Giải pháp từ phía Công ty

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm túi nhựa của công ty cổ phần nhựa opec (Trang 44)

3.2.1.1 Duy trì nguồn vốn ổn định

Nguồn vốn giúp Công ty tiếp tục hoạt động sản xuất và thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu. Do vậy, Công ty cần phải có giải pháp tạo nguồn vốn hiệu quả.

Nguồn vốn tự có của Công ty là từ vốn góp của các cổ đông, từ lợi nhuận hàng năm. Công ty phải lên kế hoạch cụ thể trong các khoản đầu tư theo chiều sâu; lập kế hoạch phân chia lợi nhuận hợp lý, để duy trì một cơ cấu tài chính lành mạnh và phù hợp. Đây sẽ yếu tố quan trọng để giảm rủi ro tài chính cho Công ty cũng như đảm bảo được đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Và cũng là biện pháp tốt nhất, giúp Công ty chủ động nâng cao nguồn vốn tự có sau mỗi kì kinh doanh.

Song, nguồn vốn tự có khó có đủ để mở rộng hoạt động sản xuất, vì vậy, Công ty cần có các giải pháp để huy động nguồn vốn bên ngoài. Để làm được điều đó, Công ty phải linh họat tiếp cận và tìm ra những cách thức huy động vốn hiệu quả, tiết kiệm như liên doanh liên kết, vay tín dụng trong nước, vay ưu đãi của chính phủ, các Ngân hàng, các tổ chức thương mại trong nước và quốc tế hoặc huy động qua thị trường chứng khoán. Công ty cũng cần phải xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài với một số ngân hàng, tổ chức thương mại, chứng minh được với các nhà cho vay về khả năng quản lý, kỹ năng hoạt động, năng lực tài chính cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh để thuận lợi hơn trong việc vay vốn.

3.2.1.2 Đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu

Vì không chủ động được nguồn nguyên liệu nên sản lượng sản phẩm Công ty sản xuất ra còn phụ thuộc rất lớn vào nhà cung ứng nguyên liệu. Dưới đây là một số giải pháp đảm bảo đầu vào cho Công ty:

- Thường xuyên theo dõi sát sao diễn biến giá các loại nguyên liệu trên thị trường thế giới để có những phương án sản xuất kinh doanh hợp lý. Nếu cần thiết có thể tăng nhập khẩu dự trữ nguyên liệu.

- Chủ động thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tối đa việc tăng giá bán sản phẩm bằng cách ký kết các hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp nguyên liệu ngay từ đầu năm để ổn định nguồn nguyên liệu trong cả năm.

- Cần tạo mối quan hệ tốt với nhà cung ứng nguyên vật liệu như tổ chức các chuyến thăm đối tác, mời đối tác tới tham quan nhà máy… Đồng thời, Công ty phải tạo mối liên hệ, ràng buộc với nhà cung ứng. Nhờ đó, Công ty sẽ có khả năng cao hơn trong việc đàm phán về giá cả khi nguyên liệu trên thị trường đang tăng cao.

- Đồng thời, tìm các nguồn cung cấp nguyên liệu khác để thay thế, tránh tình trạng quá phụ thuộc vào một nhà cung ứng.

- Chủ động đẩy mạnh tự sản xuất nguyên liệu hoặc tăng nguồn cung nguyên liệu trong nước.

- Phế liệu nhựa được xem như một giải pháp để giảm sức ép từ cơn sốt giá nguyên liệu nhựa. Nguồn phế liệu nhựa trong nước rất dồi dào nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được. Nguyên nhân là do hệ thống thu gom nhỏ lẻ, không tập trung; phế liệu hầu như không được xử lý và phân loại theo đúng quy cách, công nghệ tái chế thì quá lạc hậu.

Công ty cần có chiến lược đầu tư công nghệ hiện đại, nghiên cứu cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm và không ngừng khảo sát các thị trường tiềm năng. Bởi vì, yếu tố mẫu mã, chất lượng sản phẩm luôn được khách hàng đặt lên hàng đầu.

