Nhà ở bán kiên cố được định nghĩa là nhà có tường bằng gạch/gỗ/khung gỗ và mái nhà làm bằng ngói/xi măng vữa lợp/tấm lợp kim loại hoặc nhà được xây bằng những vật liệu tương tự.

Một phần của tài liệu sự tác động của vấn đề di cư lên kinh tế xã hội ở việt nam (Trang 78)

ngói/xi măng vữa lợp/tấm lợp kim loại… hoặc nhà được xây bằng những vật liệu tương tự. 8 Nhà ở kiên cố được định nghĩa là nhà có một hoặc nhiều tầng được xây bằng gạch và có mái chắc

Trong những chỉ số chính của điều kiện sống hộ gia đình, nhà ở là chỉ số quan trọng nhất. Nhà ở tốt hơn có nghĩa là điều kiện sống tốt hơn. Một ngôi nhà cũng có thể được dùng cho mục đích kinh tế, ví dụ như một địa điểm cho các hoạt động mang lại thu nhập. giá trị nhà cửa được ngân hàng và các tổ chức tín dụng xem như một điều kiện để cho vay. Bản thân ngôi nhà cũng là một mặt hàng có giá trị thị trường. hơn thế nữa, giá trị ngôi nhà có thể được dùng để xác định địa vị xã hội cao thấp trong cộng đồng. Những khác biệt đáng kể về chất lượng nhà ở đã được tìm thấy giữa hộ gia đình có người di cư và hộ không có người di cư. Trong khi tỷ lệ những hộ có người di cư có sống trong nhà kiên cố là cao hơn (41,3% so với 35,9%), thì hộ không có người di cư có xu hướng sống trong nhà đơn giản và tạm thời (16,5% so với 9,3%). Không có sự tương phản đáng kể nào được tìm thấy về loại hình nhà ở giữa hộ nhận tiền gửi và hộ không nhận. Đa số họ sống ở nhà bán kiên cố.

Ngoài các loại hình nhà, một nhóm những đồ dùng gia đình có giá trị được dùng như một cơ sở để so sánh điều kiện sống giữa các nhóm hộ gia đình. Trong danh sách là 15 loại đồ dùng bao gồm ti vi, máy radio/cassette, máy vi tính, Internet, điện thoại cố định, điện thoại di động, đầu từ/VCD/DVD, tủ lạnh, máy giặt, bình nóng lạnh, điều hòa, xe máy/xe đạp, ô tô, tàu/thuyền, và máy móc sản xuất. Đây không chỉ là những đồ dùng có giá trị cao ở khu vực nông thôn mà còn là những thứ thiết yếu để người dân có thể tiếp cận với thông tin, đi lại tốt hơn, và kết nối nhanh hơn với mọi người và các cơ hội thị trường. Trung bình, một hộ gia đình có người di cư sở hữu 3,83 đồ dùng, nhiều hơn một chút so với hộ không có người di cư (3,57 đồ dùng). Loại hình nhà vệ sinh cũng là một chỉ báo kinh tế phản ánh mức sống của các hộ gia đình. Như đã thấy, nhiều hộ gia đình có người di cư có nhà vệ sinh ở trong nhà trong khi hộ không có người di cư không có hoặc dùng nhà vệ sinh chung.

76 Từ NôNg ThôN Ra ThàNh Phố

Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam

3.4 Di cƯ, Tiền gửi về nhà, Tiêu Thụ/chi Tiêu và đầu TƯ của hộ gia đình và đầu TƯ của hộ gia đình

Trong phần này, chúng tôi xem xét việc sử dụng tiền người di cư gửi về của các hộ gia đình và mô hình chi tiêu giữa các nhóm hộ khác nhau. Như được minh họa trong hình 13, hầu hết hộ gia đình nhận được tiền gửi (80%) dùng tiền đó để trang trải chi phí hàng ngày. Ưu tiên thứ hai là để dùng cho chăm sóc sức khỏe (khoảng 17%), trong khi giáo dục của con cái nhận được ít sự đầu tư hơn. Mục đích thứ ba của việc sử dụng tiền gửi là để đầu tư vào sản xuất. Một tỷ lệ nhỏ hơn cho biết họ dùng tiền đó vào những việc khác như sửa chữa/xây mới nhà cửa, mua sắm các đồ dùng có giá trị..., nhằm làm tăng địa vị của gia đình họ trong cộng đồng vì tiền nhận được hàng năm là không đủ để nhiều hộ có thể làm như vậy. Ngoài ra, rất ít hộ gia đình sử dụng tiền cho các mục đích xã hội, như đóng góp vào các hoạt động cộng đồng hay giúp đỡ người thân/họ hàng.

Hình 13: Mục đích sử dụng của tiền gửi về nhà (từ người di cư)

80.717.3 17.3 14.4 13.5 11.7 7.3 7.1 6.9 6 2.1 0.7 2.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Chi tiêu hàng ngày Chăm sóc sức khỏe Đám ma/đám cưới/sự kiện xã hội Giáo dục

%

Mua sắm nội thất Đầu tư Sửa chữa nhà cửa Trả nợ Tiết kiệm Giúp đỡ người thân Đóng góp cho hoạt động xã hội Không cụ thể

Một phần của tài liệu sự tác động của vấn đề di cư lên kinh tế xã hội ở việt nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)