Ứng dụng phương pháp phân tích chỉ số và phương pháp so sánh để phân tích tài chính tại Công ty

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh vào phân tích tài chính tại Công ty kinh doanh than Bắc Lạng (Trang 42)

tích tài chính tại Công ty kinh doanh than Bắc Lạng.

2.2.2.1.Chỉ tiêu khả năng thanh toán

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để tài trợ cho các tài sản của mình, các doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu mà còn cần đến nguồn tài trợ khác là vay nợ. Việc vay nợ này được thực hiện cho nhiều đối tượng và dưới nhiều hình thức khác nhau. Với bất kỳ một đối tượng nào thì mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất khi cho vay là người cho vay sẽ xem xét xem doanh nghiệp có khả năng hoàn trả khoản vay không tức là khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở mức độ nào.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ đồng thời thể hiện rõ nét chất lượng công tác tài chính.. Tại một thời điểm nếu doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên của khó khăn tài chính, còn nếu nghiêm trọng hơn có thể đưa doanh nghiệp đến phá sản. Vì vậy, khả năng thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiêp, nó sẽ phản ánh rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó giúp cho doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế mức độ rủi ro của doanh nghiệp.

Khi phân tích nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán, Công ty kinh doanh than Bắc Lạng sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Khả năng thanh toán tổng quát = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn - Khả năng thanh toán nhanh = Tiền hiện có / Nợ ngắn hạn

Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Còn tỷ lệ thanh toán nhanh được tính theo công thức trên không có ý nghĩa kinh tế bởi vì tiền hiện có ở đây là tại một thời điểm nhất định, đây là khoản doanh nghiệp có thể sử dụng ngay mà không mất chi phí và thời giang chuyển đổi, mặt khác nợ ngắn hạn tại thời điểm lập báo cáo bao gồm cả nợ đến hạn thanh toán và nợ chưa đến hạn, nên khi tính tỷ lệ thanh toán nhanh theo công thức trên thì khoản tiền hiện có tại thời điểm đó được tính sử dụng thanh toán cho cả những khoản nợ chưa đến hạn là không hợp lý.

Do đó, khi ứng dụng phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán vào Công ty kinh doanh than Bắc Lạng thì sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành = TSLĐ / Nợ ngắn hạn.

Tỷ số này tương ứng với tỷ số khả năng thanh toán tổng quát trong phân tích của Công ty kinh doanh than Bắc Lạng. Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành càng lớn thì doanh nghiệp được đánh giá có nhiều khả năng đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bản chất ngành kinh doanh, kết cấu tài sản lưu động và hệ số quay vòng của một số loại tài sản lưu động.Trong nhiều trường hợp, tỷ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh toán bởi trong tài sản lưu động có những khoản khó có thể chuyển đổi thành tiền như hàng tồn kho hay khoản phải thu. Do đó cần quan tâm tới tỷ số khả năng thanh toán nhanh và tỷ số khả năng thanh toán tức thời.

- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = (TSLĐ - Dự trữ) / Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu về khả năng thanh toán hiện hành chưa bộc lộ hết khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Giả thiết rằng nếu tất cả các món nợ tới hạn đều yêu cầu được thanh toán ngay thì tài chính của doanh nghiệp có đáp ứng được không? Khả năng thanh toán nhanh sẽ trả lời được vấn đề này. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ (tồn kho) là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán. Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn so với tỷ lệ hiện hành. Tuy nhiên tỷ số này chưa phản ánh được khả năng thanh toán lập tức tại một thời điểm nhất định nên ta thực hiện phân tích thêm tỷ số khả năng thanh toán tức thời.

- Khả năng thanh toán tức thời = Tiền / Nợ đến hạn

Tiền là khoản tiền hiện có và tài sản tương đương tiền (như chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng...). Nợ đến hạn ở đây bao gồm các khoản nợ ngắn, trung và dài hạn đến hạn trả. Đây là tỷ lệ thể hiện chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp vì nó loại bỏ tính không chắc chắn của các khoản phải thu cũng như khả năng chuyển đổi chậm thành tiền của dự trữ. Tỷ số này chỉ để tham khảo bởi nó thay đổi nhanh, độ chính xác tạo ra không cao bằng các tỷ số khác.

