Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về văn hóa trên các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các công trình bàn về văn hóa hội họp vẫn chƣa nhiều và chỉ dừng lại ở mức độ khai thác các khía cạnh: Văn hóa ứng xử trong Công sở, Vai trò văn hóa trong phát triển kinh tế; Văn hóa và quản lý, vv...
Đối với các nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài, chúng ta có thể thấy một số công trình liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài nhƣ:
Charlene M. Solomon - Michael S. Schell “Quản lý xuyên văn hóa”, trong công trình này, dựa trên kết quả khảo sát 139 văn phòng của 29 công ty trên 15 quốc gia kinh doanh trên 15 mặt hàng và dịch vụ khác nhau,để lý giải thành công của công ty dựa trên yếu tố quan điểm của nhân viên và văn hóa …
Chrles Hampden Turner - Fons Trompenaars (2006). “Chinh phục làn sóng
văn hóa”. Đây là công trình mang lại cho những nhà quản lý chuyên nghiệp cách
xây dựng những kỹ năng giao thoa văn hóa cần thiết trong môi trƣờng kinh doanh toàn cầu hiện nay, cách đối phó với những vấn đề về văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triển. nghiên cứu đã làm sáng tỏ những khác biệt văn hóa nói chung và các cách nhận biết cũng nhƣ đối phó với những điều này trong kinh doanh nhƣ: địa vị xã hội, quản lý thời gian, mối tƣơng quan với thiên nhiên, văn hóa đất nƣớc và văn hóa doanh nghiệp… Những yếu tố đó rất quan trọng với các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn tìm hiểu về môi trƣờng văn hóa doanh nghiệp nƣớc ngoài cũng nhƣ tìm ra các bài học và hình mẫu cho mình.
31
Tác giả Nguyễn Tất Thịnh với nghiên cứu “ Bàn về văn hóa ứng xử của
người Việt Nam”. Công trình nghiên cứu này tập trung vào quan điểm về mối liên
hệ của văn hóa với kinh doanh, đồng thời nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến các yếu tố văn hóa sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong các cơ quan kinh tế.
Một công trình nghiên cứu khác do Trần Hoàng, Trần Việt Hoa bàn về
“Văn hóa ứng xử nơi công sở”. Nghiên cứu đƣa ra một hệ thống các giá trị, chuẩn
mực văn hóa nơi công sở, nhằm giúp các cá nhân có những hiểu biết cơ bản khi làm việc tại các hệ thống tổ chức, đồng thời đem đến cho các cá nhân những kinh nghiệm quí giá trong giao tiếp và ứng xử tại cơ quan công sở.
Với đề tài“Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện nay”, nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tuấn đã khái quát lịch sử hình thành quan niệm về văn hóa ứng xử của các học giả trên thế giới và Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày các cấp độ khác nhau của văn hóa ứng xử, quá trình phát triển văn hóa nói chung và con ngƣời Việt Nam hiện nay. Đồng thời đề tài cũng đi sâu tìm hiểu sự tác động và vai trò của văn hóa ứng xử đối với sự phát triển con ngƣời. Sự biến đổi của văn hóa nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng đã đƣợc tác giả trình bày cụ thể ở phƣơng diện nhỏ hơn ở từng nhóm xã hội. Điển hình của nhóm xã hội này chính là cƣ dân đô thị, cƣ dân nông thôn và cƣ dân các dân tộc thiểu số. Làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa ứng xử với điều kiện xã hội, tác giả cũng đã tìm hiểu tiền đề của sự biến đổi văn hóa ứng xử Việt Nam hiện nay, cũng nhƣ xu hƣớng tác động của xã hội đến sự biến đổi của văn hóa ứng xử. Cuối cùng tác giả chỉ ra khuynh hƣớng biến đổi của văn hóa ứng xử trong giai đoạn xây dựng xã hội công nghiệp theo hƣớng hiện đại của Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh, những công trình nghiên cứu theo hƣớng văn hóa ứng xử, chúng ta còn có các công trình nghiên về những yếu tố tác động đến văn hóa khác nhƣ: "Văn hoá và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá", của tác giả Nguyễn Văn Dân (2006). Với công trình này, tác giả đi sâu vào phân tích và luận giải những vấn đề
32
nhƣ: khái niệm văn hoá, bản sắc văn hoá và bản sắc dân tộc, toàn cầu hoá văn hoá và đa dạng văn hoá, toàn cầu hoá văn hoá và xung đột xã hội, vai trò của văn hoá đối với phát triển, đặc biệt là phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hoá, một số cơ sở văn hoá của phát triển bền vững. Nghiên cứu đã giải quyết những vấn đề về một số nét mới trong chuẩn mực văn hóa của con ngƣời Việt Nam đang đƣợc hình thành.
Đối với các nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài, chúng ta có thể thấy một số công trình liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài nhƣ:
Bên cạnh đó còn có nhiều hội thảo, bài viết liên quan đến khía cạnh này, tuy nhiên, do sự hạn chế về nguồn tiếp cận nên nghiên cứu chỉ nêu lên một vài nghiên cứu để chúng ta có thể thấy đƣợc một cái nhìn tƣơng đối về những đề tài có liên quan đến ứng xử và văn hóa công sở. Tuy nhiên, đánh giá và xem xét một cách khoa học về văn hóa hội họp và hành vi ứng xử trong hội họp là một vấn đề còn khá mới mẻ. Đây cũng là lí do mà tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu về vấn đề này.
33
Chƣơng 2