hiệu hàng hóa dịch vụ để tạo thành hệ thống hình ảnh thống nhất, thông điệp về sản phẩm du lịch Kiên Giang. Giải pháp chiến lược thương hiệu phải gắn liền với chiến lược sản phẩm thị trường và chiến lược xúc tiến – quảng bá. Chú trọng lựa chọn đầu tư hình thành nên một vài khu du lịch hay điểm du lịch trên địa bàn để tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng thương hiệu. Có thể chọn TP Du lịch Hà Tiên, VQG U Minh Thượng hay Phú Quốc để xây dựng thương hiệu khu du lịch Kiên Giang. Nhà nước hỗ trợ xây thương hiệu du lịch cho Tỉnh; các địa phương, hội du lịch, các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho khu vực, doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm.

Phối hợp hiệu quả trong và ngoài ngành để xây dựng thương hiệu mạnh, thống nhất, duy trì lâu dài và đảm bảo tác động đến thị trường mục tiêu. Tiếp thu kinh nghiệm trong và ngoài nước trong quá trình phát triển thương hiệu.

3.2.3. Giải pháp về đầu tư, thu hút vốn đầu tư và cơ chế, chính sách phát triển du lịch

Mục tiêu

Tập trung tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật, xúc tiến quảng bá, nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch để nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch.

Huy động tối đa các nguồn vốn để giải quyết nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật, các dịch vụ du lịch, dịch vụ vui vơi giải trí, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. Tạo điều kiện và hành lang pháp lý cho công tác quản lý và khai thác phát triển du lịch đồng bộ, hợp lý.

3.2.2.1. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch

Ưu tiên đầu tư xây dựng các khu điểm du lịch quốc gia và địa phương: Các khu du lịch cần tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng khác biệt với các khu vực khác nhau trên địa bàn về cả mô hình, kiến trúc, loại hình sản phẩm du lịch để trở thành trụ cột cho việc phát triển du lịch và thương hiệu du lịch Kiên Giang. Từ đó tạo cơ sở, tiền đề cho công tác xúc tiến – quảng bá thu hút khách du lịch. Trước mắt cần tập trung chọn hai đến ba khu du lịch quốc gia hay địa phương xây dựng quy hoạch chi tiết, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các khu vực cần ưu tiên xúc tiến như: khu du lịch Mũi Nai, Hòn Phụ Tử, U Minh Thượng và Phú Quốc.

Nhà nước cần ưu tiên kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cơ sở hạ tầng hằng năm cho ngành du lịch và chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành trong việc nghiên cứu và xây dựng quy hoạch chi tiết cho các khu điểm du lịch quốc gia, địa phương trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mặt khác, tỉnh cũng cần tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài như vốn ODA, FDI, nguồn tài trợ quốc tế và các nguồn khác để kết hợp đầu tư.

Đầu tư phát triển đồng bộ và có chất lượng đối với dịch vụ chơi giải trí để thu hút khách. Các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao có chất lượng cao bổ trợ cho việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trên địa bàn còn ít về số lượng, chất lượng còn rất hạn chế. Đặc biệt là các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm, điều này đã hạn chế đáng kể thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của khách, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh du lịch. Để khắc phục tình trạng trên, giai đoạn 2013 - 2015 cần lựa chọn một số dịch vụ du lịch bổ sung tại một số khu vực như Hà Tiên – Kiên Lương, Phú Quốc để ưu tiên đầu tư xây dựng các dịch vui chơi giải trí và thể thao tổng hợp đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa, thị trường khách có nhu cầu cao về các dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao. Giai đoạn 2016 – 2020 khi các khu vực trên đã phát triển mạnh sẽ tiếp tục đầu tư các khu vực còn lại như TP Rạch Giá, U Minh

Thượng và khu vực đảo. Các loại hình cần đầu tư như: Leo núi, đua thuyền, câu cá, du lịch thám hiểm, diều bay, bóng nước, thuyền kayak, mô tô nước, lướt ván, dù kéo, vũ trường, thuỷ cung.

Tăng cường đầu tư kinh phí nghiên khoa học công nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá lý du lịch, cũng như đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả các đề tài - dự án về du lịch cho tỉnh.

3.2.2.2. Giải pháp thu hút vốn đầu tư

Các giải pháp về thu hút vốn đầu tư hình thành từ 2 nguồn chủ yếu:

- Nguồn vốn cấp từ ngân sách Nhà nước: Bao gồm cả vốn của Trung ương và địa phương. Xây dựng các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch thật khả thi, trình UBND tỉnh và Chính phủ hỗ trợ vốn thực hiện, đặc biệt là các dự án từ việc triển khai quy hoạch du lịch chi tiết. Việc xúc tiến, triển khai trên tinh thần trước tiên là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, tránh dàn trải, thiếu tính toán dẫn đến kém hiệu quả. Trên cơ sở đó tạo động lực kích thích các ngành nghề khác đầu tư vào du lịch.

- Hình thành và tranh thủ cơ chế huy động vốn hợp lý để tranh thủ mọi nguồn vốn cho đầu tư và phát triển du lịch:

Vốn tích luỹ từ các doanh nghiệp kinh doanh có lãi; vốn vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi cho các dự án du lịch, nhất là đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn mà có tiềm năng tài nguyên phát triển du lịch, nguồn thông qua việc cổ phần hoá các doanh nghiệp, vốn cho thuê đất thu tiền mặt, vốn đầu tư trong nước thông qua Luật đầu tư.

Vốn vay trực tiếp từ các tổ chức nước ngoài, vốn FDI, vốn ODA, vốn liên doanh với tổ chức nước ngoài, vốn đầu tư trực tiếp 100% của nước ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, dịch vụ vui chơi giải trí, nguồn nhân lực, bảo vệ, bảo tồn tài nguyên, môi trường du lịch.

3.2.2.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách phát triển du lịch

- Chính sách đầu tư: Nghiên cứu, xây dựng cơ chế huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch thật hấp dẫn theo hướng phát hành trái phiếu,

đấu giá quyền sử dụng đất, hình thức BOT trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch gắn

Một phần của tài liệu Định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 (Trang 101)