Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Một phần của tài liệu Thực trạng và những kiến nghị về tái cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2009 (Trang 37)

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cho ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản thời kỳ 2008 - 2012 tăng trưởng bình quân 149% (theo giá so sánh 2005), quy mô theo giá thực tế đạt khoảng 363,224 tỷ đồng, chiếm 6,9% tổng vốn đầu tư của Nhà nước. Đây là ngành có mức tăng trưởng đầu tư công thấp nhất trong tất cả các ngành. Tỷ trọng vốn đầu tư công cho nông, lâm nghiệp và thuỷ sản lại có xu hướng gia tăng trong những năm vừa qua cụ thể năm 2009 vốn đầu tư công dành cho ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt 16,585 nghìn tỷ đồng và tăng lên 19,276 nghìn tỷ vào năm 2012.

Trong giai đoạn 2008-2012, hoạt động vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn từng bước được cải thiện. Với tổng vốn đầu tư 491,385 tỷ đồng (chiếm 49,67% tổng vốn đầu tư công) từ nguồn ngân sách nhà nước

32

và trái phiếu Chính phủ đã giúp cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn từng bước được hoàn thiện; đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp được chú trọng, năng suất tăng; công tác an sinh xã hội được đảm bảo: xóa đói, giảm nghèo, an ninh trật tự…; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn còn 9,45%.

Bảng 2.3: Cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2005 - 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012, Tổng cục thống kê)

Cũng đúng theo định hướng tái cơ cấu kinh tế của Chính phủ, tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư đã giảm từ mức rất cao 41-47% trong khoảng những năm 2008-2009 xuống còn 38-39% trong năm 2011 – 2012 và như vậy nằm trong khoảng 35 – 40% đã đề ta trong đề án Tổng thể tái cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn giảm mạnh nhất là vốn đầu tư từ lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Trong khi đó, vốn tìn dụng nhà nước vẫn tăng mạnh. Bảng 2 cho thấy cho thấy vốn tín dụng nhà nước đã chiếm tới một phần ba vốn tài trợ cho đầu tư công, trong khi tỷ lệ này chỉ là một phần năm vào năm 2005. Tính theo giá trị tuyệt đối, vốn tín dụng nhà nước đã tăng từ mức 30-40 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2005-2009 lên 114-115 nghìn tỷ đồng năm 2010-11 và ước tính trong năm 2012 là 169 nghìn tỷ đồng.5

Nguyên nhân là trong những năm gần đây, kinh tế bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên khó khăn lại chồng chất khó khăn, ở phía cung các tổ chức tài chính luôn sẵn sàng đầu tư vào trái phiếu chính phủ để tránh rủi ro, và ở phía cầu các dự án nhà nước ngày một trông chờ, lệ thuộc vào vốn trái phiếu chính phủ.

5

Nguyễn Quang Thái, Vũ Tuấn Anh, Đổi mới thể chế và giải pháp tái cấu trúc đầu tư công, Kỷ yếu hội thảo "Đổi mới thể chế và những giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công trong một vài năm tới", ngày 27/10/2011;

33

Quan trọng hơn các con số thống kê về giá trị và tỷ trọng đầu tư từ các nguồn vốn là yêu cầu đổi mới cơ chế phân bổ, quản lý đầu tư và khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải và lãng phí. Việc phân tích tái cơ cấu đầu tư theo ngành mang lại lợi ích cao khi mà có thể tập trung tìm ra những điểm thiếu sót của từng ngành mà lấy được. Trong bài viết này, tác giả lấy một vài ngành trọng điểm để đưa ra đánh giá nên sự đánh giá chỉ mang tính chất định tính và chủ quan từ phía tác giả:

Một phần của tài liệu Thực trạng và những kiến nghị về tái cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2009 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)