2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty Cổ Phần Bia-Rượu-Nước Giải khát Hà Nội khát Hà Nội
2.1.1. Tổng quan về Tổng công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội
1. Tên doanh nghiệp: Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội 2. Tổng Giám Đốc hiện tại: Nguyễn Hồng Linh.
3. Địa chỉ: Số 183 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội, tên giao dịch là Hanoi Beer Alcohol And Beverage Joint Stock Coorporation, viết tắt là Habeco, được thành lập ngày 16 tháng 5 năm 2003 theo Quyết định số 75/2003/QĐ – BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) trên cơ sở sắp xếp lại Công ty Bia Hà Nội và các đơn vị thành viên; chính thức chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con tại Quyết định số 36/2004/QĐ-BCN ngày 11/05/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Logo:
o Biểu tượng chùa một cột tượng trưng cho một nét văn hóa Hà Nội o Biểu tượng hai con gấu thể hiện sức mạnh của sản phẩm
o Biểu tượng năm sau thể hiện chất lượng cao nhất
o Biểu tượng cuốn thư là kết tinh của truyền thống và bí quyết công nghệ trăm năm.
4. Ngành nghề chủ yếu của Tổng công ty gồm: Sản xuất, kinh doanh Bia, Rượu, Nước giải khát và Bao bì; Xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất; Dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, tổ chức vùng nguyên liệu, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ và ngành nghề khác theo luật định.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Tiền thân của Tổng công ty Habeco là Nhà máy Bia Hommel có quy mô 30 nhân công, do một người Pháp tên là Hommel thành lập năm 1890 với mục đích phục vụ quân viễn chinh Pháp. Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, quân Pháp rút lui, tháo dỡ toàn bộ máy móc để lại nhà máy bia Hommel ở trong tình trạng hoang phế. Năm 1957, nhà máy bia Hommel được khôi phục theo chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ và đổi tên thành Nhà máy bia Hà Nội.
Ngày 1 tháng 5 năm 1958, mẻ bia thử đầu tiên được thực hiện thành công do ông Vũ Văn Bộc - một công nhân lành nghề của nhà máy bia Hommel cũ kết hợp với sự giúp đỡ từ các chuyên gia bia của Tiệp Khắc. Ngày 15 tháng 8 năm 1958, chai bia đầu tiên của Việt Nam mang nhãn hiệu Trúc Bạch ra đời, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong ngành công nghiệp sản xuất bia tại Việt Nam. Cũng từ đây, ngày 15 tháng 8 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Tổng công ty Habeco.
Năm 1993, nhà máy Bia Hà Nội chuyển đổi mô hình hoạt động, đổi tên thành Công ty Bia Hà Nội và đẩy mạnh quá trình đổi mới thiết bị nâng công suất lên 50 triệu lít/năm. Đến năm 2001, công ty thực hiện dự án nâng công suất lên 100 triệu lít/năm.
Sau khi được chuyển thành Tổng công ty nhà nước năm 2003, sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế là việc Tổng công ty ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn bia Carlberg vào năm 2007.
Ngày 16 tháng 6 năm 2008, Habeco chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang Tổng công ty cổ phần với tên chính thức là Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco).
Năm 2010, với việc hoàn thành dự án đầu tư xây dựng Nhà máy bia công suất 200 triệu lít/năm tại Mê Linh, Hà Nội, với hệ thống thiết bịđồng bộ hiện đại bậc nhất Đông nam Á đã đưa Tổng công ty đạt công suất gần 400 triệu lít bia/năm. Habeco trở thành một trong hai Tổng công ty sản xuất bia lớn nhất của Việt Nam.
Hiện tại, Tổng công ty có 25 công ty thành viên, với các sản phẩm chủ lực là Bia hơi Hà Nội, Bia chai Hà Nội 450ml nhãn đỏ, HANOI BEER Premium, Bia Hà Nội 450ml nhãn xanh, Bia Hà Nội lon, Bia Trúc Bạch, Rượu Hà Nội.
Tốc độ tăng trưởng bình quân trong những năm gần đây bình quân là 20%. Doanh thu bình quân tăng mỗi năm 30%. Nộp ngân sách cho nhà nước bình quân tăng hơn 20%. Lợi nhuận tăng bình quân mỗi năm 12%.
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội đến năm 2010- 2015, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội sẽđược xây dựng thành một trong những Tổng công ty vững mạnh, giữ vai trò chủđạo trong ngành công nghiệp sản xuất Bia, Rượu, Nước giải khát, đáp ứng yêu cầu hội nhập, đóng góp tích cực cho nền kinh tế đất nước.