Như vậy, việc phân tích khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp không những giúp cho người cho vay giảm thiểu rủi ro không đòi được nợ mà còn giúp bản

thân doanh nghiệp thấy được khả năng chi trả thực tế của mình để từ đó có biện pháp trong việc điều chỉnh các khoản mục tài sản một cách hợp lý nhằm nâng cao khả năng thanh toán. Song sử dụng các chỉ tiêu này cũng có một số hạn chế như cả tử số và mẫu số đều có thể thay đổi rất nhanh, do vậy chúng chỉ có giá trị nhất định khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tài chính lại diễn ra ở một thời điểm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nên tính chính xác cũng khó đảm bảo.

Bảng 2.4: Chỉ tiêu khả năng thanh toán

Đơn vị: Đồng STT Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 1 Tài sản lưu động đồng 7,566,634,056 10,965,958,111 17,262,857,269 2 Tiền đồng 524,396,534 1,301,842,156 807,176,322 3 Dự trữ đồng 683,175,533 843,011,800 1,814,489,577 4 TSLĐ - Dự trữ đồng 6,883,458,523 10,122,946,311 15,448,367,692 5 Nợ đến hạn đồng 0 0 0 6 Nợ ngắn hạn đồng 2,398,318,778 3,398,729,729 7,417,458,344 7 Khả năng thanh toán hiện hành lần 3.16 3.23 2.33 8 Khả năng thanh toán nhanh lần 2.87 2.98 2.08

(Trích báo cáo tài chính các năm 2011,2012,2013)

Từ các chỉ tiêu trên ta có thể thấy khả năng thanh toán của Công ty kinh doanh than Bắc Lạng đến năm 2013 là lành mạnh, các chỉ số tăng dần qua các năm. Nhưng dến năm 2013 thì khả năng thanh toán của công ty giảm.

Biểu đồ 2.1: Khả năng thanh toán hiện hành

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty đến năm 2012 tăng dần qua các năm được đánh giá là khá cao. Điều này chứng tỏ tài sản lưu động của doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn, được cải thiện qua các năm. Khả năng thanh toán hiện hành năm 2011 là 3,16 năm 2012 là 3,23 năm 2013 là 2,33. Điều này do TSLĐ tăng nhanh năm 2012 so với năm 2011 tăng 0,07 lần, năm 2012 so với năm 2013 tăng 0,09 lần. Trong khi đó nợ ngắn hạn tăng với tốc độ chậm hơn, năm 2012 tăng 1.08 lần, năm 2013 tăng 0.42 lần. Năm 2013, công ty chủ yếu tăng vốn bằng nợ dài hạn do công ty mở rộng đầu tư vào TSCĐ nên tăng nợ dài hạn thích hợp hơn.. Tiền chiếm tỷ trọng thấp hiện nay cũng đã được điều chỉnh tăng dần lên, năm 2011 là 0,5 tỷ, năm 2012 là 1,3 tỷ tăng 0,8 tỷ tương ứng 1.7 lần, năm 2013 là 0,8 tỷ giảm 0,9 tỷ tương ứng 0.07 lần, lượng tiền tăng sẽ cải thiện khả năng thanh toán tức thời của công ty tại thời điểm phân tích. Năm 2013 khả năng thanh toán hiện hành của công ty giảm nhiều so với năm 2012, chỉ còn 2.33 lần do nguyên nhân tốc độ tăng của TSLĐ không nhanh bằng tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.. Điều này do công ty mở rộng thu hút khách hàng, mở rộng thị trường. Khi khoản phải thu tăng, khoản tiền lại giảm việc này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty, làm tăng rủi ro.

