Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần Sông Đà – Hà Nội (Trang 62)

3 Hệ số hao mòn tài sản cố định 0.20516168 0.4492

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Một là: Việc đảm bảo khả năng thanh toán của công ty còn chưa thực sự tốt, ngoài hệ số thanh toán hiện thời đã đạt chuẩn, còn các hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thời (hệ số thanh toán bằng tiền) là những chỉ tiêu chi tiết hơn đều chưa đạt được mức tối ưu. Ngoài ra hệ số này còn giảm từ năm 2009 đến năm 2011. Mặc dù những chỉ tiêu này đối với ngành xây dựng hoàn toàn khả quan và chấp nhận được nhưng nếu như công ty vấp phải những biến động lớn của thị trường, điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán cho công ty.

Hai là: Thực trạng công tác quản lý và phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ở công ty còn nhiều bất cập, do thực hiện giao khoán nên các nguồn lực được giao trực tiếp cho các giám đốc chi nhánh tự chịu trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu, thuê nhân công, giám sát thi công, trong khi ở các đội lại không có nhân viên kế toán và bộ phận quản lý công trường do công ty bổ nhiệm. Do vậy không ai dám chắc rằng sẽ không có những gian lận, khai khống, sử dụng vốn sai mục đích… còn các nhà quản trị tài chính lại chưa tiến hành kiểm tra giám sát một cánh thường xuyên liên tục được.

Ba là: Việc quản lý và sử dụng các khoản mục của tài sản còn nhiều vướng mắc, điển hình như số vòng quay các khoản phải thu năm 2011 giảm 0,5 vòng, so với cùng kỳ năm 2010, làm số vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán tăng

mạnh (tăng so với năm 2010) do vậy đã làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.

Bốn là: Trong công tác thanh toán còn nhiều vướng mắc ở thủ tục thanh quyết toán, lập hồ sơ và thẩm định công trình. Vì phần lớn các công trình, dự án mà công ty thực hiện đều có một phần nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp, nên các bản nghiệm thu, bàn giao, thanh quyết toán đều có giám sát, kiểm tra thẩm định của các cơ quan chủ quản hoặc cơ quan cấp vốn cho bên chủ đầu tư, nên khi gặp sự không thống nhất giữa các cơ quan này thì việc thanh quyết toán sẽ bị đình lại cho đến khi có sự thống nhất của các cơ quan này thì việc thanh toán mới được tiếp tục.

Năm là: Hiện nay, việc giao khoán các công trình, hạng mục công trình cho các chi nhánh còn mang tính chất “chia phần”, phương thức đấu thầu chưa được áp dụng rộng rãi dẫn đến phát sinh nhiều tiêu cực trong khâu giao và nhận thầu, chưa gắn liền được lợi ích vật chất của người lao động với chất lượng và tiến độ thi công, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo và khai thác tiềm năng sẵn có của đơn vị thi công về mọi mặt.

Sáu là: qua các chỉ tiêu về tài sản cố định thì công ty chưa thực sự thực hiện tốt việc quản lý tài sản cố định, công ty nên có biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.

Bảy là : hệ số nợ của công ty còn ở mức tương đối cao, cao hơn rất nhiều so với trung bình của ngành, điều này tiềm ẩn rủi roc ho doanh nghiệp. Sở dĩ hệ số nợ cao là do lĩnh vực hoạt động của công ty, việc đầu tư dàn trải khiến cho công ty luôn có cầu về vốn rất lớn, nhằm đáp ứng quá trình sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, công tác tổ chức sử dụng tài sản tại công ty đã đạt được những thành quả nhất định, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay càng có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề vững chắc cho công ty hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, để đạt được điều đó công ty cần từng bước tháo gỡ tất cả những khó khăn vướng mắc trên, đặc biệt trong khâu huy động, quản lý, sử dụng tài sản và tạo được niềm tin, động lực trong lao động cho cán bộ công nhân viên, cũng như uy tín với khách hàng, nhà cung cấp, các tổ chức tín dụng của công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý thuyết đã được phân tích ở chương 1, chương 2 của khóa luận không chỉ cho chúng ta một cái nhìn khái quát nhất về cơ cấu tổ chức, đặc điểm sản xuất kinh doanh cùng tình hình và kết quả kinh doanh trong 3 năm trở lại đây của công ty cổ phần Sông Đà – Hà Nội mà quan trọng hơn là đã đi sâu vào phân tích thực trạng về tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng tài sản tại công

ty. Từ đó, chúng ta rút ra được những thành tích, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp mang tính khả thi ở chương 3, giúp công ty nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản của mình.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần Sông Đà – Hà Nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w