Trong suốt quá trình hoạt động, Tổng công ty Habeco đã được Nhà nước trao tặng nhiều huân, huy chương và nhiều giải thưởng cao quý khác.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty
Để đáp ứng yêu cầu của việc chuyên môn hóa sản xuất và thuận tiện cho việc sản xuất kinh doanh, bộ máy tổ chức và quản lý của TCT được tổ chức theo nguyên tắc tập trung nhất quán từ Đại hội đồng cổ đông tới các phòng ban, xí nghiệp. Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý được sắp xếp, bố trí theo sơđồ sau
Sơđồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và quản lý của Tổng công ty CP BRNGK Hà Nội
• Đại hội đồng cổđông.
• Hội đồng quản trị:
Là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại Công ty mẹ; là chủ sở hữu các công ty con mà công ty mẹ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ và phần vốn góp của công ty mẹ ở các doanh nghiệp khác.
• Ban kiểm soát
BKS do HĐQT lập ra, hoạt động theo quy chế do HĐQT phê duyệt, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, tính chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ, quyết định của Chủ Tịch HĐQT đối với các đơn vị thành viên do Công ty mẹ đầu tư toàn bộ vốn điều lệ.
Ban giám đốc: gồm có một TGĐ và 4 Phó TGĐ chịu trách nhiệm tổ chức điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty mẹ theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
• Tổng giám đốc
Là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty mẹ theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với Điều lệ Công ty mẹ và các nghị quyết, quyết định của HĐQT; chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụđược giao.
• Phó Tổng Giám Đốc
+ Phó TGĐ sản xuất – kỹ thuật: Là người được TGĐ phân công chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất – kỹ thuật theo kế hoạch của TCT ( Công ty mẹ) chịu trách nhiệm trước TGĐ về lĩnh vực được phân giao; thay mặt TGĐ khi TGĐủy quyền.
+ Phó TGĐ tài chính: Là người được TGĐ phân công tổ chức, quản lý công tác tài chính kế toán, đổi mới sắp xếp doanh nghiệp trong toàn TCT; thay mặt TGĐ khi TGĐủy quyền.
+ Phó TGĐ khoa học kỹ thuật và đầu tư: Là người do TGĐ phân công chỉ đạo lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đầu tư phát triển của TCT; thay mặt TGĐ khi TGĐủy quyền.
+ Phó TGĐ chính trị hành chính: Là người do TGĐ phân công tổ chức vụ trí công tác, phân quyền hạn các cán bộ, sắp xếp cán bộ, chịu trách nhiệm chăm lo cho đời sống tinh thần, văn hóa tư tưởng cho công nhân viên trong TCT; thay mặt TGĐ khi TGĐủy quyền.
• Các phòng ban
+ Phòng tổ chức lao động: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, quản lý lao động và các công việc khác.
+ Văn phòng: Tổ chức thực hiện công tác hành chính, tổng hợp, công tác quản trị, công tác thi đua, khen thưởng và các công tác khác.
+ Phòng thị trường: Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường, các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
+ Phòng kế hoạch đầu tư: Tổng hợp và xây dựng quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển hàng năm của Công ty mẹ và tổ hợp các công ty con. Xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn và hàng năm của toàn TCT; hướng dẫn và giám sát cá công ty con xây dựng và triển khai dự án đầu tư.
+ Phòng tài chính kế toán: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước TCT về lĩnh vực tài chính kế toán của Công ty mẹ và giám sát phần vốn kinh doanh của công ty con.
+ Phòng vật tư, nguyên liệu: Xây dựng kế hoạch và cung ứng nguyên vật liệu, tổ chức thực hiện bảo quản, sắp xếp, kiểm tra, theo dõi vật tư nguyên liệu và thành phẩm.
+ Phòng kỹ thuật: Tổ chức theo dõi, kiểm tra, kiểm soát về việc thực hiện các quy trình công nghệ; tiến hành kiểm tra, thử nghiệm chất lượng sản phẩm; xây dựng định mức NVL. Hướng dẫn vận hành bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị, tham gia xây dựng các định mức về kĩ thuật cơđiện.
+ Phòng quản lý chất lượng: thực hiện hệ thống quản lý chất lượng và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và TCVN ISO 14001:1998, lập kế hoạch dự kiến nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch hàng năm.
+ Viện kỹ thuật BRNGK: chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ công tác nghiên cứu ứng dụng phát triển sản phẩm mới.
+ Ban quản lý dự án Mê Linh: đảm nhận và chịu trách nhiệm toàn bộ lĩnh vực quản lý, điều hành dự án Mê Linh.
• Các xí nghiệp:
+ Nhà máy bia Hà Nội – Mê Linh: sản xuất bia cho TCT.
+ Xí nghiệp sản xuất: thực hiện các công đoạn trong sản xuất bia.
+ Xí nghiệp cơ điện: cung cấp điện, bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ máy móc, thiết bị và phục vụ sản xuất tại TCT.
