5. Cấu trúc của khóa luận
2.2.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp
2.2.2.1. Biến động đất nông nghiệp a. Giai đoạn 2005- 2009
- Đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh: chủ yếu được sử dụng vào mục đích trồng cây hàng năm và cây lâu năm. Hiện nay đất sản xuất nông nghiệp đang có xu hướng giảm xuống. Năm 2005 là 91.440 ha, chiếm khoảng 83,88% diện tích đất nông nghiệp nhưng đến năm 2009, diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn 88.612 ha chiếm 83,19% diện tích đất nông nghiệp.
Đất trồng cây hàng năm của tỉnh năm 2005 là 73.475 ha (chiếm khoảng 80,35% diện tích đất sản xuất nông nghiệp), năm 2009 là 70.667 ha (chiếm khoảng 79,75% diện tích đất sản xuất nông nghiệp). Trong đó diện tích đất trồng lúa chiếm diện tích nhiều nhất trong diện tích đất trồng cây hàng năm
40
(năm 2005 là 69.766 ha; năm 2009 là 67.150 ha); tiếp theo là diện tích đất trồng cây hàng năm khác (năm 2005 là 3.707 ha; năm 2009 là 3.515 ha); Đất cỏ dùng vào chăn nuôi chiếm ít nhất trong diện tích đất trồng cây hàng năm. Tập trung nhiều ở các huyện như Gia Lộc, Thanh Miện, Tứ Kỳ, Bình Giang,…
Đất trồng cây lâu năm có diện tích năm 2005 là 17.965 ha (chiếm khoảng 19,65% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp); năm 2009 diện tích đất trồng cây lâu năm có xu hướng giảm xuống 17.945 ha chiếm khoảng 20,25% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp). Tập trung chủ yếu tại các huyện như Chí Linh, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà…
Bảng 2.6. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
STT Mục đích sử dụng Diện Tích (Ha)
Năm 2005 Năm 2009 Năm 2012
Tổng diện tích tự nhiên 163.333 163.574 165.598
I Đất nông nghiệp 109.005 106.519 104.882
1 Đất sản xuất nông nghiệp 91.440 88.612 84.650 1.1 Đất trồng cây hàng năm 73.475 70.667 69.227
1.1.1 Đất trồng lúa 69.766 67.150 65.792
1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 2 2 0.34
1.1.3 Đất trồng cây hằng năm khác
3.707 3.515 3.436
1.2 Đất trồng cây lâu năm 17.965 17.945 15.423 2 Đất lâm nghiệp có rừng 8.859 8.814 10.861 2.1 Đất rừng sản xuất - 202 4.421 2.2 Đất rừng phòng hộ 7.505 7.210 4.901 2.3 Đất rừng đặc dụng 1.354 1.402 1.539 3 Đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác 8.706 9.093 9.371 Nguồn: Tổng cục thống kê
41
- Đất lâm nghiệp có rừng: đang có xu hướng tăng lên trong giai đoạn
2005- 2009. Năm 2005 là 8.859 ha (chiếm khoảng 8,13% tổng diện tích đất nông nghiệp); năm 2009 là 8.814 ha (chiếm khoảng 8,27% tổng diện tích đất nông nghiệp); Tập trung chủ yếu tại các huyện như Chí Linh, Kinh Môn,…
Đất rừng sản xuất của tỉnh có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2005- 2009. Năm 2009 là 202 ha (chiếm khoảng 2,29% tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng).
Đất rừng phòng hộ của tỉnh có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 2005- 2009. Năm 2005 là 7.505 ha (chiếm khoảng 84,72% tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng); năm 2009 diện tích đất rừng phòng hộ giảm xuống còn 7.210 ha (chiếm khoảng 81,8% tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng).
Đất rừng đặc dụng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005- 2009. Năm 2005 là 1.354 ha (chiếm khoảng 15,28% tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng); năm 2009 tăng lên là 1402 ha (chiếm khoảng 15,9 % tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng).
- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác của tỉnh: có
xu hướng tăng lên trong giai đoan 2005- 2009. Năm 2005 là 8.706 ha (chiếm khoảng 7,98% tổng diện tích đất nông nghiệp); năm 2009 là 9.093 ha (chiếm khoảng 8,54% tổng diện tích đất nông nghiệp). Tập trung chủ yếu tại huyện Kinh Môn, Kinh Thành, Gia Lộc…
b. Giai đoạn 2009-2012
Diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2009- 2012 có nhiều thay đổi. Năm 2012 diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 104.882 ha chiếm khoảng 63,34% diện tích toàn tỉnh bao gồm diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng và đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác.
Giai đoạn 2009- 2012, diện tích đất lâm nghiệp có rừng tiếp tục tăng lên cùng với việc tăng diện tích đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác ngược lại với diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
42
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2009 là 88.612 ha nhưng đến năm 2012 chỉ còn 84.650 ha chiếm 80,71% diện tích đất nông nghiệp bao gồm diện tích đất trồng cây hàng năm là 69.227 ha chiếm 81,78% diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 1.440 ha so với năm 2009 trong đó diện tích đất trồng lúa chiếm nhiều nhất sau đó chiếm diện tích lớn thứ 2 là đất trồng cây hàng năm khác.
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng tăng lên từ 8.814 ha năm 2009 lên 10.861 ha năm 2012 chiếm 10,36% diện tích đất nông nghiệp và so với năm 2009 tăng lên 2.047 ha nhờ vào việc tăng lên nhiều của diện tích đất rừng sản xuất ( tăng từ 202 ha năm 2009 lên 4.421 ha năm 2012) và diện tích đất rừng đặc dụng (tăng từ 1.402 ha năm 2009 lên `1.539 ha năm 2012).
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác có xu hướng tăng lên nhưng không nhiều bằng giai đoạn 2005- 2009. Năm 2012 diện tích đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác tăng lên 9.371 ha chiếm 8,93% diện tích đất nông nghiệp. So với năm 2009 tăng lên 278 ha và so với năm 2005 tăng lên 665 ha.
Như vậy, có thể nói trong giai đoạn 2005-2012 diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn đã có nhiều thay đổi theo hướng giảm diện tích đất nông nghiệp. Giai đoạn 2009-2012 có sự giảm nhiều hơn so với giai đoạn 2005- 2009 nguyên nhân của việc giảm diện tích là do trong giai đoạn 2009- 2012, nông nghiệp của tỉnh gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết, mất mùa, sâu bệnh,chi phí đầu vào để sản xuất nông nghiệp tăng cao,…dẫn đến năng suất, hiệu quả kinh tế có được thấp. Vì vậy mà có hiện tượng bỏ hoang ruộng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng.
2.2.2.2. Biến động về diện tích đất một số cây trồng nông nghiệp
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy diện tích đất nông nghiệp trong những năm qua có xu hướng giảm xuống do hiệu quả kinh tế thu được thấp dẫn đến không kích thích được người dân mở rộng diện tích canh tác, phát triển các
43
giống cây trồng mới chính vì thế diện tích đất trồng các loại cây nông nghiệp cũng đang bị thu hẹp lại qua các năm.
