Đầu tư công có vai trò hết sức quan trọng, dẫn dắt, kích thích, khuyến khích đầu tư xã hội, đảm nhận các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội không sinh lời, ít có khả năng hoàn vốn hay ở các lĩnh vực mà khu vực tư nhân không thể đảm nhiệm được. Những kết quả đã đạt được trong đầu tư tăng cường hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đất nước, những nỗ lực vượt bậc của Chính phủ, các cấp, các ngành cả ở Trung ương và địa phương trong thời gian qua rất đáng trân trọng. Trong thời gian qua, chính phủ đa phần để đầu tư công làm công việc đầu tư phát triển đất nước. Điều này đã giúp tác động không nhỏ tới nền kinh tế trong nước.
Trong giai đoạn 2001 – 2012, nguồn vốn nhà nước tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế đã đóng góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, tăng dần và cơ cấu lại ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp, tăng dần và cơ cấu lại ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Cụ thể thực hiện giai đoạn 2001 – 2012, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,7% lên 41%; tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 24,5% xuống còn 20,5%; tỷ trọng dịch vụ đạt 38,5%.
Đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng (chủ yếu là đầu tư công) góp phần tích cực cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xử lý bất hợp lý vùng miền; đã chú trọng đầu tư cho các ngành nghề có lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế. Ngân sách nhà nước cũng đã tập trung nhiều hơn cho đầu tư phát triển con người, nâng cao trình độ lực lượng lao động. Cụ thể, trong tổng đầu tư phát triển ngân sách, đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng chiếm một tỷ trọng phát triển khá lớn. Bình quân giai đoạn 2001 – 2012, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm trên 90% tổng chi đầu tư phát triển từ ngân sách. Nguồn
24
lực của đầu tư công đã được tập trung cho việc phát triển các dự án hạ tầng thiết yếu trong nền kinh tế, các dự án không có khả năng hoàn vốn trực tiếp.
Nhiều dự án đầu tư công đã hoàn thành và được huy động trong quá trình sản xuất góp phần tăng thêm năng lực sản xuất và năng lực phục vụ cho nền kinh tế. Ngành dầu khí, điện, bưu chính viễn thông, công nghiệp nhẹ là những ngành công nghiệp dịch vụ mũi nhọn, các khu công nghiệp phát triển mạnh ở các địa phương đã góp phần rất lớn làm thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu ngân sách nhà nước tạo nguồn vốn cho tái đầu tư.
Trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội, đầu tư công có một vị trí khá quan trọng. Bình quân giai đoạn 2001 – 2012, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Đầu tư của khu vực công bao gồm các nguồn chủ đạo là: đầu tư từ ngân sách của nhà nước, đầu tư từ tín dụng nhà nước, đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước trong đó đầu tư của NSNN chiểm khoảng trên 70% đầu tư của khu vực công. Cụ thể như sau:
Đầu tư từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2001 – 2012 chiếm khoảng 51 – 52% tổng vốn đầu tư của khu vực nhà nước và bằng khoảng 23% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Tính theo tỷ lệ trên GDP, vốn đầu tư từ NSNN trong giai đoạn 2001 – 2012 lên đến 9,45%. Từ năm 2003, để tăng thêm nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, việc đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu được triển khai thực hiện. Đối tượng được đầu tư bằng nguồn trái phiếu Chính phủ là một dự án quan trọng, thiết yếu thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục và các dự án quan trọng đối với nền kinh tế, cần đầu tư song chưa thể cân đối trong kế hoạch đầu tư hàng năm.
Đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư giai đoạn 2001 – 2012 ước chiếm khoảng 22 -23% tổng vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước, tương đương khoảng 4% GDP. Nguồn vốn tín dụng nhà nước trong thời gian qua đã được tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, xúc tiến đầu tư, phát triển các ngành then chốt như đóng tàu, điện,
25
nước,… nhằm góp phần nâng cao tiềm lực của doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Tỷ trọng đầu tư của các DNNN trong tổng nguồn vốn đầu tư nhà nước tuy có giảm trong những năm gần đây, song vẫn là nguồn vốn quan trọng. Bình quân giai đoạn 2001 – 2012, tổng vốn đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp và tổng công ty Nhà nước chiếm khoảng 23 -25% tổng vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước.
2.2.Thực trạng tái cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2008 – 2012
Tái cơ cấu đầu tư được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp việc thực hiện các dự án đầu tư công, đầu tư công vào các lĩnh vực hiệu quả hơn, nhằm giảm thiểu sự thất thoát, lãng phí nguồn đầu tư của nhà nước.
Tái cơ cấu đầu tư đã được các nhà hoạch định chính sách đưa vào trong các giải pháp thực hiện giúp giảm thiểu lãng phí, cải cách đầu tư từ những năm 2001 nhưng cho tới giai đoạn 2008 – 2012 thì việc tái cơ cấu này mới được thực hiện một cách rõ ràng và có hiệu quả nhất. Cụ thể: Theo nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn đinh kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tổ chức triển khai các giải pháp tổng thể về tái cơ cấu đầu tư trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện một số nguyên tắc và giải pháp tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Tiếp đó, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ về nhiệm vụ năm 2012; đã hoàn thành việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán và kế hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đến các đơn vị cơ sở theo đúng Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra Thể hiện trong nhiều văn bản quan trọng:
26
Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 08 tháng 11 năm 2011 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015
Kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Ba (khóa XI)
Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020
Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 07 tháng 12/2012 về việc loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư
Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản ở các địa phương;
Mục tiêu, nhiệm vụ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu đầu tư công được thực hiện tích cực và đạt những kết quả bước đầu. Cùng với những nghị định, trong giai đoạn 2008 – 2012 Chính phủ cũng thường xuyên đề cập, theo dõi những hoạt động thực hiện tái cơ cấu đầu tư công trong các nghị quyết họp Chính phủ thường kỳ các tháng; ngoài ra Chính phủ cũng chỉ ra rõ ràng hơn phương hướng thực hiện tái cơ cấu đầu tư trong nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012.