Về mặt môi trường

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 62)

5. Cấu trúc của khóa luận

2.4.3. Về mặt môi trường

Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp đã làm ảnh hưởng lớn đến môi trường do đó để cho quá trình sản xuất được bền vững ngoài các vấn đề kinh

57

tế- xã hội chúng ta còn phải xem xét đến vấn đề môi trường. Việc sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, bền vững đó là không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và có khả năng cải thiện đất đai.

Những năm gần đây do việc phát triển công nghiệp, dịch vụ dẫn đến nhiều diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi sang các mục đích khác; nông dân bỏ nông nghiệp để đi làm công nhân; hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp do chi phí đầu vào ra tăng, giá bán nông sản thấp hoặc không bán được nông sản, điều kiện sản xuất nông nghiệp khó khăn (thiếu nước, đất xấu, thiếu vốn sản xuất),… dẫn đến diện tích ruộng bị bỏ hoang của tỉnh tương đối lớn gần 150 ha và đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Những huyện trên địa bàn đang có tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang như Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Chí Linh, Bình Giang, Thanh Hà, Kinh Môn,…

Vấn đề ôi nhiễm đất nông nghiệp của các huyện gần các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh ngày càng có xu hướng gia tăng lên với mức độ nghiêm trọng. Đất nông nghiệp tại các khu vực này đang bị ôi nhiễm bởi nguồn nước thải chưa được xử lý triệt để đã trực tiếp thải ra môi trường xung quanh.

Một số loại cây lương thực,cây trồng màu như lúa, ngô,dưa hấu, dưa lê, cải bắp, su hào.. cho giá trị kinh tế cao nhưng lại có nhiều sâu bệnh gây hại, thời tiết khắc nghiệt chính vì vậy mà TBVTV được dùng nhiều tại các đồng ruộng dẫn đến đất đai bị ôi nhiễm.

58

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)