3 Hệ số hao mòn tài sản cố định 0.20516168 0.4492
3.4.1 Kiến nghị Ngân hàng Nhà Nước
Ngân hàng nên đưa ra một chuẩn mực sắp xếp doanh nghiệp theo trình tự A, B, C cho các ngân hàng thương mại để dễ dàng trong việc quản lý doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy vì thông qua một khung chuẩn đối với doanh nghiệp ngân hàng sẽ có thể xác định được mức dư nợ và hạn mức tín dụng tối đa có thể cho phép đối với một khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể:
Đối với doanh nghiệp loại A doanh nghiệp sẽ xem xét mức dư nợ tối đa cho phép đối với một doanh nghiệp thuộc loại này bao nhiêu là phù hợp. Ngân hàng qua đó sẽ quyết định và thỏa thuận cụ thể mức tín dụng sẽ cấp cho doanh nghiệp vì chính doanh nghiệp và ngân hàng là người nắm rõ nhất về tình hình “sức
khỏe” của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp loại A doanh nghiệp có thể giảm bớt thủ tục hành chính phiền hà để quá trình luân chuyển vốn được nhanh hơn.
Đối với các doanh nghiệp loại B Ngân hàng thương mại có thể phối hợp cùng các ngành chức năng tạo điều kiện cho doanh nghiệp vươn lên. Nếu sau khoảng 6 tháng ngân hàng đánh giá lại doanh nghiệp thấy đủ điều kiện lên doanh nghiệp loại A, ngân hàng sẽ xử lý dư nợ cho doanh nghiệp như doanh nghiệp hạng A. Còn nếu sau 6 tháng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vẫn dậm chân tại chỗ, vẫn ì ạch trong sản xuất, ngân hàng khi đó có thể thỏa thuận với khách hàng để xử lý dư nợ cho khách hàng một tỷ nợ thích hợp phù hợp với khung chuẩn đánh giá về doanh nghiệp loại B.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, thì vay ngân hàng chiếm một tỷ trọng lớn do chính đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói là liên tục khách hàng có các hợp đồng kinh tế, liên tục tham gia dự thầu nên các doanh nghiệp luôn cần ngân hàng hỗ trợ trong việc bảo lãnh thầu. Nhu cầu mở tài khoản thanh toán và bảo lãnh dự thầu thường xuyên xuất hiện. Tuy các thủ tục để tiến hành đối với nghiệp vụ của ngân hàng là cần thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro cho khách hàng, nhưng tùy từng trường hợp cụ thể ngân hàng có thể giảm bớt những thủ tục phiền hà để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp lớn có tình hình kinh doanh lành mạnh càng nên được ngân hàng tạo điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. Đối với những doanh nghiệp có quan hệ lâu năm, than thiết với ngân hàng, ngân hàng cũng nên tạo điều kiện cho phía doanh nghiệp.
Ngân hàng cũng nên thông qua tài khoản thanh toán của phía doanh nghiệp để đánh giá phần nào tình hình của doanh nghiệp. Từ đó, có nhưng góp ý kịp
thời vừa giúp cho bản than ngân hàng hạn chế rủi roc ho mình, vừa giúp cho doanh nghiệp xử lý kịp thời những yếu kém trong quá trình hoạt động, vấn đề quản lý quỹ cho phù hợp.
Ngân hàng phải không ngừng đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, giảm bớt công việc chân tay để hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng nên đa dạng hóa sản phẩm cho khách hàng trước nhu cầu ngày một cao của phía doanh nghiệp. Cụ thể mạng internet, dịch vụ viễn thông ngày càng phát triển vậy nên các ngân hàng cần cho phép doanh nghiệp quản lý tài tài khoản của mình thông qua các công cụ hỗ trợ nên.