Doanh nghiệp nhà nƣớc 136 47.8% 136 6.6% Doanh nghiệp khác 155 49.0% 155 22.6% (Nguồn: Số liệu cuộc khảo sát của Đề tài KX 03 - 21/06 - 10)
Điều này cho thấy sự tƣơng quan giữa thiết chế của mỗi loại hình đã tạo ra sự khác biệt trong hành vi của CBCCVC, nổi bật nhất là tại các doanh nghiệp nếu vi phạm chế tài thì kỷ luật cao nhất là cho thôi việc, còn tại các loại hình tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nƣớc việc kỷ luật cho thôi việc chiếm tỷ lệ rất thấp đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng CBCCVC nằm trong hệ thống này thƣờng có tỷ lệ vi phạm cao hơn so với loại hình doanh nghiệp.
Để đi đến một kết luận mang tính thuyết phục hơn nữa chúng ta cùng làm rõ mối quan hệ giữa thiết chế, quản lý tới hành vi của các cá nhân trong từng hệ thống, nghiên cứu đã xem xét vấn đề này dƣới góc độ quản lý bằng thiết chế và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
(Nguồn: Số liệu khảo sát của Đề tài KX 03 - 21/06 - 10)
Biểu đồ 3.1: Tƣơng quan giữa các loại hình tổ chức xã hội với quan điểm tăng cƣờng kỷ luật là công cụ quản lý tốt nhất
81
Mặc dù có sự khác biệt về loại hình tổ chức xã hội nhƣng phần lớn ý kiến ngƣời đƣợc hỏi đều nhất trí cao với quan điểm tăng cƣờng kỷ cƣơng, phép nƣớc trong hội họp, coi đó là công cụ quản lý tốt nhất. Tỷ lệ ý kiến tán thành ở Cơ quan Đảng là 28,2%; Văn phòng quốc hội, hội đồng nhân dân chỉ có 27,1%, cơ quan tƣ pháp 53,2%, doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm 32,4%trên tổng số những ngƣời đƣợc hỏi. Trong đó cơ quan tƣ pháp có số ý kiến tán thành cao nhất, có lẽ vì đây là một trong những biểu tƣợng của thiết chế xã hội nói chung do đó loại hình tổ chức này coi kỷ luật là công cụ quản lý tốt nhất hoàn toàn phù hợp với số liệu ở trên. Bên cạnh đó ngay tại loại hình tổ chức này việc vi phạm các hành vi chuẩn mực trong cuộc họp cũng thể hiện ở mức rất thấp. Điều này cho thấy với mỗi một hệ thống tổ chức xã hội các cá nhân khi tham gia vào đó họ luôn phải điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với thiết chế mà hệ thống đó đã đƣa ra.
Kết quả phỏng vấn định tính đã lý giải thêm cho đánh giá áp dụng chế tài cho quản lý của từng loại hình cơ quan:
“Mình cũng không dám đánh giá nhiều tuy nhiên mình nhận thấy một số cơ quan hội họp chỉ mang tính hình thức, đôi khi không giải quyết được vấn đề gì mà còn tạo cho nhân viên những khó chịu vì phải tham gia cuộc họp một cách miễn cưỡng, đây chính là nguyên nhân dẫn đến mọi người nói chuyện và làm việc
riêng”[PVBCT, Nam 34 tuổi, cán bộ của viện nghiên cứu văn hóa.TP Hà Nội].
Nhƣ vậy mỗi một loại hình tổ chức xã hội khác nhau đều có những thiết chế đặc trƣng tƣơng ứng với loại hình đó, đồng thời nó tác động đến nhận thức của các cá nhân tạo cho cách hiểu về văn hóa hội họp theo xu hƣớng đặc trƣng của thiết chế hiện tồn trực tiếp chi phối họ, đồng thời đây cũng là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt giữa các nhóm nằm trong mỗi loại hình tổ chức khác nhau. Bên cạnh sự ảnh hƣởng của yếu tố loại hình tổ chức liên quan đến quan niệm, nghiên cứu nhận thấy giữa các loại hình tổ chức không những nó ảnh hƣởng đến quan niệm, mà còn
82
có sự khác biệt và tác động trực tiếp đến hành vi của các cá nhân thuộc hệ thống thiết chế đó.
Tóm lại, văn hóa hội họp là một thành tố quan trọng của Văn hóa Công sở. Văn hóa hội họp chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, vị thế xã hội và thiết chế xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các yếu tố này tác động đến chủ thể nhận thức và hành động trong văn hóa hội họp. Trong đó: yếu tố tuổi tác, trình độ học vấn, vị thế xã hội và thiết chế xã hội có tác động rõ nét. Những ngƣời thuộc nhóm tuổi từ 35 đến 50 tuổi và trên 50 tuổi có quan niệm và hành vi đúng đắn hơn so với nhóm dƣới 35 tuổi. Những ngƣời có trình độ học vấn đại học và trên đại học ít lệch chuẩn trong hội họp hơn so với nhóm ngƣời có trình độ học vấn thấp hơn. Nhóm ngƣời có vị thế xã hội cao ít sai phạm qui chế hội họp hơn nhóm ngƣời có vị thế xã hội thấp. Tổ chức xã hội có sự kiểm soát thƣờng xuyên, chặt chẽ về nội qui hội họp sẽ có môi trƣờng văn hóa hội họp lành mạnh hơn các tổ chức buông lỏng về thiết chế. Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến văn hóa hội họp giúp chúng ta hiểu rõ hơn các góc cạnh của bức tranh văn hóa hội họp trong công sở hiện nay. Đồng thời, tạo lập cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp toàn diện và đồng bộ để xây dựng môi trƣờng văn hóa ở công sở ngày càng tốt đẹp hơn.
