Tình hình hợp tác phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 (Trang 60)

7. Kết cấu luận văn

2.2.8. Tình hình hợp tác phát triển du lịch

Đối với hợp tác trong nước: Trong những năm qua du lịch Kiên Giang đã ký kết hợp tác phát triển du lịch toàn diện với tỉnh Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh và 4 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm của khu vực ĐBSCL bao gồm Cần Thơ, An Giang, Cà Mau. Trong các đơn vị ký kết hợp tác, ngoài thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm kinh tế - xã hội lớn và là thị trường du lịch cung cấp khách quốc tế chủ yếu, Kiên Giang đã hợp tác nhiều với TP.HCM nhiều trong trong các lĩnh vực du lịch. Bốn tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm liên kết hợp tác điển hình là khảo sát và xây dựng « Chương trình du lịch 4 địa phương, một điển đến + ». Nhìn chung, quá trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Kiên Giang và các tỉnh thành hiệu quả mang lại còn rất hạn chế.

Hợp tác quốc tế: Kiên Giang có liên kết hợp tác phát triển du lịch với một số tỉnh, thành của Vương quốc Campuchia như TP Kép, tỉnh Kampot, tỉnh Shihanouk. Hai nước đã khảo sát để thiết lập tuyến du lịch đường biển từ Kiên Giang - Shihanouk (Campuchia) – Chanthaburi (Thái Lan) và đường hàng không từ Phú Quốc – Xiêm Riệp – Phonomphenh, nhưng đến nay vẫn còn bỏ ngõ. Trong thời gian qua chỉ có khách du lịch của Kiên Giang đưa sang Campuchia, còn phía bạn hầu như không có đoàn khách nào từ các công ty du lịch Campuchia đưa sang Kiên Giang. Nhận xét về hoạt hợp tác quốc tế về du lịch trong những năm qua là rất yếu và không mang lại hiệu quả. Trong những năm sắp tới cần xây dựng kế hoạch hợp tác hiệu quả, thu hút được khách quốc tế.

2.2.9. Công tác tổ chức, quản lý nhà nước du lịch.

- Về quản lý kinh doanh: Sở VH,TT &DL, các đơn vị cơ sở quản lý Nhà nước về du lịch cấp huyện, thị, thành đã làm tốt công tác tham mưu hướng dẫn, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch qua việc làm cầu nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Thời gian qua, số lượng doanh nghiệp du lịch không ngừng tăng lên, ngành nghề kinh doanh đa dạng, đã có nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tại các khu du lịch.

- Về môi trường du lịch:

Trong những năm qua, ngành du lịch Kiên Giang rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển du lịch nên môi trường du lịch tại các khu, điểm du lịch, vấn đề rác thải, chất thải, ô nhiễm cục bộ dần được khắc phục nên đã cải thiện một cách đáng kể so với những năm trước đây. Bên cạnh đó, các tệ nạn xã hội, ăn xin, đeo bám, chèo kéo khách đã được ngăn chặn và đẩy lùi đáng kể. Mặt khác, ý thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên du lịch cũng đã được nâng lên một cách đáng kể.

Tuy nhiên, một số khu điểm du lịch vấn còn tình trạng ô nhiễm do rác thải không có phương tiện hay ý thức của các cơ sở kinh doanh du lịch về vấn đề thu gom, xử lý rác. Các cơ sở kinh doanh du lịch chưa có thể thống xử lý chất thải chưa đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Mặt khác, hiện tượng sử dụng khai thác tài nguyên thiếu quy hoạch, bảo tồn làm ảnh hưởng đến sự đa dạng môi trường sinh học…

Môi trường nước: Theo báo cáo trong Dự án QHTTPRKTXH tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 theo báo cáo của Môi trường Chiến lược (ĐMC) cho thấy: “Một số khu vực sông,bến cảng, khu vực chế biến, khu vực chợ, khu vực đông dân cư bị ô nhiễm cục bộ, bị ô nhiễm nặng TSS, COD, BOD và Coliform… Bên cạnh đó, còn có một số noi bị ô nhiễm khu vực cảng hành khách Rạch Giá, ô nhiễm ven bờ tại các cảng, cầu cá, Dinh Cậu đảo Phú Quốc.

Thu gom và xử lý nước thải: Nước thải công nghiệp, cơ sở y tế đều chưa được xử lý triệt để, tại các khu vực chế biến, một số cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải

làm cho nhiều khu vực bị ô nhiễm, trong đó có không ít cơ sở lưu trú và nhà hàng trên địa bàn.

Môi trường không khí: Qua đánh giá tại ĐMC cho thấy, chất lượng môi trường không khí của Kiên Giang phụ thuộc vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội như: Khu vực Tứ giác Long Xuyên bị ô nhiễm bởi khói bụi của năm nhà máy sản xuất xi măng và chế biến thủy hải sản, khu vực Rạch Giá và khu vực dọc đường quốc lộ bị ô nhiễm bởi phương tiện giao thông, khu vực Tây sông Hậu bị ô nhễm cục bộ nhẹ và khu vực ven biển, hải đảo không khí trong lành đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép khai thác khách du lịch. Tại Kiên Giang, các khu điểm du lịch chủ yếu tập trung khu vực bờ biển, hải đảo và VQG nên chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn là đảm bảo tiêu chuẩn.

