0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Biến động về quy mô sử dụng đất nông nghiệp của các hộ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 53 -53 )

5. Cấu trúc của khóa luận

2.2.3. Biến động về quy mô sử dụng đất nông nghiệp của các hộ

Theo điều tra năm 2011, cả tỉnh có 343.360 hộ có sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, giảm 4.726 hộ so với năm 2005. Nhìn chung quy mô đất của các hộ hầu như không thay đổi so với năm 2006 và phổ biến là quy mô nhỏ. Năm 2011 có 97,3% số hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có quy mô dưới 0,5 ha (giảm không đáng kể so với mức 97,6% của năm 2006); 56,9% số hộ có quy mô sử dụng đất nông nghiệp dưới 0,2 ha (năm 2006 là 53,9%). Số hộ có quy mô sử dụng đất nông nghiệp từ 2 ha trở lên chỉ chiếm 0,03% (132 hộ). Như vậy quy mô sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh còn manh mún, chưa có sự chuyên canh vì vậy mà hạn chế khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp kém.

Quy mô sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: Năm 2011 cả tỉnh có 317.691 hộ sử dụng đất trồng cây hàng năm. Như vậy bình quân 1 hộ có sử dụng đất là 0,2 ha. Trong đó tổng số hộ sử dụng đất trồng cây hàng năm, số hộ sử dụng dưới 0,2 ha đất trồng cây hàng năm chiếm tới 61,7%; nhóm hộ sử dụng đất từ 0,2 ha đến 1 ha chiếm 38,2%; nhóm hộ sử dụng từ 1 ha trở lên chỉ chiếm 0,06% tổng số hộ sử dụng đất trồng cây hàng năm.

Quy mô sử dụng đất trồng lúa của hộ: Trong tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng lúa chiếm tỷ trọng nhiều. Năm 2011 cả tỉnh có 314.396 hộ sử dụng đất trồng lúa, giảm 7.046 hộ so với năm 2006. Như vậy bình quân 1 hộ có sử dụng đất lúa là 0,2 ha/ hộ. Phân theo quy mô diện tích chung cả tỉnh, các nhóm hộ có quy mô rất nhỏ và nhỏ chiếm diện tích lớn: Hộ sử dụng dưới 0,2 ha chiếm 63,4% số hộ sử dụng đất trồng lúa; nhóm hộ sử dụng từ 0,2 đến dưới 0,5 ha chiếm 35,3%.

48

Như vậy quy mô sử dụng đất trồng cây hàng năm (chủ yếu là đất trồng lúa) của các hộ sử dụng còn nhỏ lẻ. Việc chuyển dịch theo hướng tập trung ruộng đất còn chậm. Tình trạng sử dụng đất nhỏ lẻ như vậy sẽ gây ra nhiều khó khăn đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhất là các cây, hàng hóa có chất lượng và giá trị kinh tế cao; việc xây dựng mô hình tập chung chuyên canh sẽ gặp nhiều khó khăn.

Quy mô sử dụng đất trồng cây lâu năm của hộ: Năm 2011, cả tỉnh có 114.711 hộ sử dụng đất trồng cây lâu năm, giảm 38.465 hộ so với năm 2006. Quy mô sử dụng đất cây lâu năm theo các nhóm còn theo quy mô nhỏ. Nhóm dưới 0,2 ha chiếm 87% tổng số hộ sử dụng đất trồng cây lâu năm, giảm 3% so với năm 2006. Nhóm từ 0,2 ha đến 0,5 ha chiếm 11,4% số hộ, tăng 2,7% so với năm 2006. Nhóm sử dụng đất trồng cây lâu năm quy mô trung bình và khá (từ 0,5 ha đến dưới 2 ha) chiếm 1,6% tăng 0,5% so với năm 2006. Số hộ sử dụng đất trồng cây lâu năm quy mô lớn trên 2 ha chiếm dưới 0,07%, không có sự biến động lớn so với năm 2006. Diện tích đất trồng cây lâu năm của tỉnh chủ yếu ở huyện Thanh Hà, Thị xã Chí Linh (chiếm 64,8% tổng diện tích đất trồng cây lâu năm của cả tỉnh) và chủ yếu cây lâu năm được trồng ở huyện, thị xã là cây vải.

Năm 2011, diện tích trồng cây lâu năm giảm 2.753 ha so với năm 2006 do việc chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất ở nông thôn, đất ở đô thị,…Ngoài ra còn do những năm gần đây năng suất, chất lượng cây vải thấp.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 53 -53 )

×