Các dạng chi tiêu

Một phần của tài liệu sự tác động của vấn đề di cư lên kinh tế xã hội ở việt nam (Trang 81)

Như được miêu tả trong hình 14, tổng chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình có người di cư trong tháng trước ngày phỏng vấn được phân thành sáu loại, bao gồm ăn uống, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sản xuất, điện/nước, và giải trí/lễ hội/du lịch. Kết quả cho thấy mức chi tiêu nhiều nhất là dành cho sản xuất (chiếm 43,5% tổng chi tiêu bình quân), sau đó là đến thực phẩm (34,1%), chăm sóc sức khỏe (26,5%), và giáo dục (10,2%).

Bảng 18 so sánh chi tiêu trung bình theo đầu người giữa các nhóm hộ gia đình. Như chúng ta thấy, trong ngân sách chi tiêu hàng tháng của hộ gia đình, những hộ có người di cư thường tiêu nhiều hơn hộ không có người di cư, và trong số những hộ có người di cư, hộ nhận được tiền gửi về thường tiêu nhiều hơn hộ không nhận trong hầu hết tất cả các loại chi tiêu.

Hình 14 : Các dạng chi tiêu 28.60% 8.60% 22.30% 36.50% 2.30%1.70% Lương thực Giáo dục Chăm sóc sức khỏe Sản xuất Điện Giải trí

78 Từ NôNg ThôN Ra ThàNh Phố

Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam

Tóm lại, kết quả trình bày ở trên cho thấy di cư và tiền gửi về nhà từ người di cư có đóng góp đáng kể đến phúc lợi của hộ gia đình. Số liệu khảo sát đưa ra những bằng chứng về sự khác biệt đáng kể về mức thu nhập hộ gia đình, tình trạng kinh tế gia đình, chi tiêu bình quân đầu người giữa những hộ trong mẫu khảo sát. giữa những hộ có người di cư, hộ nhận nhiều tiền gửi về hơn trong vòng 12 tháng trước khi diễn ra cuộc khảo sát có mức thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người cao hơn, thường cho rằng địa vị kinh tế gia đình họ là “giàu” so với mức trung bình trong cộng đồng; họ sống trong những ngôi nhà kiên cố, sở hữu nhiều đồ dùng lâu bền hơn là những hộ không nhận hoặc nhận được ít tiền gửi về. Tương tự như vậy, so với hộ không có người di cư, những hộ có thành viên di cư làm việc ở các khu vực đô thị thường có mức chi tiêu bình quân đầu người cao hơn đáng kể; họ cũng thường tự đánh giá là gia đình họ thuộc hộ giàu, và sống trong những ngôi nhà kiên cố.

Ngoài ra, hệ số gini được tính dựa trên thông tin về tổng chi tiêu bình quân đầu người, chỉ ra rằng bất bình đẳng thu nhập giữa những hộ nhận được tiền gửi cao hơn một chút so với hộ không nhận (0,48 so với 0,47); và chênh lệch thu nhập giữa các hộ có thành viên di cư cao hơn nhiều so với hộ

Bảng 18: Chi tiêu trung bình theo đầu người của các nhóm hộ gia đình

các loại chi tiêu (tính theo bình quân đầu người)

chi tiêu trung bình theo bình quân đầu người (đồng)

hộ nhận

tiền gửi hộ không nhận tiền gửi

hộ có

người di cư hộ không có người di cư

Chi tiêu cho lương thực 264.012 258.879 262.177 223.791

Chi tiêu cho giáo dục 72.991 89.564 78.399 60.837

Chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe 224.179 149.613 203.822 190.289

Chi tiêu cho sản xuất 344.067 308.483 334.629 350.909

Chi tiêu cho điện/nước 20.576 21.690 20.847 17.079

Chi tiêu cho giải trí/lễ hội/

du lịch 18.656 17.670 15.828 12.536

không có thành viên di cư (0,51 so với 0,48). Nhìn chung, bất bình đẳng thu nhập trong những địa bàn được khảo sát thực chất đều cao hơn con số của toàn quốc (0,34 năm 2010).

Các hộ gia đình sử dụng tiền gửi về như thế nào và có gì khác nhau trong cách chi tiêu giữa những hộ có và không có tiền gửi về cũng như thành viên di cư cũng đã được xem xét trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy tiền gửi về chủ yếu được dùng cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày (ví dụ, lương thực), phát triển vốn con người (ví dụ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe), và các hoạt động sản xuất. Khi so sánh các dạng chi tiêu giữa những nhóm hộ gia đình khác nhau, kết quả chỉ ra rằng hộ có thành viên di cư có xu hướng chi tiêu nhiều hơn hộ không có thành viên di cư; và trong số những hộ có thành viên di cư, hộ nhận được tiền gửi về thường chi tiêu nhiều hơn hộ không nhận được tiền gửi.

Có một hạn chế trong phân tích của chúng tôi là, do nghiên cứu MIS được dựa trên điều tra cắt ngang, nên chúng tôi không thể so sánh hoàn cảnh của hộ gia đình trước và sau di cư. Ngoài ra, vì tất cả thông tin về người di cư được thu thập từ những người nhà ở lại, các thông tin này có thể không được chính xác hoặc không đầy đủ.

chƯơng iv

Một phần của tài liệu sự tác động của vấn đề di cư lên kinh tế xã hội ở việt nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)