* Bên cạnh bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty mẹ, TCT CP BRNGK Hà Nội còn có các công ty con sau:
• Công ty TNHH MTV Thương mại Habeco.
• Công ty CP Bia Hà Nội – Thanh Hóa.
• Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội.
• Công Ty CP Bia Hà Nội – Thái Bình.
• Công Ty CP Bia Hà Nội – Quảng Ninh.
• Công Ty CP Bia Hà Nội – Hải Phòng.
• Công Ty CP Bia Hà Nội – Quảng Bình.
• Công Ty CP Bia Hà Nội – Nam Định.
• Công Ty CP Bia Hà Nội – Hải Dương.
• Công Ty CP thương mại Bia Hà Nội.
• Công Ty CP Bao bì Bia- Rượu-Nước giải khát.
Các công ty thành viên:
• Công ty HABECO Hải Phòng.
• Công Ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà.
• Công Ty CP Bia Hà Nội – Kim Bài.
• Công Ty CP Bia Hà Nội – Nghệ An.
• Công Ty CP Bia Hà Nội – Quảng Trị.
• Công ty Cp bao bì Habeco.
• Công ty thủy tinh Sanmiguel Yamamura Hải Phòng.
• Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội.
• Công ty CP vận tải Habeco.
• Công ty CP VINACEGLASS.
• Công ty CP HABECO LAND.
• Công ty CP HAREC đầu tư và thương mại.
2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty
2.1.4.1. Sơđồ tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty
Việc tổ chức, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, nội dung công tác kế toán tại Tổng công ty do bộ máy kế toán đảm nhận. Cơ cấu bộ máy kế toán của Tổng công ty đảm bảo cho việc ghi chép, xử lý, tổng hợp, cung cấp thông tin về tình hình, sự vận động của tài sản, các khoản nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, tình hình chi phí, thu nhập và kết quả của Tổng công ty được đầy đủ, kịp thời, không bị chồng chéo, trùng lặp.
Sơđồ 2.2: Sơđồ tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị.
Kế toán trưởng Phó phòng tài vụ, Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư Kế toán xây dựng cơ bản Kế toán tiền lương Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán tài sản cổ định Kế toán thanh toán Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh Thủ quỹ
2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán
Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng tài vụ): Có nhiệm vụ phụ trách, điều hành chung các hoạt động của phòng, giúp giám đốc các vấn đề liên quan đến tài chính.
Phó phòng tài vụ (kiêm kế toán tổng hợp): Có nhiệm vụ trực tiếp tổng hợp số liệu kế toán, lên các báo cáo tài chính, kiểm tra, giám sát công tác kế toán của các kế toán viên.
Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ có liên quan đến nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ.
Kế toán tài sản cốđịnh: Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình tăng giảm TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ của công ty.
Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính toán, phản ánh kịp thời, đầy đủ tiền lương, tiền công, các khoản liên quan đến tiền lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ các chi phí phát sinh và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp.
Kế toán xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh kịp thời, đầy đủ các chi phí phát sinh liên quan đến XDCB.
Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ liên quan đến thu chi tiền mặt, ngoại tệ, các hoạt động có liên quan đến thanh toán, ngân hàng, nhà nước...
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh kịp thời , đầy đủ tình hình tiêu thụ sản phẩm theo từng loại. Phản ánh chính xác tình hình thu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toán công nợ.
Thủ quỹ: Đảm nhận việc thu, chi tiền mặt hàng ngày và quản lý quỹ tiền mặt của công ty.
2.2. Chính sách, phương pháp và chế độ kế toán áp dụng tại Tổng công ty
(*) Áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính và các chính sách kế toán đã được ban hành khác.
Nhiều tài khoản được TCT chi tiết rất cụ thể thành các tài khoản cấp 2, cấp 3.... Đặc biệt là các tài khoản liên quan đến nguyên vật liệu.
Hiện nay TCT tổ chức hạch toán và ghi chép theo hình thức Nhật ký chứng từ. - Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá xuất của hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
- Đơn vị tiền tệ : Đồng Việt Nam (VNĐ)
- Niên độ kế toán áp dụng : Từ ngày 01/01/N đến 31/12/N năm dương lịch. - Kỳ kế toán : Tháng.
(*) Do tính chất hoạt động cũng như đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty phức tạp, khối lượng công việc lớn cùng với việc chuyên môn hóa trong công tác kế toán, Tổng công ty đã vận dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, Tổng công ty đã tiến hành hiện đại hóa công tác kế toán bằng cách sử dụng phần mềm kế toán Accer do Tổng công ty tự xây dựng thiết kế trên môi trường FoxPro. Tuy nhiên, để có thể thực hiện việc xử lý thông tin trên máy một cách hợp lý, Tổng công ty đã xây dựng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết riêng với kết cấu đơn giản và phù hợp với mọi quy định của QĐ15/2006-BTC và được Bộ Tài chính chấp thuận.