Định hướng phát tiển M&A

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn m&a tại công ty cổ phần chứng khoán bản việt (Trang 51)

Với những nỗ lực thúc đẩy thị truờng mạnh mẽ của các bên tham gia, các cơ quan quản lý nhà nước và các phương tiện truyền thông, thị trường M&A đã có những chuyển biến tăng trưởng nhanh chóng và được dự báo sẽ sớm nở rộ về số lượng và đa dạng về hình thức, với tốc độ tăng trưởng khoảng 30%-50%/năm.

Bảng 9: Giá trị các thương vụ M&A ở Việt Nam

- Nhiều tập đoàn nước ngoài định hướng rõ việc thâm nhập thị trường Việt Nam qua M&A

Các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là các tập đoàn tài chính và công nghiệp đến từ nhiều nước bao gồm Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Anh Quốc, Đài Loan và Hồng Kông đều tin tưởng vào triển vọng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam và nhiều ngành chủ chốt. Khó khăn hiện tại của nhiều ngành là điều kiện để hai bên mua và bên bán đến gần được với nhau hơn. Đặc biệt là đối tác Việt Nam – vốn trước kia thường rất “kiêu” trong các cuộc tiếp xúc với đối tác nước ngoài.

- Nhiều tập đoàn trong nước công bố tái cấu trúc doanh nghiệp: M&A dưới hình thức bán tài sản sẽ sôi động

Mặc dù khủng hoảng từ năm 2008 nhưng đến năm 2011 các doanh nghiệp trong nước mới thực sự “ngấm đòn” do những những khó khăn của kinh tế vĩ mô và cạn kiệt nguồn vốn từ ngân hàng. Nhiều công ty đã có chiến lược rõ ràng hoặc công khai danh mục tài sản hoặc mảng kinh doanh mà họ sẽ thoái vốn. Đây là điểm rất mới trong lịch sử thị trường M&A của Việt Nam vốn rất “ngại” công khai việc cắt giảm hoặc chuyển nhượng một phần trong doanh nghiệp của mình. Một số tập đoàn đã công khai kế hoạch tái cấu trúc và thoái vốn hàng loạt và chào bán các danh mục đầu tư hoặc tài sản như Tập Đoàn Hoa Sen, Tổng Công ty Hóa Chất Việt Nam Vinachem, Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin, v.v.

- Chủ trương cắt giảm đầu tư ngoài ngành của các Tổng Công ty và tập đoàn Nhà nước của Chính phủ sẽ là chất xúc tác tốt cho các hoạt động M&A

Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước vừa công bố sơ bộ ngày 28/8/2011 cho thấy nhiều tổng công ty nhà nước đầu tư ngoài ngành rất lớn, đặc biệt là vào ngành tài chính, ngân hàng bảo hiểm và chứng khoán. Theo quy định hiện hành (Nghị định 109/2009/NĐ-CP), tỷ lệ đầu tư ngoài

ngành được quy định là không quá 30% vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên dự thảo Nghị Định về quản lý, sử dụng vốn và quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn Nhà nước chủ trương sẽ giảm tỷ lệ này xuống ở mức 15%. Khi đó chính sách mới này sẽ tiếp tục tạo áp lực cho nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước sẽ phải thoái vốn mạnh hơn như Tổng Công ty Sông Hồng, Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn, v.v.

- Chính phủ và các cơ quan nhà nước đã coi M&A là một giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.

Trong rất nhiều các cuộc hội thảo và thông điệp chính sách gần đây, các cụm từ như “phá sản”, “hợp nhất” và “quỹ đặc biệt” đã được nhắc đến nhiều bởi các đại diện của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và các cơ quan chính sách khác. Chưa bao giờ ở Việt Nam M&A lại được không chỉ cộng đồng đầu tư và các cơ quan chính sách nói nhiều đến như vậy. Quan trọng hơn hết, M&A đã được nhắc đến và thảo luận trong nhiều thông điệp chính sách như một giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành và cho doanh nghiệp.

