Kết quả kinh doanh của công ty kinh doanh than Bắc Lạng

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh vào phân tích tài chính tại Công ty kinh doanh than Bắc Lạng (Trang 34)

Như chúng ta đã thấy, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ

thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của các nhà quản lý. Để đánh giá được kết quả này ta phải phân tích một số chỉ số tài chính được thực hiện và so sánh các chỉ số đó. Các báo cáo tài chính sẽ phản ánh trung thực thường xuyên kết quả của việc đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn nắm bắt được quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thấy được sự vận hành phối hợp giữa các bộ phận của doanh nghiệp thì cách nào hơn và hiệu quả hơn là so sánh các con số kế toán và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và nó có vị trí quan trọng phản ánh thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.

Bảng 2.1 : Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013 của Công ty kinh doanh than Bắc Lạng Đơn vị tính: Đồng Stt Chỉ tiêu Năm So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ TÀI SẢN A Tài sản ngắn hạn 7,566,634,056 10,965,958,111 17,262,857,269 3,399,324,055 44.93 6,296,899,158 57.42 I Tiền và các khoản tương đương tiền 524,396,534 1,301,842,156 807,176,322 777,445,622 148.26 -494,665,834 -38 II Các khoản phải thu ngắn hạn 6,285,225,487 8,755,477,655 14,590,878,712 2,470,252,168 39.3 5,835,401,057 66.65 III Hàng tồn kho 683175533 843,011,800 1,814,489,577 159,836,267 23.4 971,477,777 115.24 IV Tài sản ngắn hạn khác 73,836,502 65,626,500 50,312,658 -8,210,002 -11.12 -15,313,842 -23.33 B Tài sản dài hạn 2,475,753,133 5,743,498,565 6,305,846,565 3,267,745,432 131.99 562,348,000 9.79 I Tài sản cố định 2,475,753,133 5,743,498,565 6,305,846,565 3,267,745,432 131.99 562,348,000 9.79 Tổng tài sản 10,042,387,189 16,709,456,676 23,568,703,834 6,667,069,487 66.39 6,859,247,158 41.05 NGUỒN VỐN A Nợ phải trả 6,255,728,400 13,561,104,100 20,623,865,288 7,305,375,700 116.78 7,062,761,188 52.08 I Nợ ngắn hạn 2,398,318,778 3,398,729,729 7,417,458,344 1,000,410,951 41.71 4,018,728,615 118.24 II Nợ dài hạn 3,857,409,622 10,162,374,371 13,206,406,944 6,304,964,749 163.45 3,044,032,573 29.95 B Vốn CSH 3,786,658,789 3,148,352,576 2,944,838,546 -638,306,213 -16.86 -203,514,030 -6.46 I Vốn đầu tư CSH 800,000,000 900,000,000 1,000,000,000 100,000,000 12.5 100,000,000 11.11 II Vốn khác CSH 2,986,658,789 2,248,352,576 1,944,838,546 -738,306,213 -24.72 -303,514,030 -13.5 Tổng nguồn vốn 10,042,387,189 16,709,456,676 23,568,703,834 6,667,069,487 66.39 6,859,247,158 41.05

Vốn kinh doanh là yếu tố hết sức quan trọng trong tổ chức sản xuất kinh doanh nên giải quyết vấn đề về vốn mới đảm bảo được ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó chúng ta hãy xem xét về tài sản, vốn và nguồn vốn đảm bảo cho công ty hoạt động trong 3 năm 2011 – 2013 như thế nào.

* Nhận xét:

Nhìn vào bảng 2.2, ta thấy rằng Công ty đang trong giai đoạn ổn định của chu kỳ hoạt động, nó có một số đặc điểm sau:

-Về tài sản ngắn hạn, cũng có sự gia tăng tương ứng như tổng tài sản. Năm 2011, tài sản ngắn hạn là 7,566,634,056 đồng, năm 2012 đã tăng thành 10,965,958,111đồng (tăng thêm 3,399,324,055 đồng so với năm 2011). Năm 2013, tổng tài sản ngắn hạn là 17,262,857,269 đồng, tăng 6,296,899,158 đồng so với năm 2012.