Công ty có thể phối hợp với ngành cơ khí trong nước, tự mình hoặc liên doanh với nước ngoài, từng bước sản xuất khuôn mẫu để các có thể giảm chi phí đầu tư. Công ty nên chủ động mua công nghệ, thiết bị tiên tiến của các nước phát triển, hoặc nhận chuyển giao công nghệ của các công ty hàng đầu thế giới để sản xuất các sản phẩm nhựa chất lượng cao, thân thiện với môi trường.

Cùng với việc đầu tư đổi mới công nghệ, Công ty cần tìm ra các giải pháp giảm chi phí sản xuất, ví dụ như giảm mức tiêu hao năng lượng điện ở mức có thể, sử dụng nguồn nguyên liệu tái sinh…

3.2.1.4 Hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin

Trong tình hình hội nhập, để đứng vững trong thị trường kinh doanh, Công ty cần nắm bắt lấy cơ hội. Và để xác định được những cơ hội đó, Doanh nghiệp cần có tầm nhìn rộng hơn, xa hơn, nắm bắt kịp thời và chính xác thông tin thị trường thế giới để định vị được sản phẩm của mình và điều quan trọng là :”Biết mình biết người”, rồi từ đó, tìm các biện pháp ứng phó.

Do nhu cầu của thị trường luôn thay đổi, tình hình kinh tế cũng biến động không ngừng nên công tác nghiên cứu và tìm hiểu thị trường phải được tiến hành thường xuyên. Một số giải pháp để nâng cao hoạt động nghiên cứu tìm hiểu mở rộng thị trường:

- Công ty phải thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ của bộ phận chuyên nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, tuyển thêm nhân viên mới có kinh nghiệm làm việc.

- Hàng năm, tổ chức các chuyến đi khảo sát thực tế để đánh giá được phản ứng của người tiêu dùng với sản phẩm của Công ty, xác định mức giá phù hợp, lựa chọn kênh phân phối hiệu quả, xác định rõ các đối thủ cạnh tranh…

- Thu thập thông tin từ nhiều nguồn như : Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các công ty tư vấn luật, phòng Thương mại, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, các ấn phẩm về lĩnh vực Nhựa trong nước và quốc tế, nắm bắt thông tin mới qua mạng internet để xác định mức độ cạnh tranh, xu hướng của thị trường, nhận định được các yếu tố đang thay đổi và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của ngành hàng nhựa.

- Liên kết chặt chẽ với các hiệp hội nhựa của các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua các kỳ triển lãm, diễn đàn, hội nghị để thúc đẩy hợp tác, phát triển.

3.3.1.5 Xây dựng chiến lược sản phẩm và thị trường toàn diện

Đẩy mạnh nghiên cứu, đa dạng hóa mẫu mã, đưa ra thị trường các sản phẩm mới và chất lượng cao để tăng năng lực cạnh tranh của Công ty. Phân loại khách hàng, đưa ra chiến lược bán hàng cụ thể, thực hiện chiến lược giá linh hoạt, hợp lý và phù hợp với giá trên thị trường.

Xây dựng chiến lược thị trường cho từng chủng loại sản phẩm, đảm bảo phù hợp với nội dung các hiệp định, các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã kí kết.

Để làm được điều đó, điều quan trọng mà không chỉ OPEC mà các doanh nghiệp nhựa Việt Nam cần làm là thiết lập cho được Phòng marketing và Phòng nghiên cứu thị trường. Đây là điều kiện tiên quyết mà các doanh nghiệp trong ngành nhựa cần đáp ứng để luôn ở thế chủ động trong từng bước thâm nhập thị trường thế giới.

Quan hệ với các nhà phân phối lớn, có uy tín thương hiệu hàng hoá nổi tiếng để có thể tham gia là một mắt xích trong dây chuyền phân công tiêu thụ và sản xuất hàng nhựa trên thế giới nhằm nâng uy tín hàng nhựa Việt Nam, đồng thời đưa hàng xuất khẩu Việt Nam vào các kênh tiêu thụ phù hợp, qua đó xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường.

Chú trọng xây dựng và phát triển rộng khắp hệ thống đại lý và tiêu thụ sản phẩm, phát huy tối đa vai trò của các chi nhánh tại nước ngoài, nhằm tăng tính chủ động trong hoạt động xuất khẩu. Cần đặt những văn phòng đại diện, các cửa hàng chào bán các sản phẩm của công ty tại các thị trường lớn, các trung tâm thương mại lớn của thế giới. Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài hoặc Việt kiều để làm cơ sở đẩy mạnh hàng xuất khẩu may mặc ra thị trường thế giới. Lập kho hàng ở các cảng lớn để giao nhận hàng kịp thời.

3.3.1.6 Tăng cường hoạt động quảng bá cũng như bảo hộ sản phẩm và thương hiệu của Công ty

Hiện nay, công tác quảng bá thương hiệu, hình ảnh của công ty được đánh giá là một khâu rất quan trọng. Khoản chi phí mà các công ty chi ra để quảng bá thương hiệu ngày càng lớn. Thương hiệu Công ty có uy tín thì mới

tạo được lòng tin, xây dựng mối quan hệ lâu dài với đối tác; tên tuổi sản phẩm sẽ đi vào thói quen của người tiêu dùng.

Để làm được điều đó, Công ty cần thực hiện nhiều hơn nữa các hoạt động như:

- Tích cực tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế. Tại đây, các doanh nghiệp có thể gặp gỡ, tìm hiểu và trao đổi các thông tin. Từ đó, không chỉ quảng bá được hình ảnh của mình, Công ty sẽ chủ động tìm kiếm đựơc nhiều bạn hàng, đồng thời nắm rõ hơn thông tin về các đối thủ cạnh tranh.

- Tổ chức các hội nghị khách hàng với sự có mặt của các khách hàng lớn cũng như quen thuộc, trong và ngoài nước, đồng thời thường xuyên mở các cuộc điều tra về mức độ thoả mãn của khách hàng về sản phẩm của Công ty, từ đó đúc rút kinh nghiệm và cải tiến sản phẩm.

- Tăng cường các hoạt động khuyến mại, các hoạt động dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng để tạo niềm tin, uy tín trong lòng khách hàng, nhằm đi trước các đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.

- Mở các văn phòng đại diện ở nhiều quốc gia nhằm truyền thông hình ảnh của Công ty.

- Ra đời các ấn phẩm riêng mang đậm bản chất và màu sắc của Công ty. Trang web riêng của Công ty phải được cập nhật thông tin thường xuyên các hoạt động, tình hình xuất khẩu, và các hình ảnh quảng bá thương hiệu.

- Quảng bá hình ảnh của Công ty trên các kênh thông tin đại chúng như: truyền hình quốc tế, báo chí kinh tế, thời sự, các chương trình tài trợ...

- Song song với quảng bá, Công ty cũng cần có những chính sách bảo hộ cho sản phẩm và thương hiệu OPEC. Bằng cách chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm như: mã vạch, tem sản phẩm …, chủ động đăng kí bảo hộ thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm … tại các quốc gia nhập khẩu. Phối hợp với các doanh nghiệp nhựa khác một cách chặt chẽ hơn, nhất là các doanh nghiệp cùng ngành hàng để hỗ trợ, bảo vệ nhau trong hoạt động xuất khẩu trước sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường quốc tế.

3.3.2 Một số kiến nghị

3.3.2.1 Một số kiến nghị đối với Hiệp hội

Trước hết, các doanh nghiệp nhựa nên cố gắng tập hợp nhau lại, xây dựng một Hiệp hội ngành vững mạnh, tạo điều kiện để cùng nhau phát triển, cùng liên kết, hợp tác, đối phó với tình hình thị trường nước ngoài, hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh, phân công đầu tư để tránh tình trạng cạnh tranh nội bộ

không cần thiết. Đây sẽ là nơi các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi thông tin trong và ngoài nước, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp mình cũng như tìm kiếm đối tác và liên kết làm ăn.

Với tư cách là một tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp trong toàn ngành, Hiệp hội ngành Nhựa phải tăng cường hoạt động góp phần từng bước khắc phục những yếu kém hiện nay trong toàn ngành nhựa Việt Nam. Nghiên cứu lập quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển để điều phối và cung ứng nguồn tài chính cho các doanh nghiệp. Tổ chức những trung tâm tư vấn về đầu tư sản phẩm, kỹ thuật công nghệ có khả năng phân tích tốt và dự báo chính xác các vấn đề mà các nhà sản xuất quan tâm.

