Nghề nghiệp

Một phần của tài liệu sự tác động của vấn đề di cư lên kinh tế xã hội ở việt nam (Trang 44)

Tình trạng phát triển không đồng đều, chênh lệch về thu nhập và mức sống là những nhân tố chủ yếu thúc đẩy việc di cư từ nông thôn ra thành thị. Thành phố mang lại các cơ hội việc làm phong phú hơn, cũng như mức thu nhập cao hơn nhiều những gì người di cư có thể kiếm được ở quê nhà. Tuy nhiên đối với người di cư nói chung, quá trình để họ hòa nhập vào nền kinh tế đô thị không hoàn toàn là dễ dàng khi hầu hết đều bị “mắc kẹt” trong bẫy đói nghèo thành phố do chỉ có thể kiếm được công ăn việc làm bấp bênh với thu nhập thấp.

hình 5 trình bầy cơ cấu nghề nghiệp của người di cư trong cuộc điều tra MIS. Công việc có số người di cư than gia nhiều nhất là làm trong các nhà máy, xí nghiệp, lao động tay chân thuê mướn hàng ngày, dịch vụ tư nhân: chiếm 44,6%, 30,7% và 12,6% số người di cư. Cụ thể đối với nhóm làm việc tại các nhà máy, trên 50% làm việc trong các ngành công nghiệp may mặc và giày dép, máy móc và điện tử chiếm 20%, chế biến thực phẩm và hàng hóa đông lạnh chiếm 10%; số còn lại tham gia sản xuất hàng hóa như đồ nhựa, đồ gỗ, hay sản xuất sơn, v.v.…hầu hết công nhân làm việc trên dây chuyền sản xuất là nữ giới. Điều này khẳng định những thảo luận ở trên về xu hướng di cư của phụ nữ tới các khu công nghiệp và chế xuất.

Mặc dù tính chọn lọc của di cư đảm bảo là các gia đình nông thôn lựa chọn những thành viên có tiềm năng lao động cao nhất để lên làm việc ở thành phố, vốn nhân lực của những người di cư vẫn ở mức rất thấp, tạo ra những rào cản cho việc tiếp cận những việc làm có thu nhập cao. hơn một nửa số người di cư trong nghiên cứu MIS chỉ có thể kiếm những việc làm ở khu vực kinh tế phi chính thức. Cụ thể là có trên một phần năm làm thợ xây dựng tổ chức theo nhóm nhỏ do một nhà thầu tư nhân phụ trách; đầu bếp, bồi bàn hay người lau dọn tại nhà hàng (trên 10%); cửu vạn hoặc các loại hình lao động chân tay (13%); số còn lại làm xe ôm, người giúp việc, bảo vệ, v.v… Một tỷ lệ đáng kể người di cư phải làm các công việc nặng nhọc (xây dựng, bốc vác) và các công việc ngoài trời (công trường xây dựng, chợ trời, trên đường phố).

Bên cạnh tình trạng phổ biến là người di cư không có lựa chọn nào khác ngoài các công việc được gọi là 3K (khó khăn, không sạch sẽ và không an toàn) thì khoảng 10% cũng kiếm được việc trong các ngành dịch vụ xã hội như y tế, dạy học, kỹ thuật, kế toán, hay quản lý văn phòng. Di cư cung cấp cho thành phố hai nguồn nhân lực có trình độ lẫn không có trình độ, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng nhanh chóng của các thành phố và quá trình đô thị hóa.

hình 5 cũng cho thấy có khoảng 2% số người di cư không đi làm. Đa số trong nhóm này là phụ nữ làm nội trợ (28 trong số 39 người); còn lại bao gồm những người đang tìm kiếm việc làm; đã nghỉ hưu hoặc mất năng

Hình 5: Cơ cấu nghề nghiệp

Công nhân 0 10 20 30 40 50 44.6 Lao động phổ thông 30.7 Dịch vụ xã hội 12.6 Khác 9.7 Không làm việc 2.3