Môi trường đất: Trong những năm qua một số khu vực ven sông tại Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc, Rạch Giá đã đổ đất xây dựng các công trình hạ tầng, đô thị, các công trình, dự án đã gây ô nhiễm môi trường đất và nước biển ven bờ. Qua kết quả quan trắc môi trường hằng năm của Sở Tài nguyên & Môi trường Kiên Giang cho thấy một số cơ sở chế biến, nuôi trồng thủy hải sản, các cơ sở dịch vụ du lịch không có hệ thống xử lý nước hải mà chủ yếu xả thải trực tiếp làm ô nhiễm môi trường đất tại các khu vực ven biển, còn tại các khu vực hải đảo. Ô nhiểm cục bộ chỉ tập trung tại các khu vực cầu cảng, khu vực dân cư, còn lại chất lượng đất tại các khu du lịch là vẫn đảm bảo.

Vấn đề xử lý rác: Rác thải công nghiệp chưa được phân loại và xử lý riêng đối với các rác thải độc hại. Đối với rác thải y tế hiện nay chỉ có 6/13 lò đốt, số còn lại phải xử lý chung với rác thải sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt tại các huyện, thị xã, xã đều có hố chôn lắp nhưng còn mang tính chất thủ công làm ô nhiễm môi trường; các bãi chôn lấp không đảm bảo vệ sinh nên có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Hiện trạng rừng và đa dạng sinh học: Tổng diện tích rừng của Kiên Giang là 111.817 ha, chiếm 17,6% diện tích tự nhiên. Hệ thống rừng là tài nguyên cực kỳ quan

sinh thái, cộng đồng, nghiên cứu, về nguồn, trở lại chiến trường xưa… Một trong những tài nguyên nổi bật về sự đa dạng của hệ sinh thái là Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang và hệ sinh thái đặc trưng, được UNESCO công nhận 27/10/2006 với diện tích 1,1 triệu ha, tập trung tại các khu vực VQG Phú Quốc, VQG U Minh Thượng, KBT biển Phú Quốc, rừng phòng hộ ven biển khu vực Kiên Lương, An Minh với đa dạng sinh học cực kỳ quý hiếm.

- Một số lĩnh vực khác:

Chỉ đạo thực hiện quy hoạch du lịch đúng hướng, đặc biệt là công tác đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hợp lý, tạo ra các khu du lịch có quy mô đủ điều kiện và khả năng thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Từng bước đưa du lịch Kiên Giang trở thành trung tâm du lịch ĐBSCL.

Những năm qua, ngành du lịch Kiên Giang đã tham mưu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh ban hành nhiều chủ trương như nghị quyết, chỉ thị, quyết định liên quan đến du lịch. Bên cạnh sự ra đời của Luật Du lịch và các quy định về công tác quản lý chuyên ngành du lịch đã trực tiếp tổ chức triển khai kịp thời các văn bản pháp luật có liên quan đến du lịch cho các cơ quan ban ngành và các đơn vị kinh doanh du lịch. Qua đó có tác động thúc đẩy du lịch phát triển và tạo ra môi trường hoạt động du lịch lành mạnh, tuân thủ pháp luật.

Ngành du lịch đã phối hợp với các ban ngành và UBND các huyện, thị, thành kiểm tra chấn chỉnh tình hình trật tự kinh doanh dịch vụ, giá cả, ăn xin, tệ bán hàng rong và đeo bám gây phiền hà cho khách tại điểm du lịch. Vì vậy tình trạng nâng giá ép giá, đầu cơ và đeo bám, quấy nhiễu khách du lịch trên địa bàn căn bản được hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở lưu trú, kinh doanh lữ hành được thường xuyên và đã xử phạt hành chính đối với rất nhiều cơ sở vi phạm kinh doanh và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Tiểu kết chƣơng 2

Nội dung của chương nghiên cứu đến các nội dung vấn đề như sau:

Đánh giá điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm năng tài nguyên du lịch theo khu vực Phú Quốc, Hà Tiên – Kiên Lương và phụ cận, Rạch Giá và phụ cận, U Minh Thượng và phụ cận.

Nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch giai đoạn 2006 – 2012 đề cập đến các chỉ tiêu: lượt khách, ngày lưu trú, ngày lưu trú trung bình, doanh thu, chi tiêu bình quân, kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển, kinh doanh ăn uống và kinh doanh giải trí. Trong đó, có đưa ra chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng của thời kỳ nghiên cứu, qua đó để có sự đánh giá khách quan về sự phát triển của các chỉ tiêu, để từ đó đưa ra cơ sở định hướng, giải pháp phát triển cho du lịch Kiên Giang đến năm 2020.