Hiệp hội là tổ chức có quan hệ chặt chẽ với Chính phủ, Bộ ngành; với các viện và trường đại học; với các cơ quan quản lý Nhà nước, từ đó cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách, về cơ chế quản lý, về các công nghệ và thiết bị tiên tiến, về xây dựng thống nhất bộ tiêu chuẩn công nghiệp và tiêu chuẩn an toàn cho ngành nhựa… giúp các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được mọi vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của mình.

Hiệp hội phải thể hiện được tiếng nói chung của các doanh nghiệp, phản ánh với Nhà nước những tiến trình hoạt động, nguyện vọng, những kiến nghị và chính sách cần thiết để tăng cường khả năng xuất khẩu vào các thị trường. Mặt khác, Hiệp hội cần tích cực cùng các tổ chức quốc tế và khu vực tham gia các hoạt động có liên quan đến ngành Nhựa để trao đổi thông tin, tạo tiếng nói riêng và những ảnh hưởng của ngành trên trường quốc tế.

Có được một tổ chức Hiệp hội như vậy, ngành nhựa trong nước, mới có thể khắc phục được những yếu kém và tồn tại; vững vàng làm chủ thị trường trong nước cũng như vươn ra chiếm lĩnh thị trường ngoài nước trong giai đoạn tới.

3.3.3.2 Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Nhà nước cần có một cơ chế chính sách thích hợp và bền vững nhằm hạn chế những khó khăn mà ngành Nhựa Việt Nam đang gặp phải.

- Trong bối cảnh hiện nay, điều khó nhất của doanh nghiệp ngành Nhựa vẫn là vấn đề vốn. Những doanh nghiệp đạt điều kiện để xét duyệt hồ sơ vay vốn thì không khan vốn, còn những doanh nghiệp thiếu vốn thì lại thiếu điều kiện để được Ngân hàng xem xét cấp tín dụng. Do đó, Nhà nước cần ưu tiên hơn nữa cho các doanh nghiệp nhựa trong vấn đề vay vốn để mở rộng sản xuất và chủ động về nguồn nguyên liệu. Các ngân hàng nên xem xét về lãi suất cho vay và sớm giải quyết để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

nhựa có cơ hội được vay vốn với thủ tục đơn giản, nhanh gọn về ưu đãi lãi suất và tỷ giá.

- Nhà nước cần có thay đổi trong chính sách như khuyến khích các doanh nghiệp nhựa sử dụng và sản xuất nhựa tái sinh, cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu nhựa phế thải sạch về tái chế hạt nhựa để có thể đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu đang thiếu hụt hiện nay nhằm tăng năng lực sản xuất. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư của ngành Hóa dầu, Hóa chất và ngành Nhựa trong nước liên doanh, nhằm tận dụng thế mạnh trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu, khả năng vốn và bao tiêu sản phẩm. Đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất nguyên liệu nhựa ở Việt Nam trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu dầu khí trong nước.

- Xây dựng một chính sách thuế rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu; tránh tình trạng như khi Nhà nước ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường mới đây. Theo Luật này, kể từ ngày 1/1/2012, các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa phải chịu mức thuế 30.000 - 40.000 đồng/kg túi. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Túi nylon thuộc diện chịu thuế là loại túi, bao bì được làm từ màng nhựa đơn polyetylene, tên kỹ thuật là túi nhựa xốp”. Loại túi này là túi được làm từ HDPE+LLDPE từ mỏng đến siêu mỏng. Trong khi đó, túi thuần LLDPE/LDPE thì đa phần thuộc loại không có quai xách, có giá trị tái sinh cao hơn túi xốp và người ta cũng không gọi túi LLDPE là túi xốp. Khi ban hành nghị định hướng dẫn luật, các bộ ngành đã đưa thêm hai thành phần nhựa LLDPE/LDPE vào nghị định, làm mọi thứ rối lên và đẩy nhóm mặt hàng chịu thuế đi quá xa so với tinh thần của Quốc hội và Luật Thuế bảo vệ môi trường, gây ra không ít khó khăn và thiệt hại cho các doanh nghiệp ngành nhựa trong suốt khoảng thời gian đầu năm 2012.

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm túi nhựa của công ty cổ phần nhựa opec (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w