Lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng có thể đƣợc coi là một trong những lý thuyết về tƣơng tác xã hội quan trọng nhất của xã hội học. Lý thuyết này gắn liền với tên tuổi của các nhà Xã hội học ngƣời Mỹ là G.Mead, ngƣời chịu nhiều ảnh hƣởng từ trƣờng phái hành vi luận. “Theo lý thuyết này, con người như một thực thể sống trong thế giới của các biểu tượng và môi trường ký hiệu. Xã hội thực hiện sự điều
chỉnh hành động của các cá nhân qua các biểu tượng” [12, tr 146].
Lý thuyết Tƣơng tác biểu trƣng nổi lên từ truyền thống Triết học dụng hành Mỹ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong các bài viết của Charles S. Pierce, William James và John Dewey (1859-1925). Lý thuyết này gắn liền với nhà Xã hội học Georg Herbert Mead. Ông là ngƣời đi tiên phong tìm cách vận dụng các quan điểm Triết học dụng hành này thành một lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học xã hội.
Ông cho rằng tƣơng tác biểu trƣng là “… các cá nhân trong quá trình tương tác, qua lại với nhau không phản ứng đối với các hành động trực tiếp của người khác, mà đọc và lý giải chúng. Chúng ta luôn tìm những ý nghĩa gán cho mỗi hành
động, cử chỉ v.v…đó tức là các biểu tượng” [12, tr. 145].
Cùng với G. Mead học trò của ông H. Blumer phát triển thêm và đƣa ra ba luận đề sau của tƣơng tác biểu trƣng :
26
Thứ nhất: Con ngƣời hành động dựa trên cơ sở các ý nghĩa mà họ gán cho các đối tƣợng và sự kiện hơn là hành động nhằm phản ứng lại với những kích thích bên ngoài nhƣ các động lực xã hội hay với những kích thích bên trong nhƣ các bản năng. Do đó, tƣơng tác luận biểu trƣng phủ nhận cả quyết định luận sinh học lẫn quyết định luận mang tính thiết chế xã hội.
Thứ hai, các ý nghĩa nảy sinh từ quá trình tƣơng tác hơn là có ngay từ khi bắt đầu và định hình hành động tƣơng lai. Các ý nghĩa đƣợc sáng tạo, cải biến, phát triển và thay đổi trong các tình huống tƣơng tác hơn là đƣợc cố định và xác định trƣớc. Trong quá trình tƣơng tác, chủ thể không tuân thủ một cách nô lệ các chuẩn mực đƣợc xác định trƣớc, cũng không máy móc thực hiện các vai trò đƣợc thiết lập chính thức.
Thứ ba, các ý nghĩa là kết quả của những thủ tục lý giải mà các chủ thể thực hiện trong bối cảnh tƣơng tác. Bằng việc đóng vai trò của ngƣời khác, chủ thể lý giải các ý nghĩa và ý định của ngƣời khác. Bằng cơ chế "tự tƣơng tác", các cá nhân biến cải hoặc thay đổi các xác định của họ về tình huống, nhẩm lại các chuỗi hành động thay thế hay loại trừ nhau và cân nhắc những hậu quả khả dĩ. Nhƣ vậy, các ý nghĩa chỉ đạo hành động nảy sinh trong quá trình tƣơng tác thông qua một chuỗi những thủ tục lý giải phức tạp.
Theo khái niệm này thì chúng ta luôn tìm đƣợc những ý nghĩa gán cho mỗi hành động cử chỉ đó tức là các biểu tƣợng. Chỉ khi chúng ta đặt mình vào vị trí của đối tƣợng tƣơng tác, ta mới có thể hiểu hết ý nghĩa của những phát ngôn, những cử chỉ, hành động của họ. Đồng thời con ngƣời là những chủ thể tích cực, hành động trên cơ sở những ý nghĩa mà họ gán cho vào tƣơng tác xã hội của họ. Đây là quá trình xã hội trong đó đời sống nhóm, nó tạo ra và xác nhận các quy tắc, chứ không phải các quy tắc tạo ra và xác nhận đời sống nhóm.
27
Nhƣ vậy, các luận điểm thuyết “tƣơng tác biểu trƣng” của Blumer, và cái mà thuyết tƣơng tác biểu trƣng đã tạo nền tảng lý luận, cho việc làm rõ vì sao các hành động lệch chuẩn lại nảy sinh trong suốt quá trình hội họp.