Biểu đồ 2.2: Khả năng thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh của công ty cũng khá cao, năm 2011 là 2.87, năm 2012 là 2,98, sang 2013 lại giảm xuống còn 2.08 lần. Tỷ số này so với tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn không đáng kể vì trong TSLĐ dự trữ chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2013, tỷ số khả năng thanh toán nhanh giảm do dự trữ tăng nhanh, năm 2012 là 0,8 tỷ, năm 2013 là 1,8 tỷ tăng 1 tỷ. Khoản dự trữ tăng nên có thể do doang nghiệp năm 2012 đầu tư vào TSCĐ để mở rộng sản xuất đồng thời mức độ tiêu thụ sản phẩm chưa đạt hiệu quả cao. Nói chung, khả năng thanh toán của Công ty kinh doanh than Bắc Lạng qua các năm là khá ổn định, có khả năng đảm bảo các khoản nợ tuy nhiên khoản phải thu của doanh nghiệp lớn doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn làm cho tốc độ quay vòng giảm, do vậy doanh nghiệp cần có biện pháp giảm bớt các khoản phải thu.

2.2.2.2.Khả năng cân đối vốn (cơ cấu vốn)

Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn dùng để đo lường phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp. Các tỷ số này thể hiện mức độ tin tưởng vào sự đảm bảo an toàn cho các khoản nợ. Hiện nay, trong phân tích cơ cấu vốn, Công ty kinh doanh than Bắc Lạng đang sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng tài sản

- Cơ cấu tài sản cố định =Tài sản cố định / Tổng tài sản - Cơ cấu tài sản lưu động = Tài sản lưu động / Tổng tài sản

Công ty kinh doanh than Bắc Lạng phân tích cơ cấu vốn theo 3 chỉ tiêu trên nên chỉ cho thấy kết cấu tài sản của doanh nghiệp và trong tổng số tài sản đó thì có bao nhiêu do nợ phải trả tài trợ hay nói cách khác hệ số nợ xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các khoản nợ, có nghĩa là các món nợ đến thời hạn trả mà doanh nghiệp không có đủ khả năng hoàn vốn thì chủ nợ được thanh toán bằng tài sản của doanh nghiệp. Đối với chủ nợ, đầu tiên họ quan tâm đến khả năng hoàn trả khoản vốn gốc, nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một khoản nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong sản xuất kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu cho nên họ quan tâm tỷ số vốn chủ trên tổng nguồn vốn. Mặt khác, khi cho vay thì chủ nợ cũng mong nhận được lãi cho nên họ cũng quan tâm đến khả năng trả lãi của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán lãi thì họ sẽ không đầu tư hay cho vay. Do đó khi phân tích cơ cấu vốn ngoài các tỷ số theo các công thức trên ta phân tích thêm tỷ số cơ cấu nguồn vốn và khả năng thanh toán lãi.

Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi / Lãi vay Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu tài chính Đơn vị tính: đồng stt Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 Tài sản cố định 2,475,753,133 5,743,498,565 6,305,846,565 2 Tài sản lưu động 7,566,634,056 10,965,958,111 17,262,857,269 3 Lãi vay 385,603,054 659,922,067 1,075,139,000 4 EBIT 3,044,262,811 3,044,261,600 4,244,680,255 5 Tổng nợ 6,255,728,400 13,561,104,100 20,623,865,288 6 Vốn chủ sở hữu 3,786,658,789 3,148,352,576 2,944,838,546 7 Tổng tài sản (NV) 10,042,387,189 16,709,456,676 23,568,703,834 8 Hệ số nợ 0.62 0.81 0.88