Hiện trạng phát triển hạ tầng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch như hệ thống giao thông đường bộ với các tuyến giao thông bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị, đường nông thôn và hệ thống giao thông đến các tuyến điểm du phần đất liền và trên đảo. Hệ thống giao thông đường thuỷ với các tuyến đường thuỷ nội địa, quốc tế đã khai thác và các tuyến sẽ khai thác trong thời gian tới. Hệ thống đường hàng không với khả năng phục vụ của 02 sân bay Rạch Giá và sân bay quốc tế Dương Tơ. Phương tiện vận chuyển công cộng bao gồm các tuyến xe bus liên tỉnh, nội tỉnh và các tàu cao tốc đi các đảo có khai thác hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, vấn đề hiện trạng hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước trên toàn tỉnh và cung cấp cho sự phát triển cũng đã được đề cập một cách khái quát; công tác hệ thống vệ sinh môi trường như ô nhiễm môi trường, rác thải, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình khai thác du lịch cũng rất quan tâm chú trọng. Mặt khác, thông tin liên lạc bao gồm viễn thông, internet, hệ thống các trạm y tế, hệ thống cơ sở vật chất giáo dục về du lịch như trường lớp gián tiếp liên quan đến quá trình phát triển dịch vụ du lịch cũng tính để đánh giá chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của du lịch Kiên Giang.

Hiện trạng phát triển phát triển nguồn nhân lực thống kê về số lượng nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn, độ tuổi, sự phân bố nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.

Nghiên cứu về tình hình đầu tư trong du lịch: Đề cập đến tình hình triển khai các dự án đầu tư, kêu gọi đầu tư du lịch trong việc xúc tiến thực hiện quy hoạch tại các khu vực trong điểm như Phú Quốc, Rạch Giá, Hà Tiên, Kiên Lương, Kiên Hải, U Minh Thượng. Ngoài ra, thực trạng đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch, đầu tư cho hoạt động xúc tiến du lịch và các hoạt động khác cũng được nghiên cứu đến.

Công tác tuyên truyền – xúc tiến quảng bá du lịch: Trong những năm qua. Trong đó, đề cập đến thị trường, chương trình, kinh phí đầu tư, bộ máy nhà nước quản lý các vấn đề xúc tiến - quảng bá, cũng như hiệu quả của công tác xúc tiến quảng bá trong thời gian vừa qua. Từ đó đưa ra nhận định về kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác xúc – tiến quảng bá của du lịch Kiên Giang.

Hợp tác phát triển du lịch: Tăng cường hợp tác phát triển giữa các tỉnh thành đã ký kết và các tỉnh có tiềm năng thị trường cung cấp khách du lịch. Đặc biệt là mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch với các quốc gia khu vực Đông Nam Á và các nước mà Kiên Giang trong thời gian qua đã hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế xã hội.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch: Công tác quản lý quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng – kỹ thuật; quản lý kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển, kinh doanh vui chơi giải trí, bảo vệ mội trường du lịch, công tác quản lý về thủ tục hành chánh, các văn bản pháp luật, phối hợp với các ban ngành trong các vấn đề phát triển du lịch.

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020

3.1. Định hƣớng phát triển du lịch

3.1.1. Các căn cứ đề xuất

3.1.1.1. Căn cứ vào Quyết định số: 2473/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 12 năm 2011 phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.

Mục tiêu: Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.

Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là đất nước có ngành du lịch phát triển.

Đặc điểm và tiềm năng phát triển các vùng du lịch: ĐBSCL tài nguyên du lịch đặc thù nổi bật gồm: Láng Sen Đồng Tháp Mười (Long An); VQG Tràm Chim (Đồng Tháp); Thới Sơn (Tiền Giang); VQG U Minh Thượng (Kiên Giang); Năm Căn (Cà Mau); các bãi biển Hòn Chông, Mũi Nai, Phú Quốc. Trong đó Phú Quốc được nhìn nhận là khu du lịch có tiềm năng du lịch đặc biệt; Di tích Bà Chúa Xứ ở núi Sam. Các di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng khác.

3.1.1.2. Căn cứ vào Quyết định số: 803/QĐ-BVHTTDL, ngày 09 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt “Đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020”.

Mục tiêu phát triển: Phát triển du lịch dựa trên thế mạnh của từng khu vực, từng địa bàn trong Vùng, tạo sản phẩm đặc thù, độc đáo, tạo điểm đến đặc trưng khu vực, mở ra khả năng kết nối sản phẩm nội vùng, liên vùng, liên quốc gia, tạo hiệu quả kinh

lịch trong Vùng, khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng gắn du lịch với xóa đói giảm nghèo, kêu gọi đầu tư xây dựng các dự án về du lịch có quy mô và chất lượng quốc tế.

3.1.1.3. Căn cứ vào Quyết định 1255/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang thời kỳ đến năm 2020”.

+ Mục tiêu

- Phát huy tổng hợp các nguồn lực để xây dựng và phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đến năm 2015 và sau đó trở thành ngành kinh tế chủ lực bằng cách đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu khách du lịch quốc tế và trong nước, liên kết với du lịch quốc tế và các vùng khác trong nước. Phát triển du lịch gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia.

- Đến năm 2020 phát triển đảo Phú Quốc trở thành Trung tâm du lịch, giao thương quốc tế lớn, hiện đại chất lượng cao, tầm cỡ quốc gia trong khu vực và thế giới;

Một phần của tài liệu Định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)