Tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ha

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG (Trang 38)

Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng.

2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng. Hai Bà Trưng.

Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu trong các nghiệp vụ tài sản có tại chi nhánh và luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng tài sản có. Nhìn vào bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ được điều đó:

Bảng 2.5. Tỉ trọng dư nợ tín dụng trong tổng tài sản có tại chi nhánh

Năm Tổng tài sản có (triệu đồng) Tổng dư nợ (triệu đồng) Tỉ trọng dư nợ tín dụng trong tổng tài sản có (%) 2011 1.159.000 316.858 27,34 2012 1.321.000 418.201 31.66 2013 1.385.476 481.648 34.76

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm – NHCT - HBT)

Đến cuối năm 2013, tổng dư nợ tại chi nhánh đạt 481.648 triệu đồng. Để có thể hiểu rõ hơn về tổng dư nợ ta phân tích dư nợ cho vay tính đến 2013:

* Theo thành phần kinh tế:

+ Ngoài quốc doanh: 115.596 triệu đồng, chiếm 24%/ Tổng dư nợ. * Theo thời hạn cho vay:

+ Dư nợ ngắn hạn: 399.767 triệu đồng, chiếm 83%/ Tổng dư nợ. + Dư nợ trung, dài hạn: 81.881 triệu đồng, chiếm 17%/ Tổng dư nợ. * Theo ngành kinh tế:

+ Nông nghiệp: 65.598 triệu đồng, chiếm 13,62%/ Tổng dư nợ. + Công nghiệp: 315.964 triệu đồng, chiếm 65,60%/ Tổng dư nợ.

+ Thương mại, dịch vụ: 100.086 triệu đồng, chiếm 20,78%/ Tổng dư nợ. * Theo hình thức đảm bảo tiền vay:

+ Có tài sản đảm bảo: 473.219 triệu đồng, chiếm 98.25%/ Tổng dư nợ. + Không có tài sản đảm bảo: 8.429 triệu đồng, chiếm 1.75%/ Tổng dư nợ.

Hoạt động tín dụng tại chi nhánh thực sự đã phát huy vai trò làm đòn bẩy quan trọng, tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần: tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, khuyến khích đầu tư phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong dư nợ cho vay tại chi nhánh, dư nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm một tỉ trọng lớn ( trên 50% ) trong tổng dư nợ.

Các năm vừa qua, dư nợ tăng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương. Bên cạnh đó chi nhánh cũng có quan hệ tốt với những khách hàng truyền thống là các tổng công ty: Tổng công ty xuất-nhập khẩu xây dựng Việt Nam, Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Tổng công ty cơ khí....

Mới đây hệ thống NHCT Việt Nam đã tiến hành phát hành thẻ rút tiền tự động. Tại chi nhánh cũng mới lắp đặt các máy rút tiền. Trong định hướng kinh doanh của toàn hệ thống đầu tư nói chung và chi nhánh nói riêng đang từng bước nâng cao dư nợ trong cho vay tiêu dùng. Vì lĩnh vực này thường mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, và thị trường này tại địa bàn Hai Bà Trưng gần như là bỏ ngỏ trong mấy năm vừa qua. Xuất phát từ đòi hỏi khách quan như vậy,

chi nhánh cần gấp rút đưa ra các qui trình cụ thể cho cán bộ tín dụng có thể phục vụ nhóm khách hàng này tốt hơn.

Như vậy, có thể thấy cho vay vẫn là nghiệp vụ chính trong hoạt động kinh doanh tín dụng, các hình thức tín dụng còn đơn điệu, hoạt động dịch vụ còn nhỏ bé, sức cạnh tranh và thị phần hoạt động chậm mở rộng. Qui mô tín dụng thì hạn hẹp, cả về hình thức và đối tượng, chưa tương xứng với nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Trong khi nhu cầu vốn kinh doanh ngày càng tăng, khi đó ngân hàng muốn mở rộng tín dụng thì phải tăng cường huy động vốn nếu không sẽ thiếu vốn để cho vay.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w