II. Phương pháp đánh giá chất lượng của chitosan [7, 11, 13, 16,
a. Làm trong nước quả:
Quá trình làm trong nước quả trước đây thường sử dụng các phụ gia trợ lọc như gelatin, bentonite, silicasol, tannins, polyvinylpyrrolidone, hay hỗn hợp các hợp chất này.
Chitosan được sử dụng như một chất kết bông với các chất lơ lửng trong nước quả, tạo thành khối lắng xuống, nhờ đó ta có thể loại ra khỏi hỗn hợp nước quả. Tính chất này của chitosan cũng được ứng dụng để hỗ trợ lắng trong rượu vang, xử lý nước thải, tinh sạch thuốc,…
Cơ chế kết dính:
+ Liên kết: chitosan làm cầu nối trung gian liên kết các phân tử nhỏ bằng liên kết tĩnh điện và liên kết hydro, tạo thành mạng lưới và lắng xuống.
+ Trung hòa điện: các hạt mixen trong chất lỏng thường mang điện tích âm, các đại phân tử sinh học thường mang điện tích dương. Chúng sẽ tương tác với nhau, trung hòa và lắng xuống.
+ Hấp phụ: các đại phân tử có những nhóm linh động, khi gặp các nhóm tương thích trong dung dịch sẽ hấp phụ, kết khối và lắng xuống.
Ứng dụng:
+ Làm trong nước ép táo, nho, chanh, cam: sử dụng dung dịch chitosan nồng độ 2% trong acid acetic 7% giảm độ đục hiệu quả hơn so với sử dụng betonit và gelatin.
+ Đối với nước táo có thể sử dụng dung dịch chitosan hòa tan trong acid malic 2%. Người ta nhận thấy rằng độ đục giảm đáng kể khi tăng lượng chitosan sử dụng từ 0,1 đến 0,7 g/lít nước quả. Tuy nhiên khi tăng lên đến 1g/l thì độ đục tăng lên, điều đó được giải thích là do sự bão hòa về tính chất hấp phụ của chitosan. Người ta cũng so sánh hiệu quả của chitosan từ nấm và chitosan từ vỏ tôm và thấy rằng khi sử dụng chitosan từ nấm từ 0,5-1,0 g/lit thì cho hiệu quả cao trong việc làm giảm độ đục của nước táo.