Khái quát công ty chứng khoán Bản Việt

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn m&a tại công ty cổ phần chứng khoán bản việt (Trang 26)

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động trên các lĩnh vực dịch vụ như môi giới chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành và các dịch vụ ngân hàng đầu tư khác có liên quan. VCSC có trụ sở chính, sàn giao dịch tại Tp. Hồ Chí Minh và chi nhánh tại Hà Nội. VCSC đã và đang phục vụ nhiều khách hàng trong và ngoài nước, trong đó có các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, cơ quan Chính phủ, các cá nhân trong nước và các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

Tên công ty: Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt

Tên tiếng anh: Viet Capital Securities Joint Stock Company Viết tắt: VCSC

Nhãn hiệu thương mại :

Trụ sở chính: 67 Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. HCM Điện thoại: (84 8) 3914 3588 Fax : (84 8) 3914 3209

Chi nhánh Hà Nội: 109 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Sàn giao dịch: 136 Hàm Nghi, Quận 1, TP. HCM

236-238 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP. HCM Website: www.vcsc.com.vn

Email: info@vcsc.com.vn

Giấy phép hoạt động chứng khoán: Số 68/UBCK-GP ngày 6 tháng 11 năm 2007 do UBCK Nhà Nước cấp.

Vốn điều lệ : 378.000.000.000 VNĐ (đến ngày 31/12/2011)

06/11/2007: VCSC được thành lập và chính thức hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 360 tỷ đồng.

16/11/2007: VCSC được UBCK Nhà nước chấp thuận đăng ký làm thành viên lưu ký.

14/12/2007: VCSC được HOSE công nhận tư cách thành viên giao dịch, sàn giao dịch của VCSC chính thức hoạt động.

25/12/2007: VCSC được HNX công nhận tư cách thành viên giao dịch.

21/10/2008: Thành lập chi nhánh tại Hà Nội

04/03/2009: VCSC được HNX quyết định chấp thuận là thành viên đấu thầu trái phiếu.

22/10/2009: Chính thức đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm lõi chứng khoán Tong Yang.

06/11/2009: Tăng vốn điều lệ từ 360 tỷ đồng lên 378 tỷ đồng theo giấy phép số 276/UBCK-GP do UBCK Nhà nước cấp.

09/2010Trở thành 1 trong 10 công ty chứng khoán có thị phần giao dịch trái phiếu lớn nhất Quý 3 tại HNX.

11/10/2010: Thành lập Phòng giao dịch Nguyễn Công Trứ.

12/2010: Trở thành 1 trong 10 công ty chứng khoán có thị phần Môi giới chứng khoán lớn nhất 6 tháng cuối năm tại HOSE

04/10/2011: VCSC vươn lên vị trí Top 5 CTCK hàng đầu về môi giới tại HSX

05/01/2012: VCSC vươn lên vị trí thứ 4/10 CTCK hàng đầu về môi giới tại HSX

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông uỷ quyền.

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có nghĩa vụ quản trị Công ty giữa hai kì đại hội. Hiện tại hội đồng quản trị của công ty có 7 thành viên.

1. Bà Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch Hội đồng quản trị

2. Ông Tô Hải – thành viên Hội đồng quản trị

3. Ông Huỳnh Rechard Lê Minh – thành viên Hội đồng quản trị

4. Ông Nguyễn Quang Bảo – Thành viên Hội đồng quản trị

5. Ông Trần Quyết Thắng – Thành viên Hội đồng quản trị

6. Ông Nguyễn Bảo Hoàng – Thành viên hội đồng quản trị

7. Ông Trần Bảo Toàn – Thành viên Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ, trong quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính của Công ty. Hiện tại Ban Kiểm soát của Công ty có 2 thành viên.

1. Ông Phạm Anh Tú – Trưởng ban kiểm soát

2. Bà Bùi Thị Minh Nguyệt – Thành viên ban kiểm soát

Ban Tổng Giám đốc: Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhịêm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động của công ty theo chiến lược và kế hoạch kinh doanh hàng năm đã được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua. Tổng giám đốc là người đại diện trước pháp luật của Công ty.

1. Ông Tô Hải – Tổng giám đốc.

2. Ông Huỳnh Rechard Lê Minh – P. Tổng giám đốc.