9 Khả năng thanh toán lãi vay 7.89 4.61 3.95

10 Cơ cấu tài sản cố định 0.25 0.34 0.27

11 Cơ cấu TSLĐ 0.75 0.66 0.73

12 Cơ cấu nguồn vốn 0.38 0.19 0.12

Biểu đồ 2.3: Hệ số nợ

Từ bảng tính về cơ cấu vốn của Công ty kinh doanh than Bắc Lạng, ta thấy hệ số nợ có xu hướng gia tăng qua các năm. Giữa năm 2011 và năm 2012 có tốc độ tăng hệ số nợ cao từ 0.62 lên 0.81, tăng 0.19 lần, và năm 2013 là 0.88 . Lý giải điều này: ta thấy tốc độ tăng của tổng nợ nhanh, năm 2011 là 6,3tỷ, năm 2012 là 13,6 tỷ tăng 7,3 tỷ tương ứng 63 % so với năm 2011, năm 2013 là 20,6 tỷ tăng 13,3 tỷ tương ứng 117 % so với năm 2012. Trong đó, chủ yếu do nợ dài hạn tăng, năm 2011 là 3,8 tỷ, năm 2012 là 10,2 tỷ tăng 7,6 tỷ tương ứng 36 % so với 2011, năm 2013 là 13,2 tỷ tăng 6,6 tỷ tương ứng 84%. Nợ dài hạn tăng nhanh vào năm 2012 và 2013 do doanh nghiệp đầu tư vào TSCĐ. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng nợ và tăng mạnh vào năm 2013, năm 2012 là 3,4 tỷ, năm 2013 là 7,4 tỷ tăng 4 tỷ tương ứng 17.8%. Điều này do chính sách của công ty năm 2012 tăng nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho nhà xưởng, máy móc hình thành nên tài sản cố định của công ty. Do doanh nghiệp tăng nợ dài hạn để đầu tư vào TSCĐ nên nguồn đầu tư vào

Biểu đồ 2.4: Khả năng thanh toán lãi vay

Trong khi hệ số nợ tăng thì khả năng thanh toán lãi vay bị giảm khá nhanh, mặc dù khả năng thanh toán lãi vay vẫn cao, năm 2011 là 7,89, năm 2012 là 4,61 năm 2013là 3,95, do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế và lãi không nhanh bằng tốc độ tăng của các khoản nợ và lãi vay. Năm 2011 EBIT là 3,04 tỷ tương ứng với 37.6%, năm 2012 là 3,05 tỷ không tăng so với năm 2011điều này do năm 2012 công ty đầu tư một lượng vốn vào TSCĐ mà chưa kịp thu hồi, năm 2013 là 4,2 tỷ tăng 1,15 tỷ tương đương 39.5%. Năm 2011 là 0,38 tỷ tăng tương đương 17.2%, năm 2012 là 0,66 tỷ tăng 0,28 tỷ tương ứng với 69.2%, năm 2013 là 1,07 tỷ tăng 0,31 tỷ tương ứng 63.6%. Tốc độ lãi vay tăng nhanh do công ty tăng các khoản nợ để mở tộng quy mô. Cho dù EBIT tăng với tốc độ nhỏ hơn khi công ty mở rộng quy mô nhưng đến một mức độ nào đó công ty sẽ đạt được lợi nhuận tối ưu. Nhìn số liệu thấy khả năng thanh toán lãi vay cao, tình hình tài chính của công ty lành mạnh tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu không tốt doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi vay nếu tỷ số này tiếp tục giảm nhanh trong các năm tới nên cần phải chú ý xem xét.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tài sản

Tỷ số cơ cấu TSLĐ năm 2011là 0.75, năm 2012 là 0.66, năm 2013 là 0.73. TSLĐ, năm 2011 tăng 7,6 tỷ tương ứng tăng 13%, năm 2012 tăng 2,6 tỷ tương ứng 44%, năm 2013 tăng 4,3 tỷ tương ứng 57.5%. Trong TSLĐ, khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trung bình trên 80%, đây cũng là loại tài sản có mức tăng lớn nhất, tỷ lệ dự trữ trong TSLĐ nhỏ. Điều này liên quan đến chính sách của công ty. Doanh nghiệp có thể dựa vào phương thức thanh toán chậm này để mở rộng quan hệ bạn hàng, tìm kiếm thị trường mới, tuy nhiên chính sách này khá nguy hiểm có thể gây mất khả năng thanh toán cho doanh nghiệp khi khách hàng không trả nợ. Còn TSCĐ, năm 2011 giảm mạnh từ 5,7 tỷ xuống còn 2,5tỷ giảm 3,2 tỷ tương ứng giảm 20%. Năm 2013 TSCĐ là 6,3 tăng tỷ tương ứng tăng 32%. Điều này cho thấy có thể doanh nghiệp bắt đầu tập chung mở rộng sản xuất đầu tư thiết bị hiện đại, đây là việc đầu tư cho tương lai.

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nguồn vốn

Tỷ số cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp giảm, năm 2011 là 0.38, năm 2012là

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh vào phân tích tài chính tại Công ty kinh doanh than Bắc Lạng (Trang 42)