II. Phương pháp đánh giá chất lượng của chitosan [7, 11, 13, 16,
Chương 4 ỨNG DỤNG CỦA CHITOSAN
Hiện nay trên thế giới, chitosan đang ngày càng được sử dụng rộng rãi, nhất là ở các nước phát triển như châu Âu (48% sản lượng), Mỹ (31%), Nhật Bản (16%) và Hàn Quốc (5%). Việc sử dụng chitosan đã mang lại giá trị kinh tế to lớn.
Hình 17: Tình hình sử dụng chitosan trên thế giới
Chitosan có thể dễ dàng bị vi khuẩn phân hủy, tức là chúng cũng thân thiện với môi trường hơn các loại polymer tổng hợp. Hiện nay chitosan được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: y học, thực phẩm, nông nghiệp, môi trường,…
1. Trong thực phẩm [5, 6, 9, 14, 16, 18, 20, 24, 27]
Hiện nay chitosan được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất thực phẩm. Có thể sử dụng để thu hút nước và béo (quá trình nhũ hóa), quá trình đồng hóa, kết hợp với thuốc nhuộm, quá trình đông đặc. Chitosan cũng được chứng minh là có khả năng tạo dạng màng mỏng để sử dụng như là những lớp màng mỏng hoặc những lớp bao không độc hại (có thể ăn được). Màng bao Chitosan có thể cải thiện khả năng bảo quản các loại thực phẩm dễ bị thối rữa bằng cách giảm lượng không khí bên trong
bao gói cũng như giảm quá trình thoát hơi nước.
+ Có thể nhúng trực tiếp thực phẩm vào dung dịch chitosan pha sẵn rồi để khô, tạo thành một lớp màng mỏng tự nhiên trên bề
31%
48%16% 5% 16% 5%
mặt sản phẩm: trứng, thịt cá, rau quả, giá đỗ, bánh gạo, nhúng cải bắp trước khi làm kim chi,…
+ Hoặc cũng có thể tạo thành màng trước rồi mới cho sản phẩm vào: bánh mì, xúc xích,…
+ Hoặc cho chitosan trực tiếp vào sản phẩm dạng lỏng: xử lý nước quả, làm trong giấm, bảo quản tàu hũ, đồng hóa sữa, kem và mayonaise, bảo quản mì,…
1.1 Bảo quản thực phẩm bằng màng bao chitosan