3. Ông Nguyễn Quang Bảo – P. Tổng giám đốc – Giám đốc chi nhánh Hà Nội.

4. Ông Đinh Quang Hoàn – Giám đốc tư vấn tài chính doanh nghiệp HCM.

5. Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh – Giám đốc môi giới trong nước HCM.

6. Ông Volker Becker – Giám đốc dự án bộ phận tư vấn doanh nghiệp

7. Ông Michel Tosto – Giám đốc giao dịch tổ chức.

8. Ông Marc Djadji – Giám đốc bộ phận nghiên cứu.

9. Ông Nguyễn Đức Phương – Giám đốc tư vấn tài chính doanh nghiệp chi nhanh Hà Nội

10. Bà Chu Hải Yến – giám đốc tài chính

Hiện nay, VCSC có một đội ngũ đông đảo cán bộ được đào tạo cơ bản, làm việc khoa học, chuyên nghiệp, mẫn cán, có kinh nghiệm thực tiễn. Hầu hết các cán bộ đều có trình độ đại học và trên đại học, tốt nghiệp hệ đào tạo chính quy tại các trường đại học trong và ngoài nước như Mỹ, Thụy Sỹ, Anh, Úc với chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Ngân hàng, Quản trị Doanh nghiệp, Luật, có các chứng chỉ chuyên môn như CPA, ACCA, CFA và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán, công ty tư vấn trong và ngoài nước.

Các dịch vụ của công ty chứng khoán Bản Việt

Với năng lực tài chính và đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, có năng kinh nghiệm thực tiễn công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt cung cấp hầu hết các dịch vụ cơ bản của 1 công ty chứng khoán như:

Môi giới chứng khoán

Tư vấn đầu tư chứng khoán

Lưu ký chứng khoán

Tư vấn chuyển đổi loại hình và cổ phần hóa doanh nghiệp

Tư vấn niêm yết và phát hành cổ phiếu ra công chúng

Tư vấn phát hành cổ phiếu riêng lẻ

Tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

Một số kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3: Kết quả kinh doanh của VCSC

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2009, 2010, 2011) Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ Tiêu Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009

Doanh thu 425,226 383,773 201,965

giới

Doanh thu từ hoạt động đầu tư

chứng khoán, góp vốn 159,819 269,076 92,549

Doanh thu từ hoạt động tư vấn 35,243 24,689 28,943

Doanh thu lưu ký chứng khoán 4,147 2,443 395

Doanh thu khác 163,065 49,717 54,158

Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0

Doanh thu thuần 425,226 383,773 201,965

Chi phí hoạt động kinh doanh 227,434 253,029 113,157

Lợi nhuận gộp 147,792 130,743 88,157

Chi phí quản lý doanh nghiệp 40.307 34,600 19,495 Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh 107,484 96,143 69,312

Thu nhập khác 33 997 0

Chi phí khác 74,930 354 0

Lợi nhuận trước thuế 32,587 96,786 69,312

Thuế TNDN 7,517 22,551 11,337

Lợi nhuận sau thuế 25,070 74,235 57,976

Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh ta thấy lợi nhuận sau thuế 2011 của VCSC có phần sụt giảm mạnh so với năm 2010 từ 74 tỷ xuống còn hơn 25 tỷ. Như vậy năm 2011 VCSC đã hoàn thành hơn 75% kế hoạch đã đề ra trước đó ( theo kế hoạch thì lợi nhuận sau thuế là hơn 33 tỷ đồng). Đây cũng là điều dễ hiểu bởi vì năm 2011 là năm đầy khó khăn đối với thị trường chứng khoán nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng. Mặc dù thị phần môi giới của VCSC vẫn nằm trong top đầu, nhưng dưới sự ảnh hưởng của giá chứng khoán, khiến cho 2011 công ty phải dự phòng giảm giá một lượng khá lớn dẫn đến lợn nhuận có phần sụt giảm. Tuy nhiên, so với các công ty trong ngành, VCSC lại là một số ít các công ty có mức lợi nhuận ấn tượng trong năm 2011 này.

Có thể dễ dàng nhận thấy tổng doanh thu và lợi nhuận VCSC tăng đều qua các năm từ 2008 đến 2010, riêng năm 2011 tình hình thị trường và kinh tế xấu đã khiến cho mức lợi nhuận của VCSC giảm đáng kể.