Đơn cử như ngành ngân hàng, các cuộc thảo luận về việc sáp nhập và hợp nhất các ngân hàng nhỏ đã có hàng chục năm. Tuy nhiên chưa có các biện pháp quyết liệt nhằm mạnh dạn can thiệp vào nhóm lợi ích này. Trong bối cảnh hiện tại, các ngân hàng nhỏ đã được xem là nguyên nhân của việc đẩy cao mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế như hiện nay và trong nhiều phát biểu, thông điệp về khả năng hợp nhất hoặc “mạnh tay” với các ngân hàng nhỏ là khá rõ.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ông Nguyễn Văn Bình đã từng nhấn mạnh: “Theo quy luật, nếu các tổ chức tín dụng muốn có cơ sở vốn lớn để phát triển mạnh hơn, nhiều dịch vụ hơn thì thường phải sáp nhập, hợp nhất lại. Nhưng đó là việc tự nguyện của mỗi ngân hàng. Tất nhiên, NHNN

bằng các công cụ khuyến khích của mình sẽ hướng các ngân hàng tới việc sáp nhập chứ NHNN không làm thay cũng như không bắt buộc ngân hàng này phải sáp nhập với ngân hàng kia“.

- Các quỹ đầu tư thoái danh mục – cơ hội tuyệt vời cho M&A

Các quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng giá trị tài sản quản lý khoảng 63.000 tỷ đồng (3,1 tỷ USD) sẽ có thời hạn thanh lý quỹ từ năm 2012 đến 2015. Thực tế này phát sinh do hầu hết các quỹ nước ngoài đều được thành lập vào những năm 2006 và 2007 và với thời hạn hoạt động thông thường của quỹ là 5 năm.

Một số quỹ đầu tư đã bị cổ đông ép chuyển sang hình thức quỹ mở nhằm tạo điều kiện thanh khoản cho cổ đông quỹ hoặc thoái vốn khỏi Việt Nam như Vietnam Dragon Fund và Vietnam Enterprise Investments Limited của Dragon Capital, Indochina Capital Vietnam Holdings Limited. Một số quỹ đã buộc phải chuyển đổi cổ đông mới (thực chất là M&A trong ngành quản lý quỹ) hoặc chuyển đơn vị quản lý tài sản mới.

Tổng lượng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam riêng năm 2007 lên tới gần 8 tỷ USD. Trong đó có một lượng vốn lớn đầu tư vốn cổ phần vào các doanh nghiệp bên cạnh đầu tư cổ phiếu và trái phiếu. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán niêm yết không cho phép các quỹ có thể thoái với số lượng lớn do thanh khoản thấp thì nếu chỉ một phần nhỏ trong nguồn vốn này được thực hiện chuyển nhượng cho các tập đoàn nước ngoài hoặc các tập đoàn trong nước thì sẽ tạo ra một giá trị đáng kể cho hoạt động M&A. Dĩ nhiên, giá trị của các khoản đầu tư này đã giảm nhiều so với khoản đầu tư ban đầu 8 tỷ USD.

Thực tế trong các giao dịch M&A năm 2011 cũng thấy nhiều các hoạt động thoái vốn của các quỹ như hai thương vụ liên quan đến Công ty Hoàn Mỹ và Halico của VinaCapital và Sacombank của Dragon Capital.

Xu hướng này sẽ tiếp tục sôi động trong năm các năm tiếp theo khi mà các quỹ đầu tư tài chính đã cho thấy họ không có sự đóng góp đáng kể nào vào sự cải biến của doanh nghiệp trong khi điều đó là mong muốn và lợi ích của các tập đoàn nước ngoài muốn tham gia vào thị trường Việt Nam. Khi đó, các tập đoàn nước ngoài sẵn sàng trả giá cao so với thị trường để các quỹ thoái vốn.

- M&A các ngành Ngân hàng, Thực phẩm và Đồ uống, Hàng tiêu dùng, Bán lẻ, Dược phẩm, Logistics và Xây dựng và Vật liệu sẽ sôi đoộng trong năm 2012

Các tập đoàn nước ngoài sẽ tiếp tục nhắm đến các doanh nghiệp Việt Nam có franchise tốt, thị phần cao hoặc thương hiệu mạnh (thường là nằm trong Top 5 của ngành) hoặc có những lợi thế nhất định. Tất cả các thương vụ M&A dưới hình thức inbound đều gắn với một tên tuổi lớn hoặc có thương hiệu tốt hoặc có lợi thế nhất định trong nước như Diana, Masan Food (ngành hàng tiêu dùng), Interfoods và Halico (thực phẩm), v.v.

Bên cạnh đó, bất động sản cũng là một kênh M&A triển vọng, nhất là giữa các tổ chức trong nước với nhau. Theo số liệu của Savills, đã có 22 thương vụ M&A trong ngành bất động sản riêng trong khu vực TP.HCM. Thị trường BĐS Việt Nam hiện nay đang ở trong giai đoạn suy giảm, chủ yếu do những hạn chế từ nguồn hỗ trợ tài chính từ phía ngân hàng, do đó, dự kiến sẽ có nhiều hơn các thương vụ mua bán và sáp nhập diễn ra trong 12 tháng tới.

- Xu hướng các tập đoàn kinh tế tư nhân rong nước phát triển qua kênh M&A: sẽ phát triển mạnh

Trong những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến nhiều thương vụ trong đó các tập đoàn tư nhân trong nước đầu tư vốn cổ phần lớn hoặc mua lại các doanh nghiệp nhỏ hoặc mua lại các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả thông qua cổ phần hóa (IPO).

Đây là một xu hướng mới và tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam khi mà hầu hết các ngành đều có quá nhiều doanh nghiệp nhỏ tham gia và quá manh mún – hậu quả của một thời gian dài phát triển ngành theo chiến lược “địa phương” hoặc theo “tỉnh”. Ví dụ như ngành xi măng, mía đường, thủy sản, xây dựng, v.v.

- Một phần FDI sẽ được chuyển sang M&A

Đây có lẽ cũng là xu hướng của hoạt động M&A trong năm 2012 mặc dù lượng vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng trưởng rất cao. Tuy nhiên, do các thủ tục cấp phép phức tạp hơn và phải gây dựng công ty con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam có nhiều trở ngại, nhiều tập đoàn nước ngoài đã tìm thấy M&A như một chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam nhanh gọn và có được nhiều lợi thế của hình thức này như tận dụng hệ thống phân phối, cơ sở vật chất, mạng lưới chi nhánh và nguồn nhân lực hiện có của doanh nghiệp phía Việt Nam trong thương vụ M&A.

Thực tế hoạt động này đã âm thầm diễn ra trong năm 2010 khi mà nhiều công ty nước ngoài thay vì thành lập công ty 100% hoặc đăng ký dự án đầu tư đã tìm cách mua lại hoặc liên kết với một đơn vị trong nước thực hiện thủ tục xin giấy phép và thành lập công ty trong nước sau đó công ty này được thực chuyển nhượng vốn hoặc phát hành thêm cho đối tác nước ngoài.

3.2 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn M&A của công ty chứng khoán Bản Việt ty chứng khoán Bản Việt

Naắm baắt được định hướng phát trieổn chung của thị trường chứng khoán Vieột Nam cũng như hoạt đoộng M&A, VCSC cũng đeồ ra những chieốn lược hoạt đoộng nói chung và chieốn lược hoạt đoộng tư vaốn M&A nói riêng trong thời gian saắp tới.

Veồ doanh thu chỉ tiêu là 510 tỷ đoồng tăng 20% so với doanh thu năm 2011. Trong đó hoạt đoộng tư vaốn M&A được giao là 5 tỷ đoồng tăng 30% so với năm 2011.

Veồ lợi nhuaộn, Công ty đaặt mức chỉ tiêu là 40 tỷ đoồng đạt mức tăng trưởng 60% so với năm 2011.

Bảng 10: Kế hoạch doanh thu 2012 của VCSC

Chỉ tiêu Kế hoạch được giao Kế hoạch phấn đấu

Tổng doanh thu 510,000 550,000

DT môi giới 70,000 75,000

DT hoạt đoộng đaồu tư chứng

khoán, góp voốn 180,000 200,000

DT hoạt động tư vaốn 50,000 55,000

DT hoạt động lưu ký 5,000 6,000

DT khác 205,000 214,000

% tăng trưởng DT 20% 29,4%

Tổng chi phí 460,800 490,000

Chi phí hoạt động 270,000 270,000

Chi phí quản lý doanh

nghiệp 40,000 40,000

Chi phí khác 150,800 160,000

Lợi nhuận trước thuế 49,200 60,000

Thuế 0 0

Lợi nhuận sau thuế 40,000 48,700

Bảng 11: Kế hoạch riêng của bộ phận tư vấn M&A

Giá trị thương vụ Số lượng hợp đồng Giá trị hợp đồng

3000 tỷ 5 12 tỷ

• VCSC luôn luôn xác định hoạt động lâu dài,có hiệu quả

• Tạo dựng uy tín cho công ty cả thi trường trong nước và quốc tế

• Tăng cường mở rộng địa bàn, hoàn tất mạng lưới gồm các chi nhánh, mở rộng ra các thành phố khác như Hải Phòng, Đà Nẵng.

