Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 1 (Trang 56)

D. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN

3.2.1. Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.

3.2.1.1. Cơ sở của biện pháp giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả cũng đồng nghĩa với việc làm thế nào để thu được lợi nhuận cao nhất. Do đó tiết kiệm chi phí là một trong những biện pháp hữu ích để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Từ tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 1 cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp năm sau cao hơn so với năm trước. Cụ thể: năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 2,17% tương ứng với số tiền là 779.288.941 đồng.

Bảng 3.1. Bảng so sánh tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty năm 2012 so với năm 2011.

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Số tiềnSo sánh Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần 499.045.084.363 479.462.579.686 (19.582.504.677) (3,92) Chi phí quản lý

doanh nghiệp. 35.929.290.366 36.708.579.307 779.288.941 2,17 Qua bảng trên ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2,17%, trong khi doanh thu thuần năm 2012 giảm 3,92% so với năm 2011. Đây là một dấu hiệu không tốt, điều này chứng tỏ Công ty đã quản lý không tốt chi phí quản lý doanh nghiệp do đó chi phí này tăng đã làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 1 em thấy rằng khi sử dụng xong máy tính vào buổi trưa thì hầu như các máy tính đều không tắt mà để chế độ nghỉ (idle). Bởi vậy nếu có biện pháp hợp lý thì sẽ tiếp kiệm được điện từ máy tính (trong thời gian nghỉ trưa từ 12h đến 13h30) và điều hòa, từ đó sẽ giảm được chi phí bằng tiền khác và làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty góp phần làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho Công ty.

Hiện tại Công ty có 791 máy tính để bàn (Pentum 4, Ram 2Gb). Khi mà giá năng lượng nói chung và giá điện nói riêng đang ngày một leo thang với tốc độ cao như hiện nay thì việc tiết kiệm điện là điều nên làm đối với bất kì doanh nghiệp nào. Con số này tuy không lớn nhưng góp phần làm giảm chi phí cho Công ty.

Vậy câu hỏi đặt ra là: “làm thế nào để tiết kiệm điện đối với các máy tính ở Công ty?”.

Tùy thuộc vào niên đại và chủng loại, một máy tính để bàn hay một màn hình có thể tiêu thụ từ dưới 150W cho đến trên 800W khi đang sử dụng, và từ dưới 50W cho đến trên 400W khi chạy không tải hay còn gọi là chế độ nghỉ (idle).

Nếu như việc thiết lập chế độ ngủ đông (hibernate) hay chế độ nghỉ (sleep) cho máy tính xách tay khá phổ biến thì đại đa số người dùng máy tính để bàn thường bỏ qua tính năng hữu ích này.

Để tinh chỉnh các thông số cài đặt về quản lý điện trong Windows XP và Vistra, ta mở trong mục Power Options trong Control Panel. Windows cung cấp ba tùy chọn thiết lập sẵn như:

 Turn off monitor and/or hard disk only ( chỉ tắt màn hình và/hoặc các đĩa cứng).

 Standby/sleep (chế độ chờ nghỉ).  Hibernate (chế độ ngủ đông).

Tuy ít hao điện nhất nhưng chế độ ngủ đông lại cần nhiều thời gian nhất để tạm dừng hoạt động hay khôi phục lại trạng thái trước đó của máy tính bởi trước hết phải hoàn tất tác vụ đọc ghi toàn bộ dữ liệu từ bộ nhớ hệ thống RAM lên đĩa cứng hoặc ngược lại. Dữ liệu sẽ được lưu trong tệp tin mang tên hiberfil.sys. Dung lượng RAM càng lớn, thời gian thực hiện càng lâu. Ngược lại, chế độ Standby/sleep (S3) chỉ tốn điện hơn một chút so với chế độ ngủ đông, tuy nhiên thời gian chờ đợi gần như tức thời và không phụ thuộc vào dung lượng RAM của máy tính.

Để hiểu và thực hiện giải pháp này em đã thao khảo bài “Tiết kiệm điện cho máy tính” đăng ngày 19/4/2010 trên trang web của Trung tâm năng lượng Hà Nội.

Hình 3.1. Thay đổi cài đặt tiết kiệm điện.

Nguồn: http://ecchanoi.gov.vn.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp.

Công ty nên làm việc sau đối với tất cả các phòng ban:

Yêu cầu nhân viên kỹ thuật của Công ty hướng dẫn các nhân viên để chế độ Standby S3 cho máy tính.

Máy điều hòa chuyển sang nhiệt độ 24 – 26oC.  Lợi ích đem lại khi sử dụng giải pháp.

Tình hình tiết kiệm điện năng của máy tính trong giờ nghỉ trưa.

Từ hình 3.1 máy tính tiêu thụ điện năng giảm từ 195W xuống 10W. => Mỗi máy tính tiết kiệm được:

=> Mỗi một máy tính tiết kiệm trong một buổi nghỉ trưa: 185 x 1,5h = 277,5 (Wh). => Một ngày làm việc Công ty tiết kiệm:

791 x 277,5 = 219.502 (Wh).

=> Một tháng làm việc (bình quân 22 buổi nghỉ trưa: Vì Công ty chỉ làm đến sáng thứ 7, chiều thứ 7 và ngày chủ nhật nghỉ):

219.502 x 22 = 4.829.044 (Wh). => Một năm làm việc Công ty tiết kiệm được từ máy tính là:

4.829.044 x 12 = 57.948.528 (Wh) = 57.948 (kWh).

Tình hình tiêu thụ điện năng của điều hòa nhiệt độ.

Công ty đang sử dụng 40 chiếc điều hòa công suất 12000 BTU. Theo hình dưới đây công suất tiêu thụ điện năng khi vận hành là 1000W ứng với nhiệt độ đặt ở các máy điều hòa hiện nay ở Công ty là 18 – 20oC, để giảm tiêu hao điện năng khi sử dụng máy điều hòa nên quy định tăng mức nhiệt độ đặt lên 24 – 260C, khi đó công suất tiêu thụ là 700W.

Hình 3.2. Công suất tiêu thụ với điều hòa 12000BTU

Nguồn: http://dienlanhhanoi.com.vn

Như vậy, mỗi giờ mỗi máy sẽ tiết kiệm được:

1000 – 700 = 300 (Wh).

=> Một ngày làm việc (9 giờ bao gồm cả giờ nghỉ trưa) sẽ tiết kiệm được: 300W x 9h x 40 = 108.000 (Wh).

=> Một tháng làm việc (bình quân 24 buổi: Vì Công ty chỉ làm đến sáng thứ 7, chiều thứ 7 và ngày chủ nhật nghỉ):

108.000 x 24 = 2.592.000 (Wh).

=> Một năm làm việc Công ty tiết kiệm được từ điều hòa (do Công ty thường chỉ sử dụng điều hòa trong mùa hè):

Vậy số điện năng tiết kiệm được từ máy tính và điều hòa là: 57.948 + 15.552 = 73.500 (kWh).

Theo Thông tư số 38/2012/TT – BCT ngày 20/12/2012 của Bộ công thương về quy định giá bán điện và hướng dẫn thực hiện, theo đó giá mua điện của Công ty là 2177 đồng/kWh. Như vậy Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí điện là:

73.500 x 2177 = 160.009.500 (đồng).

Chi phí của biện pháp bằng không. Vì Công ty có nhân viên kỹ thuật luôn luôn trực ở Công ty, khi nào có sự cố xảy ra thì sửa chữa về máy tính và điều hòa nên việc đặt chế độ này là không thêm phần chi phí về nhân viên hướng dẫn và thực thi.

Như vậy sau khi thực hiện biện pháp này thì nó làm giảm chi phí bằng tiền khác và làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy chi phí quản lý doanh nghiệp không giảm được số lượng lớn nhưng với phương pháp thực hiện rất đơn giản mà không mất chi phí doanh nghiệp tiết kiệm được 160.009.500 đồng trong một năm là rất hiệu quả.

3.2.1.3. Kết quả dự kiến thu được sau cải thiện.

Việc thực hiện biện pháp này sẽ làm tăng lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi cho Công ty. Điều này được thể hiện trang bảng 3.2.

Bảng 3.2. Bảng các chỉ tiêu tài chính khi thực hiện biện pháp.

Chỉ tiêu Trước cải thiện Sau cải thiện Thay đổi Doanh thu thuần 479.462.579.686 479.462.579.686 0 Chi phí quản lý doanh nghiệp 36.708.579.307 36.548.569.807 160.009.500 Lợi nhuận sau thuế 32.020.611.731 32.180.621.231 160.009.500

SSL của TTS (ROA) 0,0213 0,0214 0,0001

SSL của VCSH (ROE) 0,1196 0,1202 0,0006

Như vậy qua việc thực hiện biện pháp này đã làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng lên một cách đáng kể, trong khi Công ty không phải bỏ ra bất cứ khoản chi phí nào, nó góp phần cải thiện tình hình tài chính của Công ty.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 1 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w