Nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất của tổng công ty rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại nguyên, vật liệu sử dụng lại có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nên Tổng công ty tiến hành phân loại NVL căn cứ vào nội dung kinh tế và vai trò, công dụng của nguyên, vật liệu trong quá trình sản xuất, nhằm nắm rõ được từng loại NVL để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng hiệu quả.
Nguyên vật liệu trong Tổng công ty được chia thành các loại sau:
- Nguyên liệu chính: Là loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành thực thể vật chất của sản phẩm: thóc Malt, cao hoa, hoa viên, gạo...
- Vật liệu phụ: là loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, kết hợp với NVL chính để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc nâng cao màu sắc của sản phẩm như: hóa chất, nhãn bia, nút bia, tấm lọc, bột lọc...
- Nhiên liệu: Là các loại vật liệu cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất như: than, dầu FO, dầu nhờn, xăng...
- Phụ tùng thay thế: Là các phụ tùng, các chi tiết được sử dụng thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất như: Khoan van, ốc vít, doăng, bu long, mắt thần của máy, xích, băng chuyền, những phụ tùng đi kèm dây chuyền sản xuất bia...
- Vật tư, vật liệu xây dựng cơ bản: Là những loại vật tư phục vụ công tác xây dựng cơ bản tại Tổng công ty như: Vôi, cát, sỏi, tôn lợp, gạch...
- Phế liệu: Là những vật liệu thải ra trong quá trình sản xuất được thu hồi như: Bã bia, mảnh chai, két đã mục nát,...
Tổng công ty đã xây dựng 5 kho chứa để quản lý NVL: - Kho 1: Phụ tùng thay thế...
- Kho 2: Vật tư XDCB.
- Kho 3: Bao bì, két nhựa, chai đựng bia,... - Kho 4: Hóa chất, nhiên liệu...
Để quản lý NVL một cách khoa học, Tổng công ty đã lập một bảng danh điểm vật liệu, bảng này sử dụng để thống nhất tên gọi, mã số, đơn vị tính, quy cách, phẩm chất và thống nhất mở thẻ kho và sổ chi tiết vật liệu.
Mỗi bảng danh điểm vật liệu mở cho NVL ở từng kho. Trong điều kiện trang thiết bị hệ thống máy vi tính đồng bộ thì việc lập Bảng danh điểm vật liệu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán vật tư nói riêng và cho công tác quản lý NVL nói chung giữa các bộ phận một cách hợp lý và khoa học.
* Các bảng danh điểm NVL được mở tại Tổng công ty: - Bảng danh điểm NVL chính 15215 – NVL chính kho 5. - Bảng danh điểm vật liệu phụ 15221 – VL phụ kho 1. - Bảng danh điểm vật liệu phụ 15222 – VL phụ kho 2. - Bảng danh điểm vật liệu phụ 15223 – VL phụ kho 3. - Bảng danh điểm vật liệu phụ 15224 – VL phụ kho 4. - Bảng danh điểm vật liệu phụ 15225 – VL phụ kho 5. - Bảng danh điểm nhiên liệu 1523 – Nhiên liệu.
- Bảng danh điểm phụ tùng thay thế 15241 – Phụ tùng thay thế kho 1. - Bảng danh điểm vật tư, VL XDCB 15251 – VT, VL XDCB kho 1. - Bảng danh điểm VT, VL XDCB 15252 – VT, VLXDCB kho 2. - Bảng danh điểm VT, VL XDCB 15253 – VT, VL XDCB kho 3. - Bảng danh điểm phế liệu 1526 – Phế liệu
Bảng 2.1: Bảng danh điểm NVL chính 15215 – NVL chính kho 5
Bảng danh điểm nguyên vật liệu chính 15215 – NVL chính kho 5
STT Tên vật tư Mã vật tư ĐVT 01 Thóc Malt ( Pháp) 50001 Kg 02 Gạo tẻ 50002 Kg 03 Đường kính 50003 Kg 04 Thóc Malt ( Úc) 50004 Kg 05 Cao hoa 50005 Kg 06 Hoa viên 50010 kg
2.3.2. Đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá nguyên vật liệu là việc dùng thước đo tiền tệ để tính toán xác định giá trị nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo tính thống nhất và trung thực.
