Những nguyên nhân gây kém hiệu quả trong việc tái cơ cấu

Một phần của tài liệu Thực trạng và những kiến nghị về tái cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2009 (Trang 55)

Việc tái cơ cấu đầu tư công sẽ giúp cho việc tăng hiệu quả đầu tư công và tránh gây thất thoát vốn đầu tư công. Nhưng trong giai đoạn 2008 – 2012, việc thực hiện tái cơ cấu đầu tư công dường như còn quá mờ nhạt và chúng ta cũng chưa thấy được những hiệu quả mà nó mang lại. Đầu tư công mặc dù rất lớn nhưng trong thời gian qua có rất nhiều nguyên nhân khiến kết quả đầu tư không được như dự tính ban đầu. Như với riêng ngành giao thông, trong giai đoạn 2006 - 2012 đã xây dựng mới và nâng cấp 5.472 km đường, 79.837 mét cầu đường bộ, 132,4 km đường sắt, 141.834 mét cầu đường sắt, cải tạo 1.360 km đường thủy nội địa, xây dựng 8 cảng hàng không mới… Nhưng với một vài nguyên do như việc quản lý vốn, quản lý các nhà thi công, kỹ thuật xây dựng, vấn đề thời tiết cũng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc hoàn thành cũng như chất lượng của các công trình. Nhưng với vị trí là những tuyến đường giao thông huyết mạch của nhà nước việc đóng góp hàng tỷ đồng vào việc xây dựng này là việc nên làm và cần tái cơ cấu lại phương thức làm việc, phương thức quản lý cũng như phân bổ vốn để có thể đạt được hiệu quả cao hơn, tránh thất thoát nguồn vốn công.

Ngoài ra một vài nguyên nhân gây kém hiệu quả cho việc tái cơ cấu đầu tư công như:

 Tái cơ cấu đầu tư công vẫn chưa có một lộ trình tổng thể. Các cơ quan, Chính phủ vẫn chưa ban hành và thực hiện rộng rãi đề án tái cơ cấu đầu tư công đến toàn thể các bộ, ngành và địa phương.

50

 Lý luận về tái cơ cấu đầu tư công còn nhiều bất cập khi mà Chính phủ chưa có những trích dẫn hay hướng dẫn cụ thể về tái cơ cấu đầu tư công.

 Một số văn bản quan trọng liên quan đến tái cơ cấu đầu tư công vẫn chậm được ban hành

◦ Luật đầu tư công còn đang trong quá trình dự thảo chưa được phê duyệt và ban hành.

◦ Luật quản lý vốn đầu tư kinh doanh của nhà nước tại các doanh nghiệp còn đang trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo.

◦ Luật Quy hoạch

◦ Nghị định về quản lý đầu tư trung hạn

◦ Kế hoạch đầu tư trung hạn 2013-2015

 Do phân cấp quản lý đầu tư còn nhiều bất cập nên các dự án đầu tư công do các địa phương quyết định thường thiếu cân đối với nguồn vốn và bị dàn trải; thiếu kết nối với hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia. Do vậy, đã dẫn đến sự dàn trải thiếu đồng bộ, không ít dự án chậm đưa vào sử dụng, chất lượng thấp, hạn chế hiệu quả của đầu tư công. Tình trạng tham nhũng, thất thoát và lãng phí dưới mọi hình thức trong mọi dạng đầu tư công có nguy cơ khó kiểm soát. Hiệu quả đầu tư công thấp, thúc đẩy lạm phát cao, thâm hụt ngân sách lớn, nợ công tăng cao…

 Đầu tư công cho các dự án cơ sở hạ tầng giao thông chiếm tỷ trọng áp đảo và lấn át các nguồn đầu tư khác. Các dự án BOT có tỷ lệ vay nợ cao và được Nhà nước bảo lãnh khiến thực chất vẫn là đầu tư công nhưng chủ đầu tư sẽ hưởng lợi ngay trong quá trình xây dựng, không phải là thu hồi vốn sau này và gánh nặng nợ vay và rủi ro thua lỗ thì Nhà nước gánh chịu.

 Các quy định phân cấp hiện hành chưa phù hợp với thực tiễn của mỗi khu vực, vùng lãnh thổ, chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa quản lý nhà nước đối với đô thị và nông thôn. Hiện nay, chúng ta cũng chưa phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ

51

công, đại diện chủ sở hữu đối với các tổ chức kinh tế nhà nước và tài sản nhà nước…

 Về phía đơn vị đầu tư: điều kiện năng lực hoạt động, năng lực quản lý của một số chủ đầu tư, Ban quản lý, đơn vị tư vấn chưa phù hợp với các quy định của nhà nước còn hạn chế, việc quản lý chưa thường xuyên, chưa kiên quyết, còn nể nang, chưa cập nhật hoặc nắm bắt hết các quy định mới của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, sự kiểm tra giám sát của các ngành chứ năng chưa được thường xuyên liên tục, dẫn đến công tác tham mưu, điều hành chưa sắt với thực tế, chưa phát hiện những sai sót trong quá trình đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời.

 Hơn nữa còn phải kể tới nạn tham những đã bòn rút nguồn đầu tư công. Có nhiều ý kiến phản ánh, tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công thường tập trung ở giai đoạn thực hiện đầu tư. Đối với giai đoạn lập và phê duyệt kế hoạch đầu tư chưa phát hiện được nhiều, tuy nhiên đây lại là them chốt . Từ đó đặt ra yêu cầu đối với việc giám sát các quy trình từ xây dựng một dự án đến thực hiện một dự án cần chặt chẽ, minh bạch để chống tham nhũng lãng phí vốn đầu tư công.

 Thời gian từ khi có chủ trương tái cơ cấu chưa đủ dài để thay đổi có tác động đối với những vấn đề cơ bản như tái cơ cấu đầu tư công.

 Việc triển khai thực thi tái cơ cấu đầu tư công gặp nhiều rào cản, trong đó có rào cản về thể chế.

 Giai đoạn 2008 - 2012 là giai đoạn khó khăn về kinh tế, vì vậy, việc thực thi chính sách gặp khó khăn.

 Nhiều vấn đề chưa được giải quyết trong triển khai tái cơ cấu đầu tư vẫn còn tồn tại.

52

Chương 3: Các kiến nghị về tái cơ cấu đầu tư công

Một phần của tài liệu Thực trạng và những kiến nghị về tái cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2009 (Trang 55)