Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm túi nhựa của công ty cổ phần nhựa opec (Trang 37)

Ngoài những thành quả mà Công ty đã đạt được trong quá trình xuất khẩu trong thời gian qua thì cũng không thể tránh khỏi những hạn chế cả về mặt chủ quan và khách quan:

Thứ nhất, số lượng mẫu mã, chủng loại sản phẩm túi nhựa còn ít, chưa đa dạng, phong phú như các sản phẩm trên thị trường nước ngoài, và mới đáp ứng được một phần yêu cầu đa dạng của các nhà nhập khẩu. Mặc dù gần đây Công ty đã chịu khó đầu tư để mở rộng sản xuất, nghiên cứu cải tiến mẫu mã, song phần lớn vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đa dạng của các đối tác nước ngoài.

Nguyên nhân khách quan: Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Trong khi đó, việc đầu tư cho khuôn mẫu chất lượng cao rất tốn kém và khả năng tiêu thụ từng loại mẫu mã mặt hàng chưa đủ lớn để tính toán khấu hao phù hợp với giá thành sản phẩm.

Lực lượng lao động của Công ty vẫn còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi lẽ, hiện nay chưa có một trung tâm hay một trường nào đào tạo nhân lực bài bản cho ngành Nhựa. Trong các trường đào tạo trong Bộ Công Thương hoặc ngoài Bộ, có rất ít trường đào tạo các chuyên ngành về ngành nhựa nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho ngành, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của những ngành đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao như ngành Nhựa Việt Nam.

Nguyên nhân chủ quan: Với nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế về năng lực thiết kế và chế tạo. Công ty mới chỉ đáp ứng được một số ít các khuôn mẫu để phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Với những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao, tinh vi, Công ty hầu hết đều phải nhập nhập khuôn từ nước ngoài để sản xuất.

OPEC cũng như các hầu hết các doanh nghiệp nhựa khác, đa phần hoạt động ở tình trạng tự khép kín, chưa có sự phối hợp, liên kết với nhau để đi vào thiết kế và sản xuất chuyên sâu vào một hoặc một số mặt hàng.

Thứ hai, mặt hàng túi nhựa OPEC không có khă năng cạnh tranh về giá. Dẫn tới, giá cả còn là một rào cản khi Công ty đưa sản phẩm vào các thị trường mới.

Nguyên nhân khách quan: Bởi ngành hóa dầu trong nước chưa đủ phát triển, ngành nhựa nội địa chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp

nhựa trong nước nói chung và OPEC nói riêng, nên hơn 80% nguồn nguyên liệu sản xuất của Công ty là phải nhập khẩu, khiến chi phí nguyên liệu chiếm đến 10 - 15%, vì thế, Công ty cũng khó có được lợi thế về giá thành phẩm. Thêm vào đó, giá nguyên liệu thay đổi liên tục và theo dự báo, giá thành nguyên liệu sẽ tiếp tục tăng trong năm 2012 trong khi nguồn cung sẽ gặp khó khăn do bất ổn tại Trung Đông kéo dài. Vì vậy, giá hạt nhựa thế giới sẽ tiếp tục biến động theo xu hướng cao dần, dẫn tới tăng giá hạt nhựa và các sản phẩm nhựa trong năm 2012. Trong bối cảnh này, tại các thị trường mới như EU, Nhật Bản, Công ty khó lòng cạnh tranh được với các nước chủ động được nguồn nguyên liệu, và có quy mô sản xuất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ , các nước Trung Đông …

Nguyên nhân chủ quan: Trước tình hình chi phí đầu vào liên tục tăng cao, Công ty thường xuyên phải xây dựng lại biểu giá của các mặt hàng, trong đó chủ yếu là nâng giá sản phẩm, nhằm thu được lợi nhuận để có vốn đầu tư, nếu không sẽ phải bán hòa vốn hoặc chấp nhận thua lỗ để duy trì thị trường.

Thứ ba, một số đơn hàng xuất khẩu chưa đáp ứng hoàn toàn yêu cầu về chất lượng sản phẩm.

Nguyên nhân khách quan: chính sách nhập khẩu của các thị trường lớn như EU, Nhật luôn có sự thay đổi trong cách thức lựa chọn hàng và yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng, các tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội của Công ty.

Nguyên nhân chủ quan: Lực lượng lao động vẫn còn thiếu những cán bộ kĩ thuật chuyên môn và công nhân tay nghề cao. Tác phong sản xuất công nghiệp của đại đa số lao động chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Hệ thống dây chuyền máy móc kỹ thuật tại các nhà máy tuy được Công ty đầu tư kĩ lưỡng, thường xuyên, nhưng công nghệ vẫn chưa thể theo kịp thế giới và khu vực.

Thứ tư, thương hiệu OPEC tuy đã đạt được nhiều thành công và để lại dấu ấn trên thị trường một số nước như Trung Quốc, Campuchia, song vẫn chưa phải là một thương hiệu mạnh tại các thị trường có dung lượng lớn như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ...

Nguyên nhân khách quan: Đây đều là những thị trường rất khắt khe trong các quy chuẩn xuất nhập khẩu hàng hóa. Điển hình là Hoa Kỳ, ngoài việc phải đối mặt với chính sách bảo hộ mậu dịch tại đây, mặt hàng túi nhựa đựng hàng hóa bán lẻ bằng sợi Polyetylen của Việt Nam cũng đang phải chịu thuế chống bán phá giá. EU, Nhật Bản nổi tiếng là những thị trường khó tính về chất lượng hàng hóa, yêu cầu khắt khe từ quy trình sản xuất, đến vận chuyển, giao nhận hàng hóa.

Nguyên nhân chủ quan: Là do hoạt động marketing quốc tế của Công ty còn yếu, công tác thị trường còn sơ sài, chưa coi quảng cáo là một công cụ cạnh tranh thực sự. Hiện nay, Công ty mới chỉ tập trung vào công tác thương mại điện tử, quảng cáo sản phẩm qua website của Công ty (www.opec.vn), các tạp chí chuyên ngành trong nước, cổng thương mại quốc tế trực tuyến (alibaba.com). Công ty chưa tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế, chủ động xúc tiến thương mại với các đối tác có thể làm đại lý tại nước ngoài hay chưa có một chi nhánh nào đặt tại nước ngoài.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TÚI NHỰA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA OPEC CHO ĐẾN NĂM 2015

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm túi nhựa của công ty cổ phần nhựa opec (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w