Bảng 2.7. Diện tích đất một số loại cây trồng nông nghiệp
TT Loại cây Diện tích (Ha)
2005 2008 2011
I Cây hàng năm 178.297 166.813 164.767
1 Cây lương thực 138.372 131.275 130.904
2 Cây công nghiệp hàng năm 4.011 2.768 2.215
II Cây lâu năm 22.310 22.348 23.277
3 Cây công nghiệp lâu năm 199 213 147
4 Cây ăn quả 21.410 21.461 22.137
Nguồn: Tổng cục thống kê a. Sản xuất cây lương thực
Nhu cầu lương thực là nhu cầu thiết yếu thường xuyên của đời sống con người. Nhìn chung, diện tích gieo trồng cây lương thực có xu hướng giảm từ 152.6 nghìn ha (năm 2000) xuống 138,3 nghìn ha (năm 2005) và đến năm 2012 giảm xuống còn 130,02 nghìn ha. Nguyên nhân chủ yếu khiến diện tích gieo trồng cây lương thực của tỉnh bị giảm là do diện tích đất được chuyển sang các mục đích sử dụng khác nhau. Đó là kết quả của việc thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. Nhiều vùng lúa năng suất thấp chuyển sang trồng cây ăn quả, rau màu hoặc nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Cây lúa: là loại cây luôn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành nông
nghiệp của tỉnh. Diện tích cây lúa giai đoạn 2005- 2012 có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2005, diện tích cây lúa là 133.263 ha nhưng đến năm 2009 giảm xuống 127.032 ha, năm 2012 diện tích lúa là 126.410 ha. So với năm 2009, năm 2012 diện tích trồng lúa đã giảm đi 622 ha và so với năm 2005 giảm 6853 ha . Sự sụt giảm này một phần là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất chuyên dùng và đất thổ cư.
44
Hiện nay trên địa bàn tỉnh tiến hành canh tác 2 vụ lúa chính:
Vụ lúa đông xuân: Có xu hướng giảm về diện tích gieo trồng nhưng năng suất lại có xu hướng tăng tuy nhiên tốc độ còn tăng chậm và chưa ổn định. Năm 2005 diện tích trồng lúa vụ đông xuân là 67.254 ha, năm 2009 giảm xuống còn 63.989 ha và năm 2011 giảm xuống còn 63.644 ha. Như vậy diện tích trồng lúa vụ đông xuân mặc dù có xu hướng giảm những vẫn luôn chiến trên 50,2% diện tích trồng lúa.
Vụ lúa mùa: Diện tích trồng lúa vụ lúa mùa qua các năm có xu hướng giảm nhẹ và luôn chiếm khoảng dưới 50% diện tích trồng lúa.
Cây lúa được trồng phổ biến ở trong toàn tỉnh nhưng lại có sự phân hóa về diện tích. Huyện Cẩm Giàng và huyện Thanh Miện là 2 huyện có năng suất trồng lúa cao nhất do ở đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất đai, khí hậu, nguồn nước,…) ngược lại Huyện Chí Linh và huyện Kinh Môn là 2 huyện có năng suất trồng lúa thấp nhất toàn tỉnh do đây là 2 huyện miền núi nên điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc trồng lúa.
- Cây hoa màu lương thực: Những loại cây hoa màu chủ yếu của tỉnh là
ngô, khoai, sắn,..Cây hoa màu được đẩy mạnh phát triển để bổ sung thêm nguồn lương thực cho con người, làm thức ăn cho chăn nuôi. Tuy nhiên cả diện tích và sản lượng lại nhỏ hơn so với cây lúa.
Cây ngô là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm cây lương thực. Từ năm 2000-2012 diện tích và sản lượng cây ngô không ổn định. Diện tích trồng ngô năm 2005 là 5.109 ha chiếm khoảng 3,69% diện tích cây lương thực. So với năm 2005, năm 2009 diện tích trồng ngô giảm 1.196 ha còn 3.913 ha. Năm 2012, diện tích trồng ngô là 3.610 ha, giảm 303 ha so với năm 2009 (chiếm 2,78% diện tích trồng cây lương thực).
b. Cây thực phẩm
Gồm các loại rau, đậu là nguồn thực phẩm quan trọng. Đây là nhóm cây chiếm gần 20% diện tích gieo trồng hàng năm. Là loại cây trồng được đánh giá là thế mạnh của tỉnh nhất là các sản phẩm vụ đông. Các loại rau quả thực phẩm
45
trong tỉnh đa dạng, phong phú về chủng loại, một số loại rau quả của tỉnh chiếm lĩnh được thị trường bên ngoài nên nhiều khu vực trong tỉnh đã hình thành được vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa như su hào, bắp cải, cà chua, dưa hấu ở các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kim Thành, Thanh Miện, Nam Sách…Do vậy mà sản lượng cây lương thực có xu hướng tăng qua các năm.