Để đáp ứng nhiệm vụ sản xuất, tại Tổng công ty, các nghiệp vụ xuất, nhập nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên. Việc xác định đúng đắn giá trị nguyên vật liệu xuất dùng là rất cần thiết. Vì vậy, Tổng công ty đã sử dụng giá thực tế để đánh giá nguyên vật liệu và được tiến hành như sau:
Tính giá nguyên vật liệu nhập kho - Đối với NVL nhập kho do mua ngoài
NVL nhập kho do mua ngoài được tính theo giá gốc
Giá gốc NVL mua ngoài = Giá mua chưa có thuế GTGT trên hóa đơn
GTGT + Chi phí thu mua + Thuế nhập khẩu (nếu có) - Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán - Đối với NVL nhập lại kho do xuất dùng không hết.
Do đặc điểm của Tổng công ty cuối tháng thường nhập lại kho nguyên, vật liệu chính xuất cho sản xuất dùng không hết, nên trong phiếu nhập lại vật tư không có đơn giá nhập lại NVL, cuối tháng kế toán tiến hành tính giá bình quân cả kỳ dự trữ, sau đó máy sẽ tự cập nhật giá đó vào cột đơn giá của “Phiếu nhập lại vật tư”.
Giá gốc NVL nhập lại kho =
Số lượng NVL nhập lại kho x
Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ
Ta có: Xem xét một số nghiệp vụ nhập kho thóc Malt (Pháp) trong tháng 1/2012 của TCT
1, Ngày 6 tháng 1 năm 2012, Tổng Công Ty nhập kho 200.000 kg thóc Malt (Pháp) của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam theo hóa đơn GTGT số 0093674, chưa thanh toán.
Giá mua chưa thuế là: 1.192.727.272 đồng.
Thuế GTGT (10%): 119.272.728 đồng. Giá thanh toán: 1.312.000.000 đồng.
Giá gốc của thóc Malt ( Pháp) mua ngoài là: 1.192.727.272 đồng. 2, Ngày 31/1/2012, nhập kho thóc Malt sử dụng không hết theo “Phiếu nhập lại vật tư” số 00117.
Số lượng: 6.300 kg thóc Malt
Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ: 6.558 đồng/kg.
Giá trị thực thóc Malt nhập lại kho: 6.300 x 6.588 = 41.315.400 đồng.
Tính giá nguyên vật liệu xuất kho
Tại Tổng công ty, nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Vì vậy, trong tháng, khi xuất dùng NVL, kế toán chỉ theo dõi được về mặt số lượng trên “Phiếu lĩnh vật tư”. Cuối tháng, trên cơ sở số liệu nhập vào máy, khi thực hiện lệnh khóa sổ, máy sẽ tự động tính đơn giá bình quân và giá thực tế xuất kho cho từng loại NVL.
Trị giá NVL tồn kho đầu kỳ + Trị giá NVL nhập do mua ngoài trong kỳ Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ = Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập do mua ngoài trong kỳ
Giá trị thực tế
VL xuất kho =
Số lượng VL
xuất dùng x
Đơn giá bình quân cả kỳ
dự trữ
Ta có: Xem xét một số nghiệp vụ xuất kho thóc Malt trong tháng 01/2012 tại TCT
Thóc Malt (Pháp) tồn đầu tháng 01/2012 - Số lượng: 442.750 kg
- Thành tiền: 3.022.427.228 đồng.
1, Ngày 06/01/2012 nhập kho thóc Malt mua ngoài theo phiếu nhập vật tư số 00011 với số lượng 200.000kg
- Giá mua chưa thuế là: 1.192.727.272 đồng. - Thuế GTGT (10%): 119.272.728 đồng. - Thành tiền: 1.312.000.000 đồng.
Tổng trị giá nhập mua thóc Malt (Pháp) trong tháng 01 (chưa có thuế GTGT) là : 1.192.727.272 đồng
2, Ngày 02/01/2012 xuất kho theo Phiếu lĩnh vật tư số 00001 - Số lượng: 7.750 kg.
Cuối tháng, kế toán tính đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ của thóc Malt (Pháp) như sau: 3.022.427.228 + 1.192.727.272 Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ thóc Malt = 442.75 + 200 = 6.558 (đồng/kg)
Giá thực tế xuất kho thóc Malt (Pháp) theo phiếu lĩnh vật tư số 00001 ngày 02/01/2012 là: 7.550 x 6.558 = 50.824.500 (đồng)