Nguyên nhân

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn m&a tại công ty cổ phần chứng khoán bản việt (Trang 47)

Nguyên nhân chủ quan

- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhưng hiệu suất sử dụng nguồn nhân lực chưa cao. Hầu hết các nhân viên đều có kinh nghiệm và làm việc tốt nhưng một số ít các nhân viên có kỹ năng làm việc chưa tốt ảnh hưởng đến chất lượng công việc của cả nhóm. Quản lý, phân công công việc cho các nhân viên tư vấn tài rất được quan tâm tuy nhiên đôi lúc còn bị chồng chéo công việc. Số lượng nhân viên tư vấn ở chi nhánh còn ít (phòng tư vấn chi nhánh Hà Nội chỉ có 6 nhân viên) dẫn đến hiệu quả chưa cao.

- Công ty mới thành lập tư năm 2007 còn khá non trẻ so với một số công ty chứng khoán khác và số hợp đồng tư vấn M&A của VCSC chưa nhiều nên uy tín của công ty cũng chưa thật sự vượt trội để cạnh tranh được với các công ty chứng khoán rất mạnh về mảng tư vấn tài chính doanh nghiệp.

Nguyên nhân khách quan

- Khoảng trống về pháp lý: Quy định về M&A tại Việt Nam hiện nay mới chỉ bắt đầu hình thành với những nội dung căn bản nhất chưa có sự chuyên bieột. Các văn bản pháp quy trực tiếp điều tiết hoạt động M&A tại Việt Nam là: Luật Cạnh tranh 2004, Điều 16 đến 24; Bộ luật Dân sự 2005, Điều 94, 95; Luật Doanh nghiệp 2005, Điều 152, 153; Luật Đầu tư 2005, Điều 21, 25, 26; Luật Chứng khoán 2006, Điều 29, 32, 69; Luật Chứng khoán sửa đổi… Trong đó, Luật Doanh nghiệp là cơ sở pháp lý chính cho hoạt động M&A. Các luật khác chỉ đề cập hoặc điều chỉnh một số nội dung nhất định của tiến trình M&A.

- Thieốu minh bạch veồ thông tin và báo cáo tài chính của doanh nghieộp: Với 2 phương pháp định giá chính được sử dụng với thị trường M&A Việt Nam là định giá theo tài sản (NAV), định giá theo dòng tiền chiết khấu (DCF) doanh nghiệp tư vaốn M&A không gặp thuận lợi ở bất kỳ phương pháp nào do thông tin có theổ thieốu minh bạch daỗn đeốn đánh giá sai so với giá trị thực của doanh nghieộp.

- Với 103 công ty chứng khoán trên thị trường, không keổ raốt nhieồu các công ty tư vaốn tài chính và công ty luaột cũng cung caốp dịch vụ tư vaốn M&A tạo ra môi trường cạnh tranh heốt sức khoốc lieột.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn M&A của công ty chứng khoán Bản Việt

3.1 Định hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán và hoạt động M&A hoạt động M&A

3.1.1 Chiến lược phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam Nam

Đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2011- 2020 đã được Ủy ban Chứng khoán xây dựng và trình Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm định hướng phát triển thị trường chứng khoán theo một quỹ đạo an toàn và bền vững hơn.

Sau những thành tựu nổi bật đã đạt được trong 10 năm qua, việc nhận diện hạn chế và xây dựng một chiến lược phát triển thị trường chứng khoán cho giai đoạn tới là điều cần thiết, khi thị trường chứng khoán có vẻ như đã đạt tới những ngưỡng cuối cùng theo định hướng phát triển trước đây.

Sự phát triển mạnh trải theo bề rộng của thị trường chứng khoán, sự phát triển về lượng trong giai đoạn 2000-2010 đã giúp thị trường chứng khoán thăng hoa và sẽ tạo đà cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thập kỷ sắp tới nếu tìm được đúng điểm nhấn. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới vì vậy, vừa phải kế thừa những nội dung tốt nhằm duy trì sự phát triển này, mặt khác, phải xác định các điểm đột phá nhằm thúc đẩy sự phát triển theo một định hướng mới căn bản hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu của cả nền kinh tế.

Điểm đột phá của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2011-2020 chính là sự phát triển về chất của thị trường chứng khoán. Với tinh thần đó, chiến lược này một mặt vẫn phải bao hàm đầy đủ các giải pháp phát triển mà Ủy ban Chứng khoán, Bộ Tài chính đã và đang

thực hiện, mặt khác, có nhấn mạnh một cách rõ nét hơn các giải pháp mang tính đột phá, tạo một diện mạo mới cho quá trình phát triển của thị trường chứng khoán.

Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn sắp tới sẽ hướng tới mục tiêu: tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 70% đến 100% GDP vào năm 2020, tăng tính hiệu quả cho thị trường trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức thị trường chứng khoán, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường, các tổ chức phụ trợ thị trường và của thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm, củng cố lòng tin của nhà đầu tư...

Để đạt được những mục tiêu trên, giải pháp đầu tiên được tính đến là: hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý.Trong đó, giai đoạn 2011-2013 tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản trên cơ sở Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi..., tiến tới xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai vào năm 2015 với mức độ tự do hóa hoạt động thị trường cao hơn. Đoồng thời, là việc cải thiện chất lượng và đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc: từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chế độ công bố thông tin theo lớp trên cơ sở quy mô vốn và số lượng cổ đông của các công ty đại chúng, thể chế hóa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và bảo vệ nhà đầu tư thiểu số...

Cùng với đó, chiến lược cũng tập trung vào việc phát triển nhà đầu tư tổ chức (quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm), coi việc phát triển nhà đầu tư tổ chức là giải pháp mang tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.

Cơ sở cho nhà đầu tư là một trọng tâm của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2010-2020, trong đó đặc biệt chú ý phát triển: hệ thống các loại hình quỹ đầu tư như quỹ mở, quỹ đóng, quỹ ETF, quỹ bất động sản..., khuyến khích phát triển các sản phẩm liên kết bảo hiểm và triển khai hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện, hướng tới hệ thống an sinh xã hội dựa trên ba trụ cột theo thông lệ quốc tế...Đồng thời, tiếp tục khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân, khai thác cơ sở nhà đầu tư nước ngoài, theo hướng tập trung khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn. Ngoài ra, chiến lược cũng đề cao giải pháp mang tính chiến lược như: nâng cao năng lực và sức cạnh tranh cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường, đặc biệt chú trọng tới việc nâng cấp và chuẩn hóa hệ thống quản trị rủi ro tại các tổ chức này theo thông lệ quốc tế, củng cố lòng tin thị trường, đa dạng hóa và đồng bộ hóa cấu trúc thị trường, tập trung phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, từng bước phát triển thị trường trái phiếu công ty và thị trường phái sinh, kết hợp với việc tái cấu trúc tổ chức thị trường, hướng tới một hệ thống thị trường hoàn thiện và hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn m&a tại công ty cổ phần chứng khoán bản việt (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w