Giai đoạn 2005- 2009 diện tích cây thực phẩm có xu hướng giảm. Năm 2005, diện tích là 31.274 ha nhưng đến năm 2009 diện tích cây thực phẩm chỉ còn 27.285 ha. Như vậy, giai đoạn 2005- 2009 diện tích cây thực phẩm đã giảm đi 3.989 ha nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh diễn ra phức tạp,… dẫn đến năng suất thu được không cao nên người dân không đẩy mạnh việc mở rộng diện tích đất trồng. Giai đoạn 2009- 2011, diện tích cây thực phẩm có xu hướng hướng tăng lên. Năm 2010, diện tích cây thực phẩm là 28.807 ha, năm 2011 tăng thêm 117 ha so với năm 2010. Giai đoạn 2009- 2011, diện tích cây thực phẩm đã tăng thêm được 1.639 ha
Trong cơ cấu các loại cây thực phẩm, diện tích rau các loại chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm gần 99,5%. Còn các loại đậu chiếm 1,2% diện tích. Cây thực phẩm có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Diện tích trồng cây thực phẩm đứng thứ 2 sau diện tích trồng cây lương thực của tỉnh. Năm 2005- 2011 diện tích và sản lượng các loại cây thực phẩm có xu hướng tăng.
Bảng 2.8. Diện tích các loại cây thực phẩm giai đoạn 2005-2011
ĐVT: ha
Năm 2005 2009 2011
Rau các loại 30.920 27.039 28.638
Đậu các loại 354 246 286
46
c) Cây công nghiệp ngắn ngày
Bảng 2.9. Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày
ĐVT: Ha
Cây trồng Năm 2005 Năm 2009 Năm 2011
Đậu tương 2.250 1.360 821
Lạc 1.462 1.271 1.206
Đay 63 45 25
Cói 120 151 91
Mía 79 40 47
Cây công nghiệp khác 37 22 25
Nguồn: Niêm giám thống kê
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm của tỉnh chiếm tỷ lệ ít trong tổng diện tích các loại cây trồng hàng năm và có xu hướng giảm qua các năm. Cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là lạc và đậu tương. Năm 2005 diện tích cây công nghiệp ngắn ngày là 4.011 ha chiếm 2,2% tổng diện tích cây trồng hàng năm. Năm 2011, diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày là 2.215 ha, giảm 1.796 ha so với năm 2005 và 674 ha so với năm 2009.
d) Cây lâu năm
Trong những năm qua vẫn giữ được diện tích gieo trồng ổn định trên 22 ngàn ha. Trong đó cây vải là cây chủ lực vẫn chiếm diện tích lớn nhất trên 50% tuy nhiên hiện nay diện tích cây vải đang có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2010 diện tích vải là 12.990 ha giảm 1.225 ha so với năm 2005. Hai năm gần đây hiệu quả kinh tế của cây vải không cao do thị trường tiêu thụ còn hạn chế, chủ yếu phục vụ người tiêu dùng trong nước, giá bán thấp. Vì vậy mà nhiều huyện đã có hiện tượng chuyển đổi một số diện tích đất trồng vải sang các loại cây hàng năm và cây ăn quả khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra, Hải Dương còn trồng một số cây lâu năm khác như cây chè, nhãn, chuối…
47
Như vậy diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm đặc biệt là trồng lúa. Nguyên nhân của việc giảm diện tích chủ yếu là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các mục đích xây dựng các khu, cụm công nghiệp, giao thông, xây dựng các công trình công cộng.