42 Từ NôNg ThôN Ra ThàNh Phố

Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam

lực làm việc. Ngày càng có nhiều phụ nữ theo chồng di cư lên thành phố. Khi đến nơi, họ làm công việc nội trợ giúp đỡ chồng trong khi một số khác tích cực tìm kiếm cơ hội làm tăng thu nhập cho gia đình. Bằng cách này, họ giúp giảm những tổn phí di dời trong khi tăng tổng thu nhập cho gia đình. Sự linh hoạt và khả năng thích ứng của họ với môi trường đô thị là thực sự ấn tượng, phản ánh sự năng động của quá trình di cư ở Việt Nam hiện nay.

hình 6 minh họa cơ cấu nghề nghiệp của người di cư trong nghiên cứu MIS. Chỉ có 12% số người di cư kiếm được việc làm tại các cơ quan nhà nước. Những người làm trong khu vực này bao gồm giáo viên, kỹ sư, nhân viên văn phòng, bác sĩ… như đã nêu ở trên. gần 60% số người di cư làm việc trong khu vực tư nhân như công ty, công xưởng tư nhân; 16% làm cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như các khu công nghiệp. hơn một phần mười làm các loại công việc tự trả công, lao động thuê mướn theo ngày, bán hàng rong, cắt tóc, hoặc lái xe ôm, v.v…

So với Tiền giang, tỷ lệ phần trăm người di cư từ Thái Bình làm việc trong các cơ quan nhà nước là cao hơn, 14% so với 10%. Có hai lý do giải thích cho sự chênh lệch này. Thứ nhất, do người di cư từ Thái Bình có trình độ học vấn tương đối khá nên họ có nhiều cơ hội kiếm được việc làm trong các cơ quan nhà nước hơn. Thứ hai là người miền Bắc thường đánh giá cao các công việc trong cơ quan nhà nước. Do vậy họ sẽ tìm cơ hội để vào làm việc tại những cơ quan này. Ở miền Nam thì quan điểm này lại không phổ biến. Ngoài ra, vị trí địa lý của Tiền giang cho phép tiếp cận tới thị trường

Hình 6: Khu vực làm việc 12% 16% 11% 59% 2% Làm cho nhà nước Công ty, cơ sở tư nhân

Công ty,nước ngoài Làm cho cá nhân, bản thân

việc làm trong các khu công nghiệp và khu chế xuất, đặc biệt là những nơi gần Thành phố hồ Chí Minh và tại Bình Dương, một trong những tỉnh công nghiệp hóa hàng đầu đất nước. Dữ liệu của nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ phần trăm người nhập cư ở Bình Dương đang làm việc cho các công ty vốn đầu tư nước ngoài cao hơn tỷ lệ này ở Thái Bình một cách đáng kể, tương đương 20% so với 11%, và chênh lệch này là có ý nghĩa thống kê với p<0,05 trong Chi2 test.

Mục đích kinh tế của di cư cũng được phản ánh qua việc thay đổi cơ cấu nghề nghiệp trước và sau lần đầu di cư. Theo như hình 7, tỷ lệ phần trăm người di cư thất nghiệp giảm từ 15% xuống dưới 0,5%. Đã có một sự chuyển đổi việc làm rõ rệt từ nông nghiệp sang làm việc tại các nhà máy, dịch vụ và những loại hình việc làm phi nông nghiệp khác. Một sự chuyển đổi quan trọng khác là tỷ lệ người di cư làm kinh doanh ở thành phố là tương đối cao. Di cư lên thành phố rõ ràng đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế và phát triển nghề nghiệp cho bản thân những người di cư, cũng như đem lại các lợi ích cho gia đình của họ cũng như cộng đồng quê hương. Vấn đề này sẽ là trọng tâm của chương tiếp theo.

Hình 7: Nghề nghiệp trước và sau khi di cư

Không có việc làm 15 0.41 0 10 20 % 30 40 50 31.04 34.3 2.29 3.26 6.94 30.73 0.72 11.05 0.973.94 Trước Sau 44.65 0

Đi học Nông dân Công

chƯơng iii

Một phần của tài liệu sự tác động của vấn đề di cư lên kinh tế xã hội ở việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)