- Về tài sản dài hạn: Cũng có sự biến động qua các năm: năm 2011, tài sản dài hạn là 2,475,753,133 đồng, đến năm 2012 tăng lên 5,743,498,565 đồng, tăng thêm 3,267,745,432 đồng. Đến năm 2013, tài sản dài hạn lại tăng lên 6,305,846,565 đồng, tăng thêm 562,348,000 đồng.

- Tổng tài sản của Công ty ngày càng tăng, giá trị tài sản của các năm là 10,042,387,189 đồng vào năm 2011;16,709,456,676đồng vào năm 2012 và 23,568,703,834 đồng vào năm 2013. Số lượng tăng thêm tương ứng qua các năm là 6.667.069.487 đồng vào năm 2012 và 6,859,247,158 đồng vào năm 2013 (tăng thêm tỷ 13,526,316,645 đồng so với năm 2011). Đây là một tín hiệu đáng mừng vì doanh nghiệp có làm ăn được thì tổng tài sản mới tăng.

Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần nhất là năm 2011, năm 2012 và năm 2013, ta tổng hợp được bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2011,2012 và 2013. Mọi số liệu được trình bày trong bảng 2.3.

Bảng 2.2: Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong ba năm (từ năm 2011 đến năm 2013)

Đơnvị: Đồng

2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 0 0 0 0 0

11. Thu nhập khác 0 0 0 0 0

12. Chi phí khác 0 0 0 0 0

13. Lợi nhuận khác 0 0 0 0 0

Qua bảng 2.3 ta thấy rằng:

Nhìn vào kết quả họat động kinh doanh của công ty 3 năm gần đây ta thấy: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng đều qua các năm cụ

thể Năm 2011 là 13,005,687,880 đồng, năm 2012 đạt 17,950,842,956 đồng (tăng 4,945,155,076 đồng so với năm 2011), năm 2013 đạt 26,417,001,233 đồng (tăng 8,466,158,277 đồng so với năm 2012)

Tuy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty qua các năm đều tăng nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty lại tăng giảm không đều .Cụ thể như sau : Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2012 là thấp nhất.Nhưng đến năm 2013 lại tăng lên đạt 3,169,541,255 đồng ( tăng 785,201,722 đồng so với năm 2012) , giảm 510,481,998 đồng so với năm 2011.

Nguyên nhân chính của việc doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm của công ty là do chi phí trong doanh nghiệp tăng lên cao hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu cụ thể như sau :

+ Chi phí giá vốn hàng bán năm 2012 so với năm 2011 tăng 5,224,720,222 đồng ,cao hơn so với mức tăng doanh thu . Giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn mức tăng doanh thu chứng tỏ công ty đầu tư thêm vào chất lượng sản phẩm dịch vụ . Chi phí giá vốn năm 2013 tiếp tục tăng thêm 6,059,785,436 đồng so với năm 2012.

+ Năm 2012 chi phí giá vốn tăng kéo theo lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 279,565,146 đồng so với năm 2011. Sang năm 2013 công ty kinh doanh thuận lợi hơn ,lợi nhuận gộp tăng thêm 2,406,372,841 đồng so với năm 2012.

Như vậy doanh nghiệp đã tăng chi phí rất nhiều để đầu tư trang thiết bị cho các bộ phận quản lý năm 2013 .Tuy nhiên các nhà quản lý cần chú ý đến khoản tăng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong tương lai vì ở hiện tại mức tăng của các khoản chi phí này cao hơn mức tăng doanh thu và lợi nhuận sau thuế . Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh những năm tiếp theo công ty cần giảm các khoản phí này.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh vào phân tích tài chính tại Công ty kinh doanh than Bắc Lạng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w