Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế làm tăng sức ép cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, gây nhiều khó khăn cho ngành nhựa cả nước nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng .
Với ngành nhựa, khó khăn không ở đâu xa mà chính là sự cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa Trung Quốc. Trong vài năm gần đây, ngành nhựa Trung Quốc đã có sự bứt phá mãnh liệt. Các doanh nghiệp Trung Quốc có sự liên kết chặt chẽ khi sẵn sàng đầu tư cho một doanh nghiệp với đầy đủ tiềm lực tài chính để đại diện cho hàng ngàn doanh nghiệp đi đàm phán mua nguyên liệu giá rất rẻ, sau đó về phân bố lại cho doanh nghiệp. Còn ở Việt Nam thì ngược lại, từ khâu tìm kiếm, mua nguyên liệu cho đến sản xuất, phân phối thì doanh nghiệp đều phải tự làm. OPEC cũng không nằm ngoài thực tế đó.
Đặc biệt trong thời gian tới, cạnh tranh trên thị trường thế giới đối với hàng nhựa sẽ căng thẳng hơn khi tình hình bất ổn tại những mỏ dầu Trung Đông vẫn chưa kết thúc khiến giá nguyên liệu nhập khẩu vẫn thường xuyên tăng cao. Với 80% nguyên vật liệu và phụ gia sản xuất phải được nhập từ nước ngoài, OPEC không chỉ chịu áp lực lãi suất mà còn chịu những rủi ro tỷ giá và sự tăng giá nguyên vật liệu ngoài tầm kiểm soát. Trong lúc nền kinh tế khó khăn, để bảo vệ doanh nghiệp trong nước, nhiều quốc gia sẽ xem xét đến việc dựng lên các hàng rào kỹ thuật như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng đối với sản phẩm nhập khẩu, các loại thuế nhâp khẩu, hay khởi kiện chống bán phá giá… để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Các mặt hàng