5. Cấu trúc của khóa luận
3.4.1. Nhóm chính sách về quy hoạch, kế hoạch sử dụng và quản lý đất đai
đai
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn với việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT- XH và nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên, KT- XH của tỉnh để bố trí quỹ đất cho các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp phát triển tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
62
Xây dựng quy hoạch ngành nông nghiệp cần được xây dựng trên cơ sở quy hoạch tổng thể KT- XH của tỉnh để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa các ngành nông nghiệp với ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Tỉnh cần đẩy mạnh tăng cường quản lý đất đai cả về số lượng và chất lượng để hạn chế tình trạng đất bị bỏ hoang; chiếm đoạt, sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích,..
Đưa ra các chương trình, dự án nghiên cứu và triển khai về quản lý, sử dụng đất lâu dài; gắn chặt chẽ với các chương trình phát triển KT- XH của cả nước và của tỉnh. Đưa ra các chương trình nghiên cứu về bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất; sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững,…
Tiến hành tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển các vùng sản xuất quy mô lớn; tập trung gắn với các khu bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo hướng phát huy các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh.
Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị của sản phẩm. Điều này giúp đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân để từ đó hạn chế được việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích khác, khuyến khích người dân mở rộng đất canh tác nông nghiệp.
Đưa ra các định hướng, chính sách cụ thể để hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản.
Tỉnh cần đưa ra chủ trương cụ thể tiến hành việc dồn điền, đổi thửa, đi liền với việc cải tạo đồng ruộng tại các địa phương để có thể sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn.
3.4.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ
Tỉnh cần đưa ra các định hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường để có thể vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ lớn như ở Hà Nội, Quảng Ninh,.. từ đó thu được lợi nhuận cao đồng thời tạo ra một thị trường tiêu thụ ổn định, lâu dài cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
63
Hoàn thiện hệ thống chợ đầu mối nông sản, phát triển một số sàn giao dịch, bán buôn, trung tâm phân phối tại các huyện để tạo ra được mạng lưới kênh tiêu thụ đối với hàng nông sản. Thực hiện đồng bộ chương trình phát triển các loại hình chợ nông thôn để đảm bảo có đủ chợ phục vụ việc trao đổi hàng hóa của nhân dân, tạo ra được thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.
Hỗ trợ kinh phí cho người dân, doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới trong và ngoài nước để đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản và tham dự các hội chợ.
Đẩy mạnh phát triển hệ thống khuyến nông, hệ thống đài phát thanh tại các huyện, xã để người dân trên địa bàn được cung cấp đầy đủ các thông tin về nhu cầu của thị trường, các loại nông sản chất lương cao để người dân có thể nắm bắt được đúng nhu cầu của thị trường đồng thời có thể cải tạo giống cây trồng tốt.