Mục tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm túi nhựa của công ty cổ phần nhựa opec (Trang 41)

Trên cơ sở định hướng chiến lược của mình, Công ty đã vạch ra mục tiêu hoạt động trong thời gian tới với một số nội dung chính như sau:

- Duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 50% đến 60%. - Doanh thu mỗi năm tăng từ 70% đến 200%.

- Lợi nhuận đạt mức từ 60% đến 80%

- Thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng bình quân 15-20% /năm. - Kiểm soát và nâng cao công nghệ dây chuyền thiết bị, với mục tiêu đạt 100% khách hàng hài lòng về chất lượng của Công ty.

- Đưa Công ty lên sàn chứng khoán để tận dụng tối đa nguồn vốn ngoài xã hội.

- Riêng mảng xuất khẩu, phấn đấu doanh thu từ hoạt động này khoảng 80 – 85%.

- Đối với mối quan hệ với các đối tác nước ngoài: không ngừng củng cố, duy trì và mở rộng bằng cách hoàn thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao uy tín của ngân hàng.

3.1.2.1 Mục tiêu về thị trường xuất khẩu

Công ty luôn thực hiện tốt việc lập kế hoạch hàng năm làm căn cứ để tiến hành xác định mục tiêu cho từng quý, tháng. Các kế hoạch này thường được dựa trên các đơn đặt hàng của đối tác. Ngoài các kế hoạch ngắn hạn, Công ty còn lập các kế họach trung và dài hạn, không chỉ ở tất cả các thị trường, mà còn cho từng thị trường cụ thể. Từ đó có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả tiêu thụ trên từng thị trường để tìm gia những điểm cần lưu ý và khắc phục.

Quan điểm phát triển thị trường xuất khẩu giai đoạn 2012 - 2015 là phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và bền vững. Duy trì các thị trường truyền thống, đồng thời tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới để giảm thiểu lệ thuộc, rủi ro trong xuất khẩu.Sau đây sẽ là bảng 3.1, dự kiến tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo thị trường.

Bảng 3.1: Dự kiến tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 2012 - 2015

Đơn vị:%

Thị trường Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Trung Quốc 55 50 45 40 Campuchia 25 27 30 33 Indonesia 9 10 10 10 EU 8 9 10 11 Nhật Bản 2 3 4 5 Thị trường khác 1 1 1 1

(Nguồn: Phòng chiến lược OPEC)

Trong những năm sắp tới, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu trọng điểm, với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu luôn ở mức trên 40% song Công ty sẽ giảm dần thị phần của thị trường này để mở rộng xuất khẩu dần sang các thị trường mới như Campuchia, EU, Nhật Bản nhằm khai thác tiềm năng tại đây.

Sản phẩm nhựa của OPEC đã được người tiêu dùng Campuchia chấp nhận, khả năng xuất khẩu các mặt hàng này của Công ty sang Campuchia chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Campuchia đang nổi lên như một thị trường tiềm năng và rất ổn định đối với mặt hàng túi nhựa xuất khẩu. Hiện không chỉ OPEC mà các doanh nghiệp ngành nhựa bao bì đang rất kỳ vọng vào tiềm năng của thị trường Campuchia. Do tình hình sản xuất trong nước chưa đủ phát triển, nên nhu cầu của Campuchia về túi nhựa sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới. Từ đó, Công ty đã mạnh dạn định hướng gia tăng

tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này trong những năm tới đều trên 25%. Campuchia sẽ là thị trường xuất khẩu chủ lực thứ 2 của Công ty, chỉ sau Trung Quốc.

Đối với thị trường mới như Indonesia, do dung lượng nhập khẩu của thị trường Indonesia vẫn còn hạn chế nên Công ty dự kiến tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tới thị trường này sẽ được giữ ổn định cho cả giai đoạn 2012-2015 ở mức 9-10% tổng kim ngạch, tương ứng khoảng gần 6 tỷ VNĐ, đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Campuchia. Và đây cũng sẽ là một thị trường đóng góp kim ngạch xuất khẩu không thể thiếu trong chiến lược thị trường xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn sắp tới.

Nhận thấy rằng, kim ngạch xuất khẩu sang EU đã có dấu hiệu tăng trở lại kể từ sau khủng hoảng, và đây là thị trường có dung lượng rất lớn, còn nhiều tiềm năng để khai thác, Công ty đã mạnh dạn nâng cao tỷ trọng xuất khẩu tới thị trường này trong những năm tới, trung bình ở mức 10%, tương ứng với tỷ trọng của thị trường Indonesia. Đây sẽ là một hướng đi mới của Công ty trong họat động xuất khẩu.

Theo nghiên cứu, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nhựa tại thị trường Nhật Bản hàng năm vào khoảng 8 tỷ USD. Do vậy, Nhật Bản là thị trường khá tiềm năng cho các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam. Đặc biệt là sau thảm họa kép động đất, sóng thần và sự cố ở các nhà máy hạt nhân đã khiến Nhật Bản phải bắt tay vào đầu tư lại hạ tầng, xây mới, hoàn thiện cơ sở vật chất, nên sẽ có xu hướng nhập khẩu nhiều sản phẩm nhựa công nghiệp sử dụng cho việc lắp đặt các hệ thống điện, và các sản phẩm nhựa bao bì để đóng gói, vận chuyển. Bởi vậy, trong giai đoạn 2012-2015, Công ty đã định hướng sẽ bước đầu thúc đẩy xuất khẩu túi nhựa sang thị trường khó tính này, tuy nhiên, chỉ với tỷ trọng kim ngạch khá nhỏ, đều dưới 5%. Điều đó đã cho thấy sự thận trọng, chắc chắn trong từng bước tiến đối với họat động xuất khẩu của Công ty.

3.1.2.2 Mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu

Trên cơ sở dự kiến tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tại từng thị trường, Công ty đã xây dựng được chiến lược tổng thể tại tất cả các thị trường nhằm làm mục tiêu phấn đấu cho họat động xuất của Công ty trong giai đoạn 2012- 2015. Tiếp đà tăng trưởng của những năm trước, Công ty dự kiến kim ngạch xuất khẩu sẽ vẫn giữ tỷ trọng lớn trong toàn bộ doanh thu của Công ty, luôn chiếm trên 80%. Đặc biệt đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 50 tỷ VNĐ, chiếm 83% tổng doanh thu. Điều này chứng tỏ, OPEC sẽ còn đầu tư và thu lợi nhiều hơn nữa từ họat động xuất khẩu túi nhựa của mình.

Qua biểu đồ 3.1, ta càng thấy được tầm quan trọng thể thấy được tầm quan trọng và sự đóng góp của họat động xuất khẩu trong toàn bộ họat động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Đơn vị: tỷ VNĐ

(Nguồn: Phòng chiến lược OPEC)

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm túi nhựa của công ty cổ phần nhựa opec (Trang 41)