Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG (Trang 59)

Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng đồng nghĩa với việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tư cách đạo đức của cán bộ tín dụng từ hỗ trợ quan hệ khách hàng đến thẩm định tín dụng.

Việc này được thực hiện từ khâu tuyển dụng cán bộ tín dụng. Trong tuyển dụng phải thực hiện khách quan vô tư, tuyển dụng những cán bộ tín dụng thực sự có trình độ.

Mở rộng các lớp tập huấn nghiệp vụ và chuyên sâu về tín dụng ngành nghề, về pháp luật, thị trường và môi trường kinh doanh nhằm giúp công tác tín dụng đạt kết quả tốt và mang lại hiệu quả cao hơn, cử cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài để đáp ứng yêu cầu khi ngân hàng hội nhập thế giới.

Ngoài việc quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân viên, ngân hàng phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn, có thái độ rõ ràng hơn đối với nhân viên của mình. Một là, về năng lực công tác yêu cầu

mỗi cán bộ ngân hàng đặc biệt là cán bộ có liên quan đến công tác cho vay không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng. Hai là, về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm yêu cầu mỗi cán bộ tín dụng phải luôn tự tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Cán bộ ở cương vị càng cao càng phải gương mẫu trong thực hiện các quy chế cho vay, quy định về bảo đảm tiền vay, quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng RRTD để xử lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng và các văn bản có liên quan khác. Có như vậy, không những giữ vững được phẩm chất đạo đức mà ý thức trách nhiệm cũng được nâng lên, xử lý công việc hiệu quả hơn, khắc phục được tư tưởng ỷ lại, trông chờ tạo ra chuyển biến tích cực trong quản lý

Đối với những nhân viên lâu năm cũng như mới tuyển dụng , lãnh đạo chi nhánh cần phải định hướng rõ cho họ tầm quan trọng của việc thường xuyên nghiên cứu, học tập để cập nhật những kiến thức về chuyên môn và kiến thức xã hội khác, gắn với lí luận thực tiễn để có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả khi tiến hành cho vay đối với doanh nghiệp, đảm bảo sự đồng đều trong chất lương của cán bộ tín dụng trong toàn chi nhánh.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, chi nhánh cần đào tạo thêm cho cán bộ tín dụng sử dụng thành thạo kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều tra, phân tích, đàm phán, thương thuyết với khách hàng thông qua việc tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo kỹ năng mềm ngắn hạn co những cá nhân, tổ chức có chuyên môn sâu sắc, uy tín trên lĩnh vực kỹ năng đó giảng dạy trực tiếp.

Kiện toàn công tác sử dụng, phân phối cán bộ công nhân viên : tùy theo chức năng nhiệm vụ yêu cầu của từng vị trí ,phòng ban công tác được phân công trong hoạt động tín dụng mà người cán bộ tín dụng có những tiêu chuẩn riêng phù hợp. Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc được nhanh chóng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w