- Nghiên cứu và triển khai các công cụ bảo hiểm tín dụng như Hoán đổi tín dụng (credit swap)...Đây là các công cụ của một thị trường tài chính phát triển cao giúp các NHTM phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro, san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng
- Tăng cường hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
Phát huy vai trò tích cực của trung tâm thông tin tín dụng trong công tác đánh giá chất lượng tín dụng là việc thiết thực mà NHNN có thể hỗ trợ cho NHTM trong việc hạn chế RRTD. Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Các thông tin về doanh nghiệp tại trung tâm thông tin tín dụng hầu như là do chính các ngân hàng cung cấp, do đó các thông tin về các doanh nghiệp còn đơn điệu thiếu cập nhập. Việc kết nối thông tin với trang web CIC của chi cục tin học ngân hàng còn nhiều trục trặc, chưa đáp ứng được yêu cầu tra cứu thông tin. Để có thể phát huy được vai trò thông tin tín dụng ngân hàng, đề nghị CIC khai thác nhiều nguồn thông tin về doanh nghiệp và thường xuyên cảnh báo đối với những khách hàng có vấn đề để ngân hàng biết. Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu trung tâm này chuyển đổi thành hình thức một công ty cổ phần có sự góp vốn của các NHTM. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp
hạng tín nhiệm độc lập ở Việt nam để hỗ trợ hoạt động cho các NHTM dựa trên sự tiếp thu và học tập của mô hình này trên thế giới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong công tác hạn chế rủi ro của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng đã phân tích ở chương 2, chương 3 của khoá luận đưa ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh cho Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng. Bên cạnh đó cũng đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm hoàn thiện môi trường tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng cũng như hệ thống Ngân hàng Công thương nói riêng và các NHTM nói chung thành công hơn trong công tác hạn chế RRTD.
KẾT LUẬN
Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, số doanh nghiệp phá sản ngày càng tăng, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng khi cho vay, RRTD trong kinh doanh là vấn đề không thể tránh khỏi và cần được quan tâm đúng mức. Với tinh thần mong góp vốn kiến thức nhỏ bé của mình vào việc hạn chế RRTD trong hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng, em thực hiện đề tài khóa luận: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng. ”
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu và thực tiễn ghi nhận được trong quá trình thực tập. Cùng sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các anh chị tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng và Th.S Trịnh Thị Hường. Trong khóa luận này em đề cập đến những nội dung chính sau:
1. Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hạn chế RRTD trong hoạt động kinh doanh.
2. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng hạn chế RRTD trong hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng. Qua đó đưa ra đánh giá về những kết quả đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục, rút ra nguyên nhân của những tồn tại trong công tác hạn chế RRTD trong hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh.
3. Đưa ra giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng. Bên cạnh đó cũng đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và nhằm hoàn thiện môi trường tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng cũng như hệ thống ngân hàng Công thương nói riêng và các NHTM nói chung hiệu quả hơn trong công tác hạn chế RRTD trong hoạt động kinh doanh. Trong quá trình thực hiện đề tài, chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm – NHCT – HBT. 2. Báo cáo phân loại nợ qua các năm NHCT - HBT.
3. Báo cáo tình hình nợ quá hạn qua các năm NHCT – HBT. 4. Học viện Ngân hàng, Giáo trình Lý thuyết tiền tệ Ngân hàng.
5. Học viện Ngân hàng, Giáo trình tín dụng và dịch vụ Ngân hàng.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Banking Review, Tạp chí Ngân hàng. 7. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính – Tiền tệ – Ngân hàng.
NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)
Giảng viên hướng dẫn: Đơn vị:
Nội dung nhận xét: - Về nội dung:
- Về bố cục:
- Về hình thức trình bày:
Hà nội, ngày tháng năm 2014
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên)