rằng cán cân đang tăng mạnh. Đây có thể coi là một dấu hiệu tốt đối với nền kinh tế khi mà nước ta đang trên đà hội nhập nền kinh tế với thế giới.
2.2.5.2. Huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển trong giai đoạn 2008 – 2012 2008 – 2012
Trong 5 năm qua vốn đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng đống góp tỷ lệ cao nhất đối với tăng trưởng kinh tế, chiếm khoảng trên 50% vốn đầu tư công. Nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao. Nhìn lại nền kinh tế 10 năm qua, bình quân 10 năm 2003 – 2012, tốc độ tăng GDP đạt 7,12%/năm. Riêng 5 năm 2008 - 2012 mặc dù gặp nhiều khó khắn do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn này vẫn đạt bình quân 6,85%/năm, quy mô tổng sản phẩm trong nước năm 2012 tính bằng USD đạt tỷ khoảng 154,54 USD, gấp 5,27 lần năm 2008, GDP bình quân đầu người đạt 1749 USD. Hầu hết các ngành, các lĩnh vực đã có bước phát triển khá. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa,… có nhiều chuyển biến. Công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo đạt được nhiều kết quả. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2-3%/năm. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp thứ 100/177 nước, thuộc nhóm nước trung bình cao của
41
Thế giới. Nước ta đã hoàn thành phần lớn các mục tiêu thiên niên kỷ đã cam kết với cộng đồng quốc tế.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được xây dựng, nâng cấp và tiếp tục hoàn thiện. Hạ tầng giao thông vận tải. bao gồm: đường bộ, cảng biển, đường thủy, hàng không,…đã được xây dựng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn, tạo sự kết nối các vùng trong cả nước. Phát triển mạnh mẽ nguồn điện và mạng lưới điện cơ bản bảo đảm nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt.
Hạ tầng thông tin và truyền thông có bước phát triển khá với công nghệ hiện đại và tốc độ phát triển nhanh. Hạ tầng thủy lợi, bao gồm hệ thống đê biển, đê sông,…và các cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp nông thông được quan tâm đầu tư đã góp phần quan trọng phòng chống thiên tai, bão lũ, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực, đời sống người dân. Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, như trường học các cấp từ mầm non đến đại học, cao đẳng và dạy nghệ, mạng lưới khám chữa bệnh được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển con người và nguồn nhân lực cho đất nước.
Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đã được quan tâm đầu tư, nhất là ở các thành phố lớn. Mạng lưới đô thị có bước phát triển khá, diện mạo đô thị thay đổi nhanh chóng theo hướng hiện đại. Hệ thống đô thị quốc gia được mở rộng, phát triển nhanh cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Sự phát triển và gắn kết giữa các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp đã góp phần hình thành các trung tâm kinh tế, tạo ra sự lan tỏa và là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân đô thị. Tỷ lệ đô thị hóa từ năm 2008 tăng lên khoảng 25% vào năm 2012. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại các vùng nông thôn đã được cải thiện đáng kể.
42