Các loại hình tiền/hàng gửi về nhà (từ người di cư) và giá trị tiền tệ của chúng

Một phần của tài liệu sự tác động của vấn đề di cư lên kinh tế xã hội ở việt nam (Trang 60)

Trần Giang Linh & Nguyễn Thị Phương Thảo

3.2.1 các loại hình tiền/hàng gửi về nhà (từ người di cư) và giá trị tiền tệ của chúng

tiền tệ của chúng

Những phát hiện của cuộc khảo sát MIS cho thấy rằng đa số các hộ gia đình di cư (73,5%) đã báo cáo là có nhận được tiền hoặc hàng hóa gửi về từ người di cư đang làm việc tại thành phố trong vòng 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn. Như đã đề cập trong chương trước, việc thiếu đất canh tác và các cơ hội tạo thu nhập khiến cho di cư là một phương án khả thi trong các chiến lược sinh kế đối với nhiều hộ gia đình nông thôn. Do thường xuyên cần tiền mặt để trả cho những dịch vụ kinh tế và xã hội khác nhau của gia đình, tiền gửi về nhà (từ người di cư) tạo nên một nguồn tài chính quan trọng để trang trải những chi phí đó.

Không lấy gì làm ngạc nhiên khi những người di cư trong mẫu của chúng tôi chủ yếu gửi tiền về nhà theo hình thức tiền mặt chứ không phải là hàng hóa. Có đến 88,5% số hộ gia đình chỉ nhận được tiền, trong khi tỷ lệ phần trăm người nhận tiền/hàng gửi về nhà (từ người di cư) bằng hiện vật hoặc bằng cả tiền mặt lẫn hiện vật là rất ít, tương ứng với 9,6% và 1,9% (Bảng 11).

Các nghiên cứu khác về di cư tại Việt Nam cũng đưa ra các kết quả tương tự về tỷ lệ cao nhận được tiền gửi của các hộ gia đình có người di cư. Ví dụ, qua những số liệu có tính đại diện toàn quốc của các cuộc Điều tra Mức sống Dân cư Việt Nam (VLSS) năm 2002 và 2004, Nguyễn (2008) cũng tìm thấy tỷ lệ các hộ gia đình di cư nhận được tiền gửi về từ người nhà của họ cao như vậy (78,2% trong VLSS 2002 và 86,3% trong VLSS 2004).

Tuy nhiên, một phần bốn số hộ có người di cư (26,5%), không nhận được gì từ người nhà của họ đang sống tại thành phố trong vòng 12 tháng gần đây. Lý do chính là do những người di cư này không có khả năng gửi (83%), chứ không phải là các hộ gia đình không có nhu cầu về tiền mặt (9%).

Bảng 11: Loại hình tiền/hàng gửi về nhà (từ người di cư)

Tiền 88,5%

hàng hóa 9,6%

Cả tiền và hàng hóa 1,9%

n 877

Bảng 12: Số tiền được gửi về nhà trong vòng 12 tháng gần đây

Dưới 1 triệu đồng 13,1%

Từ 1 đến dưới 5 triệu đồng 40,0% Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng 25,6%

10 triệu đồng trở lên 21,4%

58 Từ NôNg ThôN Ra ThàNh Phố

Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam

Trung bình, hộ gia đình trong mẫu khảo sát nhận được khoảng 4,08 triệu đồng (khoảng hơn 200 USD) từ các thành viên di cư lên thành phố làm việc trong vòng 12 tháng gần đây. Tuy nhiên, khi nhìn vào các mức độ khác nhau của giá trị khoản tiền gửi được trình bày trong bảng 12, chúng ta có thể thấy rằng mặc dù hơn một nửa số hộ gia đình nhận nhận được dưới 5 triệu đồng trong vòng 12 tháng trước cuộc khảo sát, một phần tư số hộ nhận được từ 5 đến khoảng 10 triệu đồng (200-500 USD) và một phần năm số hộ được gửi về hơn 10 triệu đồng. Đối với nhiều hộ gia đình nông thôn, những khoản tiền này là đáng kể so với những gì họ có thể kiếm được nhờ làm nông nghiệp.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy trung bình người di cư bắt đầu gửi tiền/ hàng hóa về nhà 10 tháng sau khi họ lên thành phố. Rõ ràng rằng vì hầu hết người di cư chỉ có thể tìm được những công việc được trả lương thấp trong khu vực phi chính thức, và họ thường phải trang trải chi phí ban đầu khi sinh sống tại thành phố, khả năng họ có thể dành dụm và gửi tiền về nhà là khá hạn chế. Số tiền trung bình mà họ gửi về nhà lần đầu tiên chỉ là 1,37 triệu đồng (khoảng 60 USD).

hình 12 cho thấy tần suất mà người di cư gửi tiền/hàng về nhà. hầu hết họ gửi tiền/hàng về nhàthường xuyên, từ hàng tuần (chỉ có 1% số người di cư có thể làm như vậy), hàng tháng (21,4% số người di cư), vài tháng một lần (27%), đến một đến vài lần một năm (28%). Những con số này cho thấy nhu cầu cao cần hỗ trợ về tiền mặt từ những người nhà di cư của các hộ gia đình nông thôn. Tuy nhiên, nhiều người di cư (22,6%) đã không gửi tiền về nhà đều đặn, hầu hết là do họ không đủ khả năng kiếm được thu nhập thường xuyên. Mặc dù tần suất gửi tiền về nhà khá là tương đương nhau giữa nam và nữ di cư , nữ có xu hướng gửi tiền về nhà thường xuyên hơn nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng người di cư là nam giới thường gửi tiền về nhà sau khi họ đã dành dụm được một khoản tiền tương đối lớn.

hầu hết những người di cư không gửi tiền/hàng về cho người thân qua hệ thống ngân hàng. Cụ thể, hơn hai phần ba số người di cư mang tiền/hàng hóa về khi họ về thăm nhà. Khoảng 16,3% số người di cư nhờ người thân hoặc bạn bè sống tại thành phố với họ giúp mang tiền về nhà; và 15,6% gửi về nhà qua dịch vụ chuyển tiền/hàng hóa

Một phần của tài liệu sự tác động của vấn đề di cư lên kinh tế xã hội ở việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)