5. Cấu trúc của khóa luận
3.4.6. Các giải pháp khác
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và điều hành quản lý của chính quyền về phát triển các sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Đầu tư xây dựng hạ tầng kênh mương; giao thông nội đồng nhất là các khu ruộng xa làng, khó canh tác dẫn đến tình trạng nông dân đang bỏ ruộng, xây dựng hệ thống trạm bơm tưới tiêu. Đầu tư phát triển hệ thống giao thông để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa nông sản, vật tư nông nghiệp từ các vùng tiêu thụ nông sản lớn đến các huyện trên địa bàn và ngược lại.
Hoàn thiện hệ thống chợ đầu mối nông sản, phát triển một số sàn giao dịch, kho bán buôn, trung tâm phân phối với các phương thức buôn bán hiện đại.
Thực hiện đồng bộ chương trình phát triển các loại hình chợ nông thôn để đảm bảo có đủ chợ phục vụ việc trao đổi hàng hóa của nhân dân.
Tiến hành các biện pháp kiểm soát việc cung cấp, sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp của người dân để giảm thiểu ONMT đất, nước.
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên, nhân dân về bảo vệ môi trường nông thôn; hướng dẫn nhân dân thực hiện pháp luật, các biện pháp bảo vệ môi trường.
66
Thực hiện việc đánh giá tác động môi trường đối với sản xuất nông nghiệp, các khu chăn nuôi, CCN, KCN. Tiến hành kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà nước – doanh nghiệp – nhà khoa học – người dân để nhằm tập trung tốt mọi nguồn lực, gắn kết được chặt chẽ giữa sản xuất – chế biến và tiêu thụ nông sản, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