Bảng 5: Cơ cấu doanh thu VCSC năm 2011 (Nguồn: tự tổng hợp)

Trong năm 2011, doanh thu khác và doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán cùng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu của VCSC. Doanh thu từ hoạt động môi giới chiếm 15% tổng doanh thu. Năm 2011, tình hình thị trường giao dịch trầm lắng, khối lượng và giá cùng sụt giảm đã ảnh hưởng lớn tới doanh thu từ hoạt động môi giới của VCSC. Tuy nhiên, VCSC vẫn hoàn thành kế hoạch đặt ra khi lọt vào top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới nhiều nhất.

Mảng tư vấn cũng là một mảng mạnh của VCSC, 2011 đem lại doanh thu 35 tỷ, tăng khá nhiều so với năm 2010. Trong tổng giá trị hợp đồng đã ký, có một số hợp đồng giá trị lớn như tìm đối tác chiến lược cho Tổng Công ty Khí Việt Nam; sáp nhập công ty; bảo lãnh phát hành cho Công ty SMC; Ninh Vân Bay; Gemadept (GMD); FPT, Masan, Bến Thành Land, Công ty Cổ phần Đầu tư Khoan Dầu khí Việt Nam (PVDI, công ty đại chúng chưa niêm yết) sáp nhập vào Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí

(PVD, niêm yết tại HOSE); Công ty Cổ phần Mirae Fiber (KMF, niêm yết tại HNX) sáp nhập vào Công ty Cổ phần Mirae (KMR, niêm yết tại HOSE) v.v... Bên cạnh đó, có một số hợp đồng bắt đầu thực hiện từ năm 2009, 2010 đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn công việc đem lại doanh thu cao, như thương vụ tư vấn sáp nhập Xi măng Hà Tiên, xác định giá trị doanh nghiệp cho Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas), Trong năm, cũng đã phát hành một số đợt phát hành riêng lẻ cho Vạn Phát Hưng (VPH), Công ty Cổ phần BĐS Ninh Vân Bay (NVT ), Bến Thành Land, đem lại doanh thu đáng kể.

2.2 Thực trạng hoạt động tư vấn M&A của Công ty chứng khoán Bản Việt Việt

Được thành lập từ cuối năm 2007, tuy có hơi muộn so với 1 số công ty chứng khoán khác ( VCBS thành lập năm 2002, BVSC thành lập năm 1999, TLS thành lập năm 2000…) nhưng VCSC tự hào là một trong số ít công ty chứng khoán hoạt động tích cực và thành công trong lĩnh vực tư vấn tài chính doanh nghiệp nói chung và tư vấn M&A nói riêng. Với khả năng cung cấp trọn gói dịch vụ ngân hàng đầu tư, VCSC đã và đang thực hiện thành công những hợp đồng tư vấn M&A, hỗ trợ cho doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

2.2.1 Dịch vụ tư vấn M&A của công ty chứng khoán Bản Việt

Nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn hóa công việc, Phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp chi nhánh Hà Nội - Công ty chứng khoán Bản Việt đã xây dựng lên một quy trình làm việc rất cụ thể và tỉ mỉ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Chuyên gia của VCSC tư vấn cho doanh nghiệp các phương thức giao dịch hợp lý nhất, tiến hành đánh giá tình trạng của doanh nghiệp mục tiêu thông qua việc lập báo cáo đánh giá chi tiết về doanh nghiệp về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính. Bênh cạnh đó, VCSC sẽ tư vấn cho doanh nghiệp về những vấn đề cần lưu ý trong

quá trình mua bán doanh nghiệp, chuẩn bị và soạn thảo tài liệu phục vụ cho các giao dịch, thu thập và duy trì cơ sở dữ liệu thông tin cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng đạt được các phê chuẩn cần thiết theo quy định của pháp luật, và hỗ trợ khách hàng nhanh chóng hoàn tất giao dịch theo kế hoạch đã định sẵn.

