Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Đầu

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ BĐS BẢO ĐẢM PHỤC VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ THÀNH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 28)

nhánh Hà Thành.

2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển VN Ờ Chi nhánh Hà Thành. Đầu Tư và Phát Triển VN Ờ Chi nhánh Hà Thành.

Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM Ờ CHI NHÁNH HÀ THÀNH.

Tên viết tắt: BIDV Hà Thành.

Địa chỉ: 81 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chắnh) - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chắnh phủ. Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết VN được đổi tên thành NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc NHNN VN theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chắnh phủ. Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

BIDV Hà Thành, thành viên thứ 76 của BIDV, chắnh thức thành lập và đi vào hoạt động từ 16/09/2003. Đến nay, Chi nhánh đã có 14 Phòng, 07 Phòng giao dịch, 02 Quỹ tiết kiệm với tổng số cán bộ năm 2013 là 225 người. Hoạt động của BIDV Hà Thành đã và đang bám sát mục tiêu kế hoạch và phương châm "Chất lượng - tăng trưởng bền vững - an toàn - hiệu quả".

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Hà Thành

BIDV Hà Thành có một bộ máy tinh giảm, gọn nhẹ, có đủ các phòng ban cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của mình.

Hiện nay cơ cấu tổ chức của BIDV Hà Thành được tổ chức theo sơ đồ sau

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

ỚKhối Quan hệ Khánh hàng: Thực hiện các công tác tiếp thị, phát triển Quan hệ khách hàng; Công tác tắn dụng; Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ (đối với phòng Quan hệ khách hàng cá nhân); và một số công tác khác như: Quản lý thông tin, phối hợp, hỗi trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ, cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm.

ỚPhòng tài trợ dự án: Thực hiện một phần nhiệm vụ của Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp đối với dự án; Trực tiếp thẩm định từ đầu các chỉ tiêu tài chắnh, kinh tế-kỹ thuật, hệu quả dự án của khách hàng; Chịu trách nhiệm phát triển nghiệp vụ tài trợ dự án; Thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh.

ỚPhòng Quản lý rủi ro: Thực hiện công tác quản lý tắn dụng; Công tác quản lý rủi ro tắn dụng; Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp; Công tác phòng chống rửa tiền; Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO; Công tác kiểm tra nội bộ; Các

nhiệm vụ khác như: Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, tham gia ý kiến vào các văn bản do BIDV ban hànhẦ

ỚPhòng Quản trị tắn dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh khách hàng theo quy định; Thực hiện tắnh toán trắch lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ đến hạn và chuyển giao cho phòng Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV.

ỚPhòng Dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà Nước và của BIDV.

ỚPhòng Thanh toán quốc tế: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng; Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cân phát triển khách hàng; Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của chi nhánh.

ỚPhòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ.

ỚPhòng Kế hoạch Ờ Tổng hợp: Thực hiện công tác kế hoạch Ờ tổng hợp; Công tác nguồn vốn; Một số nhiệm vụ khác như: công tác pháp chế-chế độ, làm nhiệm vụ thư ký cho Ban giam đốcẦ

ỚPhòng Điện toán: Trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin tại chi nhánh; Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc chi nhánh; Phối hợp với Trung tâm công nghệ thông tin; Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin.

ỚPhòng Tài chắnh Ờ Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán chi tiết; Công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chắnh kế toán; Quản lý, giám sát tài chắnh; Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ quy chế, quy trình trong công tác kế toán; Quản lý thông tin và lập báo cáo; Thực hiện quản lý khách hàng.

ỚPhòng Tổ chức Ờ Nhân sự: Là đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức Ờ nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh.

ỚVăn phòng: Thực hiện công tác hành chắnh; Công tác quản trị, hậu cần; Một số nhiệm vụ khác như: Quan hệ với các cơ quan chắnh quyền trên địa bàn trú đóng, thực hiện chế độ báo cáo, là nhân viên của một số hội đồng.

2.1.4. Khái quát về tình hình kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển VN Ờ Chi nhánh Hà Thành.

Để có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình sử dụng BĐS bảo đảm phục vụ cho vay tại Chi nhánh , sau đây chúng ta sẽ xem xét hoạt động cho vay của Chi nhánh trong những năm gần đây.

Việc cho vay tại Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam, Chi nhánh Hà Thành dựa trên tắnh khả thi của phương án, dự án vay vốn, khả năng tài chắnh của khách hàng vay,Ầ Theo đó, việc cho vay có tài sản bảo đảm là một trong những biện pháp nhằm bảo đảm khả năng trả nợ, giảm rủi ro cho ngân hàng. Trên thực tế, việc cho vay áp dụng có bảo đảm bằng tài sản được Chi nhánh dùng với hầu hết các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Bảng 1: Tỷ trọng cho vay có TSBĐ trên tổng dư nợ cho vay năm 2010-2012

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 Dư nợ Tỷ trọng/ Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ trọng/ Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ trọng/ Tổng dư nợ Dự nợ có TSBĐ 1990 59,37% 2166 62,13% 2530 69,81% Dư nợ không có TSBĐ 1362 40,63% 1320 37,87% 1094 30,19%

Tổng dư nợ cho vay 3352 100% 3486 100% 3624 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm gần đây, Chi nhánh đã chú trọng hơn đến cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Dư nợ cho vay có TSBĐ liên tục tăng qua các năm, cụ thể là:

Có thể thấy rõ là tỷ lệ cho vay có TSBĐ tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Hà Thành chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dự nợ và có xu hướng tăng đều trong các năm gần đây. Nếu năm 2010, tỷ lệ này là 59,37% tổng dự nợ thì đến năm 2012 đã đạt 69,81%. Tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản tăng lên tại Chi nhánh, khẳng định Chi nhánh đang cố gắng triển khai và thực hiện kế hoạch đề ra có hướng mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cũng như nắm bắt được tình hình hiện nay, khu vực ngoài quốc doanh là khu vực đang lớn mạnh và hoạt động ngày càng có hiệu quả. Trong giai đoạn nền kinh tế mở cửa hội nhập, mức độ cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Việc cho vay như vậy sẽ bảo đảm khả năng trả nợ của khách hàng, giúp ngân hàng đảm bảo an toàn vốn.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ BĐS BẢO ĐẢM PHỤC VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ THÀNH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 28)