Mặc dù, từ đầu năm 2009, việc xuất khẩu túi nhựa khó khăn do khủng hoảng nợ công tại EU, Mỹ đã bắt đầu áp dụng phải thuế bán phá giá đối với mặt hàng túi nhựa Việt Nam… nhưng hiện nay cơ cấu thị trường xuất khẩu túi nhựa của OPEC đã có những động thái chuyển hướng khá tích cực và duy trì được sự ổn định. Kim ngạch xuất khẩu không còn chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc như năm 2010, mà tăng đều vào các thị trường khác như Campuchia, Indonesia… Điều đó có thể thấy rõ qua các bảng sau:
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu túi nhựa theo thị trường giai đoạn 2007 – quý I/2012
Đơn vị: tỷ VNĐ
Thị trường Năm
2007 Năm2008 Năm2009 Năm2010 Năm2011
Quý I/2012 KH TH % vượtKH Trung Quốc 6,12 6,35 9,03 10,22 13,45 4 4,42 10,5 Campuchia 0,02 0,04 0,05 1,85 8,01 6 9,76 62,6 Indonesia 0,03 0,03 0,03 1,81 4,74 2,5 1,51 - 39,6 Thị trường khác 0,15 0,13 0,12 1,56 2,01 0,5 0,87 74 Tổng 6,32 6,55 9,23 15,44 28,21 13 16,56 27,4 (Nguồn: Phòng XNK OPEC) Trung Quốc
Với điều kiện địa lý thuận lợi và nhất là quan hệ buôn bán giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã có từ lâu đời, nên ngay từ đầu, khi quyết định xuất những lô hàng đầu tiên, OPEC đã chọn Trung Quốc làm thị trường xuất khẩu chủ lực. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ là một con số khiêm tốn 6,12 tỷ VNĐ. Nhưng bước sang giai đoạn 2008 - 2011, kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường Trung Quốc liên tục tăng lên nhanh chóng. Với giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2009, 2010 và 2011 lần lượt là 9,03 ; 10,22 và 13,45 tỷ VNĐ, thị trường Trung Quốc liên tục trở thành thị trường đầu tàu chở nhiều kim ngạch xuất khẩu nhất về cho Công ty, bỏ xa các thị trường khác. Những hợp đồng lớn của Công ty đều là được kí kết với các đối tác Trung Quốc. Nhìn vào biểu đồ 2.4 sau đây, ta càng thấy rõ hơn vai trò trọng yếu của thị trường Trung Quốc chiến lược thị trường của Công ty.
Mặc dù số lượng các doanh nghiệp nhựa tại Trung Quốc là rất lớn, song OPEC cho thấy sự không e ngại phải cạnh tranh hoặc giành thị phần của sản phẩm nhựa Trung Quốc trên sân nhà. Bởi theo nghiên cứu, sản phẩm nhựa của Việt Nam nói chung đang giữ một vị trí rất quan trọng trong tâm trí
(Nguồn: Phòng XNK OPEC)
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu túi nhựa trong năm 2011
người tiêu dùng, trong khi đó doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng nhựa tái sinh hoặc nguyên liệu không có nguồn gốc rõ ràng, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng nên gần đây không còn được ưa chuộng, dù giá rẻ. Túi nhựa của OPEC cạnh tranh được với hàng Trung Quốc trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu là do đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng; sản phẩm chất lượng, không sử dụng hóa chất nguy hại, tiện dụng, thiết kế đẹp mắt và giá thành hợp lý. Điều này càng chứng tỏ OPEC rất tự lập và mạnh dạn trong kinh doanh không chỉ ở thị trường nội địa mà còn ở cả các thị trường quốc tế.
Campuchia
Vào những năm 2007, 2008, 2009, kim ngạch xuất khẩu sang Campuchia rất nhỏ, gần như không đáng kể, đều ở mức dưới 0,05 tỷ VNĐ. Con số này đã tăng thêm 1,8 tỷ vào năm 2010, và tăng vọt lên 8,01 tỷ VNĐ vào năm 2011, đây là mức kim ngạch xuất khẩu cao nhất tại thị trường này trong 5 năm trở lại đây. Điều đó cho thấy một sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu chính của Công ty trong giai đoạn 2011-2012, là sự gia tăng thị phần nhanh chóng của thị trường Campuchia. Ngay trong quý I/2012, Công ty đã tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm túi nhựa vào thị
trong quý I/2012 đạt 9,76 tỷ VNĐ, tiếp tục tăng mạnh 21,8% so với kim ngạch cả năm 2011, đưa Campuchia trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Công ty trong quý I/2012. Biểu đồ 2.5 sẽ thể hiện rõ hơn điều này.
