Thời gian cư trú

Một phần của tài liệu sự tác động của vấn đề di cư lên kinh tế xã hội ở việt nam (Trang 43)

Theo nghiên cứu của Đặng Nguyên anh (2006), người di cư thường bắt đầu di cư vào những năm đầu tuổi hai mươi. Điều đó cũng đã được phản ánh qua số liệu của nghiên cứu này khi giá trị trung vị và trung bình của tuổi người di cư lần đầu là 20 và 21,8. hơn một nửa số người di cư đã di cư lần đầu tiên cách thời điểm phỏng vấn cuộc điều tra MIS ba năm; khoảng một phần năm trong số họ di cư lần đầu năm năm trước thời điểm phỏng vấn. Rõ ràng rất nhiều người di cư đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm di cư, giúp cải thiện đáng kể phúc lợi cũng như khả năng hỗ trợ gia đình của họ.

Bảng 5 trình bày chi tiết thời gian cư trú tại thành phố của người di cư. Nhìn chung, đa số họ đều ở thành phố một thời gian dài. Trên 70% số người được phỏng vấn đã sống ở thành phố hơn một năm; và cứ bốn người thì có một người đã sống ở thành phố hơn năm năm trước khi cuộc khảo sát diễn ra. Những con số này phản ánh sức hút của các thành phố với những cơ hội mưu sinh cho người dân nông thôn.

Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng những người di cư chủ yếu làm những công việc với mức lương thấp. Tiềm năng thu nhập của họ ở thành phố mặc dù cao hơn so với ở quê, nhưng trong hầu hết các trường hợp, họ chỉ kiếm đủ sống với dành dụm được một ít để gửi về nhà.

Thái bình Tiền giang Tống số

Dưới 1 tháng 5,1% 4,1% 4,6%

1 đến dưới 6 tháng 16,2% 12,9% 14,6%

6 tháng đến dưới 1 năm 11,2% 10,5% 10,9%

1 đến dưới 3 năm 32,5% 24,3% 28,5%

3 năm hoặc lâu hơn 35,1% 48,3% 41,5%

n 810 762 1572

40 Từ NôNg ThôN Ra ThàNh Phố

Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam

Bảng 5 cũng cho thấy sự khác nhau về thời gian lưu trú của người di cư căn cứ theo tỉnh đi. Tỷ lệ phần trăm người di cư từ Thái Bình đã sống tại thành phố dưới một năm cao hơn so với Tiền giang, 32,5% so với 27,6%. Ngược lại, tỷ lệ người di cư từ Tiền giang đã sống tại thành phố trên 3 năm lại cao hơn nhiều so với Thái Bình, 48,3% so với 35,1%. Chênh lệch này có ý nghĩa thống kê với p <0,05 trong Chi2 test. So sánh giá trị trung bình về khoảng thời gian cư trú tại thành phố cũng cho thấy người nhập cư từ Tiền giang ở thành phố lâu hơn người từ Thái Bình, 3 năm so với 2 năm (chênh lệch có ý nghĩa thống kê p<0,05 trong Mann-Whitney test). Như đã nói ở trên, người nhập cư từ Tiền giang chủ yếu làm việc trong các khu công nghiệp, do đó có công việc ổn định hơn so với những người nhập cư tạm thời từ Thái Bình.

Một phần của tài liệu sự tác động của vấn đề di cư lên kinh tế xã hội ở việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)