Tư vấn chiến lược M&A

- Khảo sát thực trạng và tìm hiểu yêu cầu của doanh nghiệp: Để phát triển dịch vụ tư vấn M&A hiệu quả, việc người tư vấn nắm bắt được nhu cầu của khách hàng doanh là cực kỳ quan trọng. Để có thể nắm bắt được nhu cầu này, người tư vấn phải nắm chắc chính sách, dự đoán xu hướng thay đổi của chính sách, dự đoán các bước đi của doanh nghiệp theo sự thay đổi chính sách đó. Một số phương pháp khai thác doanh nghiệp có nhu cầu M&A khá hiệu quả đang đang VCSC sử dụng:

+ Thông qua tin tức hoặc qua các mối quan hệ cá nhân, người tư vấn bằng kinh nghiệm và phán đoán của mình dự đoán được sắp tới doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ gì, từ đó tìm cách tiếp cận lãnh đạo doanh nghiệp để đặt vấn đề và đề xuất các dịch vụ VCSC có thể cung cấp cho doanh nghiệp. Cách làm này được sử dụng khá phổ biến ở VCSC.

+ Lọc những công ty làm ăn có hiệu quả, có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, có nhu cầu tăng vốn hoặc kêu gọi đối tác chiến lược để gửi thư chào dịch vụ kèm profile giới thiệu về công ty đến. Cách này giúp doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ tiềm năng biết đến VCSC và lưu ý đến công ty khi họ có nhu cầu thực sự. Tuy nhiên cách này chỉ giúp bổ trợ cho các cách khác.

+ Khi đã có nền tảng khách hàng và uy tín tư vấn ở các hợp đồng tư vấn trước, VCSC có một lượng khách hàng khá quen thuộc và thường xuyên sử dụng dịch vụ của VCSC mỗi khi họ có nhu cầu.

+ Doanh nghiệp tự tìm đến là những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ khá đặc thù và đòi hỏi kinh nghiệm tư vấn và mạng lưới quan hệ rộng

rãi, ví dụ tư vấn hợp nhất doanh nghiệp (không có nhiều CTCK làm được) hoặc dịch vụ giới thiệu đối tác chiến lược nước ngoài vào đầu tư đòi hỏi mức độ thành công của việc huy động (VCSC có quan hệ tốt với các quỹ nước ngoài, các nhà môi giới nước ngoài).

+ Một số doanh nghiệp khách hàng thông qua mối quan hệ của lãnh đạo Công ty.

- Chọn lựa hình thức M&A:

+ Hình thức sáp nhập:

Dựa vào cấu trúc của từng doanh nghiệp, có khá nhiều hình thức Sáp nhập khác nhau. Dưới đây là một số loại hình được phân biệt dựa vào mối quan hệ giữa hai công ty tiến hành sáp nhập:

Sáp nhập ngang (hay còn gọi là sáp nhập cùng ngành): Diễn ra đối với hai công ty cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị trường.

Sáp nhập dọc: Diễn ra đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, ví dụ giữa một công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp của công ty đó. Chẳng hạn như nhà cung cấp ốc quế sáp nhập với một đơn vị sản xuất kem.

Sáp nhập mở rộng thị trường: Diễn ra đối với hai công ty bán cùng loại sản phẩm nhưng ở những thị trường khác nhau.

Sáp nhập mở rộng sản phẩm: Diễn ra đối với hai công ty bán những sản phẩm khác nhau nhưng có liên quan tới nhau trong cùng một thị trường.

Sáp nhập kiểu tập đoàn: Trong trường hợp này, hai công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề.

Có hai hình thức sáp nhập được phân biệt dựa trên cách thức cơ cấu tài chính. Mỗi hình thức có những tác động nhất định tới công ty và nhà đầu tư:

Sáp nhập mua: Như chính cái tên này thể hiện, loại hình sáp nhập này xảy ra khi một công ty mua lại một công ty khác. Việc mua công ty được tiến hành bằng tiền mặt hoặc thông qua một số công cụ tài chính.

Sáp nhập hợp nhất: Với hình thức sáp nhập này, một thương hiệu công ty mới được hình thành và cả hai công ty được hợp nhất dưới một pháp nhân mới. Tài chính của hai công ty sẽ được hợp nhất trong công ty mới.

+ Hình thức mua bán:

Hoạt động mua bán chỉ khác đôi chút so với hình thức sáp nhập. Trên

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn m&a tại công ty cổ phần chứng khoán bản việt (Trang 26)

w