83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra những kết luận cơ bản sau đây: Trong tiến trình đổi mới và hội nhập hiện nay, văn hóa trong đó có văn hóa hội họp đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì văn hóa không chỉ là thƣớc đo trình độ phát triển của xã hội, mà còn là động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Văn hóa hội họp tạo ra sắc thái và diện mạo của môi trƣờng công sở - nơi con ngƣời sống, làm việc, cống hiến và sáng tạo. Với tƣ cách là một chủ thể hoạt động xã hội, con ngƣời không thể lao động sáng tạo mà không có các yếu tố cần thiết nhƣ: sự tôn trọng, dân chủ, kỷ cƣơng, sự đồng thuận, tính nhân văn trong ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời, v.v… Hơn bao giờ hết cần phải nhìn nhận văn hóa hội họp trong mối liên hệ với công tác quản lý và hiệu quả công việc nhƣ vốn có của nó.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Về mặt quan niệm của CBCCVC trên địa bàn nghiên cứu: Phần lớn quan niệm văn hóa hội họp của CBCCVC trên địa bàn Thủ đô Hà Nội có cách nhìn đúng đắn về văn hóa hội họp. Các chủ thể cho rằng văn hóa hội họp chính là sự kết hợp giữa chuẩn mực, giá trị, giữa nội dung, mục tiêu và hành vi ứng xử. Bên cạnh đó, họ còn hiểu rõ và đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của văn hóa hội họp trong hoạt động quản lý, coi đây là yếu tố nhằm nâng cao giá trị, tăng cƣờng kỷ cƣơng, phép nƣớc để xây dựng môi trƣờng văn hóa công sở lành mạnh.
- Hành vi ứng xử trong văn hóa hội họp hiện nay: Hiện nay, văn hóa hội họp không chỉ ở Thủ đô Hà Nội mà còn tại các thành phố lớn trên cả nƣớc đang có nhiều vấn đề. Bên cạnh một số thuận lợi có thể kể đến nhƣ: khả năng điều hành cuộc họp của nhà quản lý, việc chấp hành những chuẩn mực của một số bộ phận CBCCVC trong hội họp, là những thách thức mà chúng ta cần phải giải quyết là: làm thế nào để hạn chế hành vi lệch lạc trong văn hóa hội họp của CBCCVC ở
84
công sở hiện nay? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả của cuộc họp nhƣ hiệu quả của công tác quản lý trong một môi trƣờng văn hóa lành mạnh? Đây cũng là những nội dung cơ bản trong hành trình xây dựng Văn hóa Công sở ở nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới.
- Có nhiều yếu tố tác động đến quan niệm và hành vi ứng xử trong văn hóa hội họp dƣới nhiều góc độ khác nhau từ giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn, đặc biệt là yếu tố thiết chế xã hội đã cho chúng ta thấy sự tác động mạnh mẽ không chỉ lên quan niệm của mỗi cá nhân, mà còn tác động trực tiếp đến hành vi ứng xử của các CBCCVC. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn các góc cạnh của bức tranh văn hóa hội họp trong công sở hiện nay. Đồng thời, tạo lập cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp toàn diện và đồng bộ để xây dựng môi trƣờng văn hóa ở công sở ngày càng tốt đẹp hơn.
- Với một cái nhìn lạc quan về sự phát triển xã hội, chắc chắn trong một tƣơng lai không xa khái niệm chuẩn xác về văn hóa hội họp đƣợc đƣa ra với đầy đủ các thành tố. Đồng thời, những hành vi lệch lạc trong cuộc họp bị hạn chế tới mức tối đa thông qua các thiết chế xã hội.
Nhìn chung, với các kết quả nghiên cứu mà chúng tôi thu cho thấy: hiện nay, do chƣa có một khái niệm chuẩn xác dành cho văn hóa hội họp, nên các CBCCVC đã đƣa ra rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa hội họp. Bên cạnh một số bộ phận các cán bộ có hành vi tuân thủ các chuẩn mực, giá trị cuộc họp, thì hiện tƣợng lệch chuẩn trong văn hóa hội họp rơi vào rất nhiều CBCCVC tạo thành một hiện tƣợng phổ biến không chỉ ở Thủ đô Hà Nội mà còn ở trên các thành phố lớn khác trên cả nƣớc. Nguyên nhân dẫn đến những hành vi ứng xử này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhƣ trình độ học vấn, giới tính, lứa tuổi, vị thế xã hội và thiết chế xã hội. Cuối cùng, những gì mà nghiên cứu thu đƣợc hoàn toàn phù hợp với giả thuyết ban đầu mà chúng tôi đặt ra cho công trình nghiên cứu này.