(Nguồn: Phòng XNK OPEC)
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu túi nhựa quý I/2012
Triển vọng gia tăng kim ngạch tại thị trường Campuchia khá lớn, bởi thị trường này có rất nhiều điều kiện thuận lợi. Cùng với sự phát triển kinh tế của Campuchia, mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia có những bước phát triển khả quan kim ngạch buôn bán 2 chiều không ngừng tăng mạnh. Chính phủ Campuchia cam kết đổi mới chính sách kinh tế lành mạnh và minh bạch của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào nước này. Đồng thời, nền công nghiệp sản xuất của Campuchia còn yếu kém, nhiều mặt hàng tiêu dùng còn phải nhập khẩu. Sự thay đổi tập quán tiêu dùng của người dân Campuchia khi đang hướng đến hàng hóa chất lượng cao và tâm lý ưa hàng Việt Nam, rất thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng. Đây chính là lợi thế để các doanh nghiệp nhựa Việt Nam mở rộng cơ cấu xuất khẩu tới thị trường này.
Kim ngạch xuất khẩu cao nhất tại thị trường này là đạt 4,74 tỷ VNĐ vào năm 2011, và đang có xu hướng tăng lên trong năm 2012. Đây là thị trường đang có nhu cầu lớn về những sản phẩm nhựa phổ thông, giá trị thấp như túi nhựa; và đang trở nên ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp nhựa Việt Nam nhờ tầng lớp tiêu dùng trung lưu ngày càng tăng lên, siêu thị và các trung tâm thương mại được xây dựng ngày càng nhiều. Đây là thị trường gần, có mức dân số vừa nhưng có đời sống cao và mức tiêu dùng lớn, trong khi yêu cầu chất lượng không quá khắt khe.Nắm bắt được xu thế này, Công ty đã tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng tại Indonesia và đã tạo được uy tín với thị trường này nhờ giá cả cạnh tranh, chất lượng tốt và tiến độ giao hàng đảm bảo. Các đối tác Indonesia rất hài lòng với những sản phẩm đạt tiêu chuẩn của họ. Cùng với việc duy trì mối quan hệ tốt, công ty đã giành được nhiều hợp đồng xuất khẩu giá trị lớn hơn từ thị trường này.
Thị trường khác (Nhật Bản, EU)
Trong những tháng đầu tiên của năm 2012, kim ngạch xuất khẩu túi nhựa sang các thị trường Nhật Bản, EU của công ty đã có nhiều dấu hiệu tích cực, khi kim ngạch xuất khẩu quý I/2012 là 0,87 tỷ VNĐ đã đạt 43,3% tổng kim ngạch cả năm 2011. Công ty đã ý thức được rằng xuất khẩu được hàng sang EU đồng nghĩa với việc đạt được sự công nhận của thế giới về chất lượng và độ an toàn của hàng hoá, nên đang rất cố gắng để thâm nhập vào các thị trường này. Tuy nhiên, đây là những thị trường có hệ thông pháp luật cực kỳ phức tạp, có nhiều rào cản kỹ thuật trong thương mại nên Công ty luôn thận trọng trong từng họat động xúc tiến xuất khẩu. Theo đánh giá chung, nền kinh tế EU, Nhật Bản vẫn còn có nhiều rủi ro. Đây vừa mở ra nhiều cơ hội cho OPEC xuất khẩu tới các thị trường này, nhưng cũng cần theo dõi về thị trường này để có những hướng đi đúng.
Với điều kiện kinh doanh hiện tại, mục tiêu quan trọng nhất của công ty vẫn là duy trì các mối quan hệ hợp tác lâu dài với những bạn hàng truyền thống tại Trung Quốc, thị trường mà công ty đã am hiểu và có những đối tác mà công ty có kinh nghiệm hợp tác kinh doanh lâu năm. Tuy nhiên, song song với nó, Công ty cũng cần thiết đẩy mạnh công cuộc tìm kiếm thị trường mới, trước mắt là những thị trường gần, khách hàng dễ tính để tiếp cận thuận lợi hơn, sau đó sẽ là các thị trường có dung lượng lớn. Sự đa dạng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu giúp công ty tránh được rủi ro kinh doanh do phụ thuộc quá mức vào một thị trường nào đó.