• Tiếp tục đào tạo cán bộ theo chiều sâu, cắt cử đi học các lớp đào tạo chứng khoán chuyên nghiệp, CFA… nâng cao chất lượng các dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Keố hoạch nhân sự năm 2012 tăng thêm 10 người.

• Mở rộng đối tượng khách hàng là các nhà đầu tư tư nhân, hạ phí và mở rộng tiếp thị, phấn đấu tăng doanh thu từ hoạt động tư vấn trên thị trường.

Để có thể thực hiện tốt mục tiêu và chiến lược phát triển đã đề ra, trước hết cần phải có các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tài chính tài chính doanh nghiệp nói chung và tư vaốn M&A nói riêng thiết thực và khả thi.

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn M&A của công ty chứng khoán Bản Việt khoán Bản Việt

3.3.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư vấn

Phát triển đào tạo nguồn nhân lực

Trong thị trường cạnh tranh, VCSC phải đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực để có một đội ngũ nhân viên đủ mạnh. Công ty cần xây dựng phương án đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, từng bước đào

tạo đội ngũ cán bộ tư vấn tài chính doanh nghiệp có chuyên môn sâu, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về kỹ thuật. Trong quá trình từng bước tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế, trương trình đào tạo nhân viên cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Trang bị kiến thức chuyên sâu về luật chứng khoán, kieốn thức tài chính doanh nghiệp, kieốn thức M&A.

Đây là những yếu tố tiên quyết đầu tiên chuyên viên tư vấn tài chính doanh nghiệp nói chung và tư vaốn M&A nói riêng caồn phải có. Vì thế Công ty cần có những chương trình đào tạo trau dồi nâng cao kiến thức chuyên ngành luật, chứng khoán, tài chính… cho nhân viên thường xuyên. Đặc biệt với hoạt động tư vấn M&A, quản lý cần tạo điều kiện cho các cán bộ nhân viên có thể tiếp cận dễ dàng với những văn bản pháp luật mới.

- Trang bị kiến thức về kỹ năng nghiệp vụ.

Để phát triển theo định hướng trở thành Công ty có tầm cỡ, hoạt động tư vấn phát triển nhanh nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh chứng khoán của Công ty nói chung thì một yếu tố quyết định là khả năng sử dụng và khai thác các kỹ năng của chuyên viên tư vấn. Để trang bị những kiến thức hoàn hảo và kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên VCSC cần phải quan tâm đến công việc cụ thể đối với từng kỹ năng như sau:

+ Kỹ năng truyền đạt thông tin: Theo các chuyên gia tâm lý thì có tới 93% sự thành công trong việc truyền đạt thông tin là bằng âm điệu và giọng nói, bằng sự nhấn mạnh những ngôn từ được sử dụng, bằng tốc độ nói và bằng cử chỉ. Và 90% sự phản kháng từ phía khách hàng đối với những thông tin không hiệu quả là do chuyên viên tư vấn không truyền đạt được rõ ràng những điều cần thiết và không cần thiết lập được sự đồng cảm sâu sắc, tin cậy đối với khách hàng. Để khắc phục được tình trạng này, chuyên viên tư vấn khi tiếp xúc với khách hàng cần phải hết sức chú ý những kỹ thuật

truyền đạt thông tin nhằm đem lại cho khách hàng sự thoả mãn tốt nhất. Những kỹ năng này bao gồm:

Thái độ quan tâm của nhân viên đối với khách hàng: Trong công việc của mình, nhân viên luôn phải nhận thức được rằng: khách hàng chính là người quyết định đến sự tồn tại đối với bản thân nhân viên từ đó ý thức được sự quan trọng của khách hàng mà có thái độ quan tâm thoả đáng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, chiếm ưu thế trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ, nhân viên luôn phải đặt khách hàng lên hàng đầu và doanh thu là thứ hai nhằm tạo lòng tin và giúp khách hàng cảm nhận đây có phải là cố vấn tài chính mà họ mong muốn hay không.

Truyền đạt qua điện thoại: có rất nhiều cuộc tiếp xúc ban đầu giữa khách hàng và chuyên viên tư vaốn được tiến hành thông qua điện thoại.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn m&a tại công ty cổ phần chứng khoán bản việt (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w