D. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
b. Sức sinh lợi của tài sản cố định (SSLTSCĐ).
Sức sinh lợi của tài sản cố định được xác định theo công thức: Lợi nhuận sau thuế
SSLTSCĐ =
Giá trị còn lại bình quân của TSCĐ
Sức sinh lợi của tài sản cố định năm 2011 và 2012 lần lượt là:
SSLTSCĐ2011 = = 0,144.
Mức chênh lệch sức sinh lợi của tài sản cố định hai năm là: 0,05 – 0,144 = - 0,094.
Sức sinh lợi của tài sản cố định phụ thuộc vào hai nhân tố là lợi nhuận sau thuế và giá trị còn lại bình quân của tài sản cố định trong Công ty.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2012 giảm 2.418.272.482 đồng so với năm 2011 làm sức sinh lợi của tài sản cố định giảm một lượng:
= - 0,01.
Giá trị còn lại bình quân của tài sản cố định tăng từ 239.430.822.513 đồng năm 2011 lên 636.579.005.515 đồng năm 2012 đã làm sức sinh lợi giảm đi một lượng:
= - 0,084.
Tổng hợp các nhân tố trên làm ảnh hưởng tới sức sinh lợi của tài sản cố định một lượng là:
(-0,084) + (-0,01) = - 0,094.
Bảng 2.8. Bảng sức sản xuất và sức sinh lợi của tài sản cố định.
Chỉ tiêu Đơn Năm 2011 Năm 2012 Tăng, giảm(+,-)So sánh Tỷ lệ % Doanh thu
thuần Đồng
499.045.084.363 479.462.579.686 (19.582.504.677) (3,92)
Lợi nhuận sau
thuế Đồng 34.438.884.213 32.020.611.731 (2.418.272.482) (7,02) TSCĐ bình quân Đồng 239.430.822.513 636.579.005.515 397.148.183.002 165,87 SSX của TSCĐ Lần 2,084 0,753 (1,331) (63,87) SSL của Lần 0,144 0,05 (0,094) (65,28)
TSCĐ
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy cả sức sản xuất và sức sinh lời của tài sản cố định đều giảm. Cụ thể sức sản xuất của tài sản cố định của Công ty năm 2011 là 2,084 lần, tức là mỗi đồng đầu tư vào tài sản cố định mang lại 2,084 đồng doanh thu cho công ty. Đến năm 2012 sức sản xuất của tài sản cố định giảm còn 0,753. Sức sinh lợi của tài sản cố định của Công ty giảm từ 0,144 lần năm 2011 xuống 0,05 lần năm 2012. Nguyên nhân là do Công ty đầu tư xây dựng công trình thủy điện Sông Bung 5. Việc đầu tư vào tài sản cố định sẽ mang lại lợi ích trong tương lai.
2.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh và doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán.
Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu (SSXVCSH).
Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu được xác định bằng công thức:
Doanh thu thuần SSXVCSH =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Vốn chủ sở hữu bình quân đã được xác định ở mục 2.2.1.2 lần lượt là: VSCH bình quân năm 2011: 237.744.519.369 đồng.
VCSH bình quân năm 2012: 267.635.241.987 đồng.
Sức sản xuất của VCSH bình quân năm 2011 và 2012 lần lượt là:
SSXVSCH (2012) = = 1,791.
Mức chênh lệch sức sản xuất của vốn chủ sở hữu hai năm là: 1,791 – 2,099 = - 0,308.
Do doanh thu giảm làm sức sản xuất của VCSH giảm đi một lượng là:
= - 0,082.
Do vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 tăng so với năm 2011 làm sức sản xuất của vốn chủ sở hữu thay đổi một lượng là:
- = - 0,226
Tổng hợp hai nhân tố trên làm cho sức sản xuất của vốn chủ sở hữu thay đổi một lượng là:
(-0,226) + (-0,082) = - 0,308
Bảng 2.9. Bảng sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu Đơn Năm 2011 Năm 2012 Tăng, giảm(+,-)So sánh Tỷ lệ % Doanh thu
thuần
Đồng 499.045.084.363 479.462.579.686 (19.582.504.677) (3,92)
Lợi nhuận sau
thuế Đồng 34.438.884.213 32.020.611.731 (2.418.272.482) (7,02) Nguồn vốn CSH bình quân Đồng 237.744.519.369 237.744.519.369 29.890.722.618 12,57 SSX của VCSH Lần 2,099 1,791 (0,308) (14,67)
SSL của
VCSH (ROE) Lần
0,1448 0,1196 (0,0252) (17,4)
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu đều giảm. Năm 2011 một đồng vốn chủ sở hữu mang về 2,099 đồng doanh thu và 0,1448 đồng lợi nhuận. Đến năm 2012 một đồng vốn chủ sở hữu chỉ mang về cho Công ty 1,791 đồng doanh thu và 0,1196 đồng lợi nhuận. Việc tăng vốn chủ sở hữu làm giảm sức sinh lời và sức sản xuất của vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó doanh thu và lợi nhuận giảm làm sức sinh lợi và sức sản xuất của vốn chủ sở hữu giảm đi rõ rệt. Như vậy năm 2012 Công ty đã sử dụng vốn chủ sở hữu chưa đạt hiệu quả.
2.2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí.
Chi phí là toàn bộ khoản chi mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những khoản chi cho việc trả lương cho các cán bộ công nhân viên, mua tài sản cố định, chi phí điện nước.
Việc phân tích các khoản mục chi phí nhằm xác định khoản chi nào là chủ yếu, khoản chi nào là thứ yếu, nguyên nhân nào tăng giảm các khoản chi đó, có hợp lý hay không. Từ đó doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được những khoản chi phí không cần thiết, xác đinh rõ chi phí nào cần phải đầu tư nhằm giảm mức độ tối đa khoản mục này mà doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt đem lại lợi nhuận cao. Do đó công ty chỉ có thể tăng lợi nhuận bằng cách hạ giá thành thông qua việc sử dụng các chi phí đầu vào có hiệu quả.
Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta có bảng tổng hợp chi phí như sau:
Bảng 2.10. Bảng tổng hợp chi phí từ hoạt động kinh doanh năm 2011 và 2012.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
So sánh
Tăng, giảm (+,-) Tỷ lệ (%) Giá vốn bán hàng 376.794.813.542 348.505.426.441 (28.289.387.101) (7,51)
Chi phí tài chính 42.761.259.894 52.386.428.648 9.625.168.754 22,51 Chi phí quản lý kinh doanh, bán hàng 35.929.290.366 36.708.579.307 779.288.941 2,17 Tổng chi phí 455.485.363.802 437.600.434.396 (17.884.929.406) (3,93) (Nguồn: bảng cân đối kế toán hai năm 2011 và 2012).
Tình hình sử dụng chi phí tại Công ty trong hai năm gần đây cho thấy năm 2012 tổng chi phí giảm so với năm 2011 là 17.884.929.406 đồng. Điều này phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn này. Theo bảng tổng hợp các khoản chi phí thì khoản mục chi phí tài chính tăng mạnh, nguyên nhân là do năm 2012 các chủ đầu tư khó khăn về vốn, nợ Công ty nhiều. Để đáp ứng sản xuất và trả lương cho người lao động Công ty đã phải vay ngân hàng nhiều nên chi phí lãi vay cao việc này đã làm ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Công ty.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí ta phân tích chỉ tiêu sức sản xuất của chi phí và sức